4 thói quen ăn uống giúp bạn kéo dài tuổi thọ
Sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống của bạn.
Theo các chuyên gia, sống thọ bắt nguồn từ ăn đúng cách. Dưới đây là những thói quen ăn uống giúp kéo dài tuổi thọ mà bất cứ ai cũng nên duy trì.
Ăn từ tốn, nhai kỹ
Theo Family Doctor, nhịp sống ngày nay quá nhanh nên nhiều người phải ăn vội vàng, ngấu nghiến, thậm chí ăn nhanh quá đà. Điều này dường như để tiết kiệm thời gian ăn và cho họ nhiều thời gian hơn để làm những việc khác.
Tuy nhiên cách ăn này là rất sai lầm, ăn quá nhanh hay vừa ăn vừa làm sẽ dễ bị khó tiêu, đương nhiên cơ thể sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng của thức ăn, vì vậy tốt nhất khi ăn bạn nên nhai thật chậm.
Đặc biệt đối với bữa sáng, cố gắng không ăn trên đường hoặc trên xe, tốt hơn là nên ăn sáng ở nhà trước khi đi làm.
Lựa chọn nguồn dinh dưỡng cân bằng
Để tốt cho sức khỏe, việc bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng, nhưng người ta thường thích ăn một loại thực phẩm nào đó theo sở thích của mình, chẳng hạn có người rất thích ăn cay, có người lại thích ăn chua. Hoặc nhiều người thích ăn món nào là sẽ liên tục ăn món đó, hoặc ăn cùng lúc quá nhiều.
Đặc biệt là những người trẻ tuổi hay mắc phải những sai lầm như vậy, rất có hại cho cơ thể. Do đó, muốn cơ thể khỏe mạnh cần chú ý cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vitamin, protein và các nguyên tố vi lượng từ thực phẩm tươi mới mà cơ thể cần.
Đối với người trung niên và cao tuổi, nên bổ sung canxi một cách có ý thức, vì canxi rất quan trọng cho xương, ngoài ra bạn có thể ăn thêm các sản phẩm từ đậu nành, cá, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại hạt.
Chỉ nên ăn no lưng lửng bụng (70-80%)
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cũng giúp bạn sống thọ hơn
Theo quan điểm của các chuyên gia dưỡng sinh và chăm sóc sức khỏe chủ động, lời khuyên dành cho mọi người là không nên ăn quá no một lúc, nên ăn no 70% sẽ có lợi hơn cho sức khỏe, trừ một khoảng không đủ để hệ tiêu hóa làm việc.
Nếu ăn quá no, gánh nặng cho dạ dày sẽ rất nghiêm trọng, lâu ngày sẽ dẫn đến một số bệnh về dạ dày, đường ruột.
Ngoài ra, ăn no vừa phải như vậy rất có ích cho việc kéo dài tuổi thọ và kiểm soát lượng đường trong máu, một số người muốn giảm cân cũng nên ăn theo cách này, chỉ vừa phải, không no căng.
Video đang HOT
Chế độ ăn uống điều độ, có giờ giấc
Ngày nay, nhiều bạn trẻ không thích ăn các bữa ăn đúng giờ một cách thường xuyên, ví dụ như không ăn sáng, hay ăn khuya, những thói quen này rất sai lầm và sẽ tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng lớn đối với sức khỏe của cơ thể.
Nếu muốn khỏe mạnh, bạn nên ăn ba bữa một ngày theo giờ đều đặn, bữa sáng nên hoàn thành trong khung giờ từ 7:00 – 8:00, bữa trưa có thể hoàn thành lúc 11:30 – 12:30 và bữa tối có thể hoàn thành vào lúc 18:00 – 19:00.
Chế độ ăn uống đúng giờ thường xuyên này rất tốt cho sức khỏe đường ruột và nó cũng cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, duy trì một thể lực khỏe mạnh, từ đó nâng cao tuổi thọ của bạn.
Ngoài ra, phải thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nếu bạn sợ thừa cân, có thể uống nước canh trước khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ được tiêu hóa nhanh hơn, sau đó ăn rau, thịt và một lượng thức ăn chính vừa phải là đủ bữa.
Ngoài thói quen ăn uống tốt, các chuyên gia khuyên bạn cần tập thể dục hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy bạn cần cần vận động thường xuyên nhất có thể mỗi ngày, chẳng hạn như đi dạo ngoài thiên nhiên, có thể cải thiện sức khỏe và giảm stress.
Các yếu tố khác nâng cao tuổi thọ của bạn bao gồm giảm stress, ngủ đủ và ngon giấc 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, các mối quan hệ thân thiết, yêu thương như tình cảm vợ chồng, tình cảm trong gia đình, bạn bè,… cũng góp phần giúp bạn hạnh phúc hơn và sống lâu hơn.
Hãy duy trì cho mình thói quen ăn uống lành mạnh cùng với chê độ sinh hoạt và tập luyện khoa học để cơ thể luôn khoẻ mạnh nhé.
4 thói quen ăn uống làm tăng lượng đường trong máu
Có những thực phẩm và đồ uống rõ ràng có thể có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, chẳng hạn như nước ngọt và kẹo, nhưng đây không phải là thủ phạm duy nhất khi nói đến thói quen ăn uống làm tăng đường huyết.
Trên thực tế, bạn có thể ngạc nhiên khi biết một số lựa chọn thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào.
May mắn thay, có những giải pháp dễ dàng cho thói quen ăn uống làm tăng lượng đường trong máu của bạn một cách bí mật.
Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về cách lựa chọn thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cách dễ dàng cải thiện thói quen của bạn để kiểm soát lượng đường tốt hơn, theo Eat This, Not That!
