Cẩn trọng với diễn tiến bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, nên chỉ phát hiện trong quá trình đi khám vì một bệnh nào đó, người bệnh được siêu âm hoặc qua việc kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Bệnh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, khiến cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng.
Hình ảnh lá gan khỏe mạnh (trái) và gan nhiễm mỡ (phải).
Các triệu chứng
Ở giai đoạn 2, lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 đến 20% tổng trọng lượng lá gan nên cơ thể bắt đầu xuất hiện hiện tượng chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi… Những hiện tượng này rất phổ biến ở những người thường xuyên ăn nhậu, phụ nữ mang thai, do tác dụng phụ khi uống một vài loại thuốc nên bệnh nhân chủ quan, không kiểm tra y tế.
Ở giai đoạn 3, lượng mỡ chiếm 20 đến 30% tổng trọng lượng lá gan khiến chức năng gan suy giảm, vai trò chống độc của gan bị hạn chế, tạo điều kiện cho độc tố, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng từ ruột và từ bên ngoài xâm nhập gây bệnh viêm gan, dẫn đến xơ gan và cuối cùng có thể là ung thư gan. Trong đó viêm gan là biến chứng thường gặp nhất, được chia thành 2 dạng là cấp tính và mạn tính.
Các triệu chứng viêm gan cấp tính thường xuất hiện từ 2 tuần đến 6 tháng, gồm ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, mệt mỏi, nước tiểu thường xuyên có màu vàng đậm, ngứa da, vàng da, vàng mắt…
Video đang HOT
Ngược lại với viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính thường diễn tiến âm thầm, người bệnh chỉ phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đã xuất hiện biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. Các triệu chứng của bệnh viêm gan mạn tính giai đoạn cuối gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, đau khớp, vàng da, phù nề chân, mắt cá, bàn chân, có máu trong phân và chất nôn ra, ngứa ở nhiều nơi trên da….
Nếu bệnh nhân đi khám và nếu nghi ngờ gan nhiễm mỡ tiến triển sang viêm gan, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân siêu âm, xét nghiệm máu, lượng đường trong máu, nồng độ mỡ trong máu cùng các xét nghiệm virus gây viêm gan như virus B, virus C…
Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ. Các phương pháp điều trị chỉ nhằm làm giảm bớt những ảnh hưởng của triệu chứng bệnh trong sinh hoạt hàng ngày và ngăn không cho bệnh tiến triển thành viêm gan.
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, việc đầu tiên là nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách bỏ bia, rượu, trong ăn uống nên tăng cường chất xơ (rau, củ, quả), hạn chế chất béo động vật, đồ ăn chiên, rán bằng mỡ động vật nên thay bằng dầu mè, dầu đậu nành, hạn chế tinh bột và đường. Mỗi người cần ăn cá ít nhất là 3 lần mỗi tuần trong các bữa ăn vì đây là nguồn cung cấp protein ít chất béo, giàu axit omega 3 giúp giảm nồng độ cholesterol, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó, mọi người cần duy trì việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Tùy theo điều kiện sống, có thể tập bằng cách đi bộ ít nhất là 15 đến 30 phút, đi xe đạp, bơi lội… để tăng cường khả năng chuyển hóa của cơ thể…
Công dụng tuyệt vời của trà táo đỏ kỷ tử
Không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà sự kết hợp tuyệt vời của táo đỏ và kỷ tử còn rất tốt cho sức khoẻ.
Táo đỏ và kỷ tử đều là loại quả vị ngọt, tính bình, thường dùng làm chế biến thành các món trà, chè, nấu canh hay hầm, nấu cháo để bồi bổ cơ thể.
Theo Sohu, trà táo đỏ kỷ tử là sự kết hợp tuyệt vời dành cho sức khỏe, đây không chỉ là loại trà giúp thanh lọc cơ thể mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết.
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của trà táo đỏ, kỷ tử với sức khoẻ.
Nuôi dưỡng gan
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải độc tố, vì vậy việc chăm sóc gan là rất quan trọng. Các chất trong kỷ tử có thể sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương, cải thiện chức năng sinh lý, hỗ trợ trong quá trình tái tạo một số tế bào gan, từ đó bảo vệ và nuôi dưỡng gan.
Ngoài ra, quả kỷ tử cũng có tác dụng trong hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ. Lý do, trong loại quả này có chứa betaine, giúp ức chế sự lắng đọng chất béo trong tế bào gan, ngăn ngừa rối loạn chức năng gan do carbon tetrachloride gây ra.
Trà táo đỏ kỷ tử rất tốt cho sức khoẻ.
Giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh
Trà táo đỏ và kỷ tử có tác dụng bồi bổ lá lách và dạ dày rất tốt. Đối với một số người có lá lách và dạ dày yếu, thường xuyên bị tiêu chảy, mệt mỏi, uống một tách trà táo đỏ và kỷ tử có thể bổ sung khí huyết, tăng cảm giác thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa.
Các chất dinh dưỡng có trong táo đỏ như protein, đường, axit hữu cơ, vitamin A, vitamin C, các nguyên tố vi lượng và axit amin khác, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bổ khí huyết
