4 việc mẹ bầu để ý làm trong lúc mang thai mẹ khỏe, con sinh ra dễ nuôi
Trong thời gian mang thai, có 4 việc mẹ bầu nên chú ý làm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Sức khỏe của thai nhi liên quan mật thiết đến người mẹ, trong quá trình mang thai các mẹ phải chú ý đến hành vi của bản thân để tránh những tai nạn không đáng có cho thai nhi. Có4 điều sau, mẹ bầu sau khi mang thai nên chú ý thực hiện.
Dùng đồ lót cho bà bầu
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ nên dừng việc mặc đồ lót thông thường mà thay vào đó là dùng đồ lót cho bà bầu. Vì vóc dáng của phụ nữ mang thai thay đổi, vòng ngực và vòng eo cũng ngày càng tăng lên, đồ lót thông thường không thể thay đổi theo rất dễ khiến bà bầu bị căng tức, khó thở. Mẹ bầu nên chọn đồ lót thấm hút mồ hôi, có độ co giãn lớn, thoáng khí, thường xuyên thay giặt hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Mặc quần áo phải rộng rãi và thoải mái
Sau khi phụ nữ mang thai, thai nhi tiếp tục phát triển nên bụng cũng to lên, nếu mặc quần áo bó sát sẽ dễ chèn ép vào bụng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của toàn bộ cơ thể. Mẹ bầu nên chọn mặc quần áo cotton rộng rãi và thoải mái. Và các mẹ rất dễ bị ra mồ hôi khi mang thai, vì vậy quần áo nên có độ thoáng và thấm hút mồ hôi tốt để mẹ thoải mái hơn khi mặc.
Video đang HOT
Không kén ăn
Một số mẹ bầu có thói quen kén ăn trước khi mang thai, sau khi mang thai càng phải loại bỏ thói quen xấu này. Vì khi mang thai các mẹ thường có mức độ phản ứng khác nhau nên ăn ít hơn, nếu kén ăn thì dinh dưỡng trong cơ thể chắc chắn sẽ không đồng đều, không đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng bình thường của mẹ và thai nhi . Do đó, vì sức khỏe của bản thân và thai nhi, các bà mẹ phải bỏ thói quen xấu kén ăn, đồng thời phải chú ý đến sự kết hợp giữa thịt và rau và cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Không thức đêm
Khi mang thai, một số bà mẹ thường thức khuya xem phim truyền hình, lướt web. Về lâu dài không chỉ gây tổn thương tế bào não, đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ mà còn gây rối loạn nội tiết. Nghiêm trọng hơn, việc mẹ bầu thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể khiến bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, ngoài ra thiếu ngủ khi mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, khiến bé sau sinh nhẹ cân hơn, không có lợi cho sức khỏe của bé.
Mang thai tắm lâu, thai nhi dễ bị ngạt: 4 lưu ý khi tắm để mẹ bầu sạch sẽ, thai nhi khỏe mạnh
Khi mang thai, mẹ bầu không nên duy trì thói quen tắm lâu, kỳ cọ thật kỹ như thời còn son dỗi nữa.
Khi mang thai, phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến cơ thể của mình. Một chút va chạm cũng có thể khiến bạn dễ bị tổn thương. Ngay cả chuyện tắm khi mang thai, mẹ bầu cũng cần cẩn trọng. Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi tắm để đảm bảo mẹ được sạch sẽ và thai nhi khỏe mạnh.
Tuần suất tắm khi mang thai
Khi mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra nhanh hơn. Da bạn sẽ tiết dầu và mồ hôi nhanh hơn người bình thường, vì vậy bạn cần tắm thường xuyên hơn một chút. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên tắm 1 lần/ngày, có thể tắm 2 lần/ngày trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nếu vì lý do nào đó bạn không thể tắm, bạn cũng nên lau người bằng nước ấm để giữ cho làn da được sạch sẽ.
Kiểu soát thời gian tắm
Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà tắm tương đối cao, không gian nhỏ hẹp, tắm đòi hỏi nhiều thể lực hơn. Nếu tắm quá lâu, mẹ bầu dễ bị chóng mặt, thiếu oxy và các vấn đề khác. Không những thế, tắm quá lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi, trong trường hợp nặng còn có thể khiến thai nhi bị ngạt. Vì vậy, các mẹ bầu không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm mỗi lần 20 phút là đủ.
Nhiệt độ nước phù hợp
Mùa hè, thời tiết tương đối nóng nhưng mẹ bầu không được tắm nước lạnh cho mát vì có thể gây co mạch, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi tắm, mẹ bầu nên tắm nước ấm, khoảng 38 độ C.
Đứng khi tắm
Khi ngồi tắm, vi khuẩn dễ xâm nhập và âm đạo, gây nhiễm trùng đường tiểu, sốt, đau bụng và các vấn đề khác. Vì vậy, mẹ bầu nên đứng khi tắm. Để tránh trường hợp mẹ bầu bị trượt ngã khi tắm, các thành viên trong gia đình cần chuẩn bị thảm chống trượt ở nhà tắm.
Tựu chung lại, các mẹ bầu quả thực cần cẩn thận khi tắm để bảo vệ cho bản thân và thai nhi. Trong thời gian đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể tắm một mình. Nhưng khi cơ thể nặng nề hơn, mẹ bầu nên tắm cùng người khác để phòng tránh tai nạn.
Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Thời gian tháng cuối thai kỳ cho thấy hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng phù chân khi mang thai. Hiện tượng này có gây nguy hiểm cho mẹ bầu không và biện pháp khắc phục như thế nào? 1. Phù chân khi mang thai là hiện tượng như thế nào? Thực tế, tình trạng phù chân khi mang thai...