402 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tham gia hội giảng trực tuyến
Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc 2021 thông báo về việc triển khai công tác chuẩn bị Hội giảng.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Theo Ban tổ chức, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc 2021 sẽ chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến từ ngày 5 đến 12.11. Hội giảng có sự tham gia của 402 nhà giáo GDNN trên cả nước.
Phát biểu tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Việt Hương – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Trưởng Ban tổ chức Hội giảng cho biết, Hội giảng nhà giáo GDNN là hoạt động thường xuyên của GDNN. Mỗi lần tổ chức Hội giảng đều có những cải tiến thích ứng để phù hợp với tình hình.
Tại Hội giảng lần này, yêu cầu thích ứng với bối cảnh công nghệ số lần đầu tiên được đặt ra. Ban tổ chức đưa ra tiêu chí chấm điểm rất cao đối với việc cập nhật các phương pháp mới trong giảng dạy, để khuyến khích những sáng tạo của nhà giáo, cũng như nâng cao năng lực thích ứng trong bối cảnh tình hình mới.
Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Việt Hương cho biết đây là lần đầu tiên Hội giảng có sự tham gia của các đoàn dự thi đại diện các Bộ, ngành. Các hoạt động bên lề Hội giảng năm nay cũng được triển khai đa dạng và mở rộng quy mô thông qua kết nối trực tiếp đến các đoàn tham dự.
Các hoạt động bên lề sẽ tập trung vào 3 nhóm hoạt động chính: Hoạt động chuyên môn tập trung các việc tổ chức các hội thảo; Hoạt động nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sự phạm của các nhà giáo; Hoạt động truyền thông….
Video đang HOT
Về công tác chuẩn bị Hội giảng nhà giáo GDNN năm 2021, ông Trần Minh Thịnh – Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Phó Trưởng Ban thường trực Ban tổ chức Hội giảng cho biết, Hội giảng toàn quốc 2021 theo kế hoạch ban đầu tổ chức trực tiếp tại Nghệ An.
Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Ban tổ chức đã quyết định chuyển sang hình thức trực tuyến từ ngày 5 đến 12.11.2021.
Ban tổ chức hội giảng tập trung ở 1 địa điểm tại Hà Nội (Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) để thực hiện điều hành, giám sát thông qua cổng thông tin Hội giảng. Các nhà giáo sẽ thực hiện bài trình giảng tại địa điểm do các địa phương chuẩn bị và kết nối với công thông tin hội giảng.
Trong khuôn khổ Hội giảng sẽ diễn ra các hoạt động chuyên môn, gồm: Cuộc thi “Thiết kế dạy học trực tuyến trong GDNN”, “Triển lãm số trong GDNN”, Tọa đàm “Thành quả và tiềm năng hợp tác của GDNN Việt Nam với các cơ quan, tổ chức hợp tác quốc tế”, “Hội thảo phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN và người dạy nghề của DN trong bối cảnh chuyển đổi số”.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: 3 năm đào tạo 1 học sinh có 2 bằng thì chỉ có bắt 'học ép'
"Nếu trong 3 năm mà đào tạo một học sinh có 2 bằng, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp thì chỉ học ép".
Đào tạo phải đảm bảo chất lượng
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dạy 7 môn văn hóa trung học phổ thông thay vì 4 môn và để trường nghề tự dạy các môn văn hóa thay vì phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên như hiện nay.
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Quang)
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết: "Trên thế giới, tại bậc học trung học phổ thông hầu hết ở tất cả các nước, người ta phải cần đến 3 năm mới đủ được khối lượng kiến thức để công nhận tốt nghiệp.
Vì vậy, nếu Việt Nam mình trong thời gian đó có thể đào tạo một học sinh có 2 bằng, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa tốt nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì chỉ có bắt học sinh học ép".
Theo Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, chỉ có một là cách ép học sinh học, học ngày học đêm, học cố cho đủ kiến thức. Học như vậy thì không những không hiệu quả, không có chất lượng mà còn làm cho học sinh cảm thấy quá tải. Bởi để đảm bảo kiến thức cho cả hai chương trình học đều tốt thì chắc chắn các em sẽ bị căng thẳng về mặt thời gian, tâm lý và nhiều hệ lụy liên quan khác.
Hai là với số lượng môn học như vậy, để đủ số môn mà không ép về thời gian thì bắt buộc phải giảm thiểu lượng kiến thức môn học. Mà đã giảm thiểu thì không thể đạt được như trình độ của quốc tế, không đạt được thì tất nhiên quốc tế không công nhận.
