4 tư thế sử dụng điện thoại đang âm thầm “bẻ gãy” cột sống của bạn, đáng lo là nhiều người vẫn làm hàng ngày
Ngày nay, điện thoại trở thành vật bất ly thân đối với nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng nó trong tư thế “vặn vẹo” đang khiến cột sống của bạn dần bị bẻ gập, hỏng hóc theo thời gian.
Không ít lần bạn phải đau đầu do vai, cổ, lưng bị căng cứng, nhức mỏi khó chịu, điều này thường xuất phát từ những tư thế không đúng trong sinh hoạt của chúng ta, gây tổn thương đến hệ cơ xương khớp, thậm chí là hệ thần kinh. Việc điều chỉnh và chú ý những tư thế nguy hiểm này có thể giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm.
Dưới đây, TS. BS Zheng Chunyu, Giám đốc điều hành, bác sĩ điều trị tại Phòng khám Thần kinh Cheng (Trung Quốc) sẽ chỉ ra 4 tư thế sử dụng điện thoại cực xấu, nếu duy trì trong thời gian dài có thể “bẻ gãy” cột sống của bạn, đáng lo là rất nhiều người vẫn làm chúng hàng ngày.
” Tôi tin rằng hầu hết mọi người sẽ nằm nhoài người khi gặp một chiếc ghế sofa mềm mại. Lúc này, phần lớn lưng dưới của bạn bị treo lơ lửng, và cổ của bạn cũng bị ép, gập hướng về phía trước quá mức, đầu và cổ sẽ rất căng cứng. Nằm lâu trong tư thế này có thể gây ra tình trạng đau lưng, đau cổ nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm “, bác sĩ Zheng cho biết.
Do đó, ông khuyến cáo mọi người thay vì sử dụng điện thoại với tư thế đó trên ghế sofa, hãy ngồi thẳng lưng và kê một chiếc gối hoặc đệm ở vùng sau bụng (eo), 2 chân đặt vững trên ghế và khoanh chân lại.
Video đang HOT
2. Ngồi trên ghế thường/ngồi trên tàu, xe
Khi chúng ta đi tàu, xe hoặc đơn giản chỉ là ngồi trên chiếc ghế thông thường, tư thế ngồi quen thuộc sẽ là ngồi vắt chéo chân và đầu cúi xuống để bấm điện thoại. Tuy nhiên, ở tư thế này sẽ khiến cột sống của bạn bị nghiêng vẹp, xương chậu cũng lệch hẳn sang 1 bên gây ra cơn đau từ thắt lưng kéo dài xuống phía sau mông và đùi.
Tư thế ngồi đúng trên ghế thường hoặc trên tàu, xe là giữ 2 chân ngang bằng hông, ngồi ngay ngắn, nhớ hóp bụng dưới để vị trí xương chậu của cơ thể được ổn định một cách tự nhiên. Điện thoại đặt ngang tầm mắt, tránh đặt quá thấp.
3. Ngồi khoanh chân trên giường hoặc mặt sàn
Ở tư thế ngồi này, việc bạn “uốn cong cột sống thắt lưng về phía trước quá mức” và khung chậu nghiêng về phía sau sẽ gây áp lực quá lớn lên đĩa đệm cột sống thắt lưng, tất nhiên sẽ trở thành thủ phạm gây thoát vị đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh theo thời gian.
Ngoài ra, ngồi khoanh chân dễ khiến dây chằng quanh đầu gối bị co kéo quá mức, nhiều khả năng tiến triển thành viêm và đau khớp gối. Do đó, tốt nhất bạn không nên ngồi bấm điện thoại ở tư thế này.
4. Nằm sấp
Do vai và cẳng tay phải nâng đỡ sức nặng của cơ thể nên tư thế này dễ gây đau nhức vùng đầu, cổ, vai, lưng. Ngả lưng quá mức cũng có thể gây chèn ép dây thần kinh do bệnh lý cột sống cổ.
Hơn nữa, do khuỷu tay bị chèn ép trong thời gian dài thường gây chèn ép vào dây thần kinh ngoại biên gây tê tay. Vì vậy, đây cũng là tư thế sử dụng điện thoại bạn không nên sử dụng.
Nguồn và ảnh: ilong-termcare.com
Tại sao ngồi vắt chéo chân lại nguy hiểm?
Thói quen ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Thông thường chúng ta vắt chéo chân một cách tự động. Tuy nhiên, khi dành nhiều giờ ở tư thế vắt chéo chân (ví dụ: Khi làm việc trong văn phòng hoặc trước máy tính) sẽ mang lại nguy cơ rủi ro nhất định cho sức khỏe: Gây lệch xương chậu và hoạt động quá sức của một số cơ.
Ngoài ra, những người có thói quen này còn tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Do việc vắt chéo chân góp phần làm cho quá trình tuần hoàn tĩnh mạch bị đình trệ (gây chèn ép của các mạch ở vùng lõm).
Theo các chuyên gia về xương khớp, cách ngồi đúng nhất là, ngồi trên ghế sao cho khớp gối và bàn chân hạ xuống sàn tạo thành một góc vuông. Không nên ngồi liên tục trong thời gian dài, định kỳ (tốt nhất là hai giờ một lần) đứng dậy khỏi ghế và khởi động...
Cô gái 14 tuổi phải cắt cụt 2 chân vì ung thư xương, bác sĩ cảnh báo đây là căn bệnh nhiều người trẻ mắc phải trong độ tuổi dậy thì Xiaoxi (14 tuổi, Trung Quốc) liên tục nói với bố mẹ mình bị đau chân, nhưng họ cho rằng đó là ảnh hưởng của thời kỳ dậy thì nên không quan tâm. Đến khi phát hiện bệnh, họ khóc hối hận không kịp khi biết con gái mình có thể sẽ phải cắt cụt chi. " Mẹ ơi, chân con đau đến mức...