1. Bạn đang ăn quá ít chất xơ
Những thực phẩm giàu chất xơ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Carbohydrate có nhiều dạng khác nhau, đường tinh luyện bạn thêm vào cà phê, đường tự nhiên trong trái cây và chất xơ đều là những dạng carb khác nhau.
Tất cả những hình thức này tác động đến lượng đường trong máu của bạn theo những cách khác nhau và điều quan trọng là phải hiểu cách lựa chọn carb của bạn có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Thực phẩm giàu carb có chứa ít hoặc 0 gram chất xơ là những lựa chọn có nhiều khả năng làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Thực phẩm như kẹo, bánh ngọt và ngũ cốc có đường đều thuộc loại này.
Tuy nhiên, khi chất xơ được đưa vào bữa ăn, ngay cả những loại có chứa thêm đường, thì khả năng tăng glucose trong máu sẽ ít hơn đáng kể.
Chất xơ là một dạng carbohydrate không tiêu hóa được và do đó, nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và tốc độ glucose có thể đi vào máu của bạn. Kết quả cuối cùng có thể là tác động đệm nhiều hơn đến lượng đường trong máu, dẫn đến lượng đường ít hơn...
Theo Mayo Clinic, khuyến nghị chất xơ hằng ngày cho nam giới là từ 30-38 gram, trong khi phụ nữ nên tiêu thụ 21-25 gram.
Mặc dù chất xơ có thể làm giảm tác động của đường tinh luyện đối với đường huyết của bạn, nhưng điều quan trọng vẫn là phải theo dõi tổng lượng đường tinh luyện tiêu thụ của bạn, đồng thời ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn.
2. Bạn đang ăn carb một mình
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong khi chất xơ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và lượng carbohydrate đi vào máu nhanh như thế nào thì protein và chất béo cũng có tác động tương tự.
Khi tất cả các chất dinh dưỡng này có mặt trong bữa ăn, bạn có cơ hội tốt nhất để tránh tăng đột biến lượng đường trong máu.
Khi bạn so sánh sự thay đổi lượng đường trong máu sau khi ăn một bát ngũ cốc ít chất xơ với một bát bột yến mạch, bạn có nhiều khả năng thấy lượng đường được giải phóng nhanh hơn vào máu sau bữa ăn ngũ cốc.
Chất xơ có trong bột yến mạch giúp carb giải phóng từ từ vào máu, và khi bột yến mạch đó được kết hợp với trứng giàu protein và quả bơ có chứa chất béo lành mạnh, sẽ có phản ứng đường huyết thậm chí còn được đệm hơn.
Điều này đúng với bất kỳ loại carbohydrate nào kết hợp với chất béo và protein.
Vì vậy, thay vì chỉ có một miếng bánh mì nướng cho bữa sáng, hãy thử ăn nó cùng với sữa chua Hy Lạp phủ các loại hạt và trái cây cắt nhỏ để có một bữa ăn chứa lượng protein, chất béo, carb và chất xơ lành mạnh.
3. Bạn đang ăn đường ẩn
Hầu hết mọi người đều không ngạc nhiên khi biết đồ uống tăng lực buổi chiều chứa nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Tuy nhiên, còn nước sốt BBQ, món ăn nhẹ thanh đạm và nước sốt marinara yêu thích của bạn thì sao?
Là một phần của chế độ ăn uống đầy đủ với trái cây, rau, protein nạc và chất béo lành mạnh, bản thân mỗi loại thực phẩm này không có khả năng ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, khi tiêu thụ nhiều nguồn đường ẩn này mỗi ngày, đặc biệt là ngoài các dạng đường rõ ràng hơn, bạn có nhiều khả năng thấy lượng đường trong máu tăng lên.
Khi chọn các mặt hàng thực phẩm đã qua chế biến, hãy xem danh sách thành phần và bảng thông tin dinh dưỡng. Bạn nên so sánh các nhãn hiệu và chọn những nhãn hiệu có lượng đường thêm vào thấp hơn.
4. Bạn đang ăn quá nhiều đường tinh luyện
Những món có nhiều đường tinh luyện. Ảnh SHUTTERSTOCK
Loại đường có trong nước ngọt, nước trái cây và đồ ngọt được gọi là đường tinh luyện.
Đây là dạng carbohydrate có tác động nhanh nhất đến việc tăng lượng đường trong máu của bạn và không cung cấp giá trị dinh dưỡng nào ngoài calo.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo rằng nam giới nên tiêu thụ ít hơn 36 gram đường bổ sung mỗi ngày, trong khi phụ nữ nên có ít hơn 25 gram.
Thật không may, AHA ước tính người lớn ở Mỹ tiêu thụ trung bình 77 gram mỗi ngày, cao hơn lượng khuyến nghị.
Khi nói đến đường tinh luyện, việc kiểm soát khẩu phần là quan trọng. Một món tráng miệng nhỏ sau bữa tối và một thìa cà phê đường trong cà phê của bạn hoàn toàn có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Để giảm bớt tác động của đường tinh luyện có thể có đối với lượng đường trong máu của bạn, hãy chọn một phần hợp lý các món có đường và tiêu thụ nó với các loại thực phẩm khác có chứa chất xơ, protein và chất béo để giảm tác dụng tăng đường huyết của nó, theo Eat This, Not That!
Dấu hiệu sớm 5 bệnh ung thư thường gặp không nên bỏ qua Theo Tổ chức ghi nhận ung thư quốc tế - GLOBOCAN, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam có hơn 120.000 ca ung thư mới được phát hiện và hơn 75.000 bệnh nhân qua đời vì căn bệnh này. Theo thống kê có 5 loại ung thư phổ biến...