"Nếu học trong thời gian ngắn 'nhồi nhét' để đạt được một trình độ quốc tế không công nhận thì Việt Nam đang làm một việc không giống ai và như vậy là không được", Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ khẳng định.
Việc đào tạo tại trường nghề hiện nay là phải tìm ra các phương án làm sao nâng cao trình độ, tay nghề để từ các trường nghề, học sinh có thể liên thông lên cấp cao đẳng nghề hoặc tiếp tục học phổ thông liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục thường xuyên chứ không phải thêm lượng kiến thức, thêm số môn học để rồi không đảm bảo chất lượng với mục tiêu đào tạo nào.
"Việc của trường nghề là dạy nghề chứ không phải giáo dục phổ thông. Phải đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra về tay nghề, chứ không phải chú trọng dạy phổ thông tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp", Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.
Nên đưa về một đầu mối quản lý
Theo Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, nếu xét về quy định của luật pháp hiện nay, chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định đào tạo bậc trung học phổ thông chứ chưa có chỗ nào giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đào tạo và chịu trách nhiệm về giáo dục phổ thông phổ thông. Vì vậy, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội không thể nào vừa công nhận tốt nghiệp trường nghề, vừa công nhận tốt nghiệp giáo dục phổ thông. Mà nếu có muốn như vậy thì cần phải sửa đổi luật.
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho biết, trên thế giới hầu hết các nước đều đưa các vấn đề liên quan từ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, huấn luyện về một cơ quan giáo dục duy nhất quản lý.
"Hiện nay, đang có sự chồng chéo trong quy định, quản lý giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Một mối đều là giáo dục, đào tạo mà chúng ta đang chia ra nhiều cơ quan có chức năng điều khiển. Điều này tạo ra rắc rối trong quản lý, gây nhiều hiểu nhầm cho người học cũng như quy định về bằng cấp trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, tốt nhất là phải xem xét lại cách quản lý của bộ máy giáo dục nước ta hiện nay", Phó Giáo sư Nhĩ cho hay.
Lấy ví dụ ngay về vấn đề giáo dục thể chất thông qua thể dục, thể thao nước nhà khi liên hệ với Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 vừa qua, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cảm thấy rất tiếc khi đoàn Việt Nam không có tấm huy chương nào mang về.
Nhìn nhận thực tế, Phó Giáo sư chia sẻ: "Muốn có người giỏi có mặt ở sân đấu thế giới thì cần được phát hiện, đầu tư ngay từ ban đầu. Mà ban đầu là lúc nào? Chính là lúc trong lứa tuổi các cấp học phổ thông.
Tuy nhiên vì chúng ta không chú trọng thể dục, thể thao ở các lứa tuổi tại các cấp học phổ thông thì không thể phát hiện ra các nhân tài sớm. Không phát hiện sớm thì khó có thể có đầu tư cho nhân tài phát triển, nở rộ như mong muốn.
Do đó, vấn đề này phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, tạo thành hệ thống giáo dục đồng bộ, phát triển. Như vậy mới không để lọt nhân tài và đào tạo có hiệu quả, chất lượng".
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ nhận định: "Giáo dục nghề nghiệp cũng như giáo dục thể chất tôi lấy ví dụ ở trên. Chúng ta nên đưa về một mối quản lý. Tránh một nội dung liên quan đến giáo dục, liên quan đến các bằng cấp, chứng chỉ lại được quản lý bởi quá nhiều cơ quan khiến nhầm lẫn, chồng chéo và đào tạo không có hiệu quả".
TS Hoàng Công Dụng: Trường nghề đào tạo "ôm đồm" rất khó đảm bảo chất lượng "Thời gian khoảng 2,5 năm vừa học nghề lại vừa học 7 môn học sẽ bị quá tải và khó hoàn thành mục tiêu cũng như bảo đảm chất lượng đào tạo", Tiến sĩ Dụng cho biết. Ôm đồm nhưng đào tạo không chất lượng Vừa qua, các trường đào tạo nghề đã kiến nghị được dạy chương trình học văn hóa trung...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4
Tin nổi bật
5 phút trước
Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới
Thế giới
7 phút trước
Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?
Sức khỏe
9 phút trước
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!
Sao việt
28 phút trước
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
43 phút trước
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
1 giờ trước
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
2 giờ trước
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
3 giờ trước
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
3 giờ trước
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
3 giờ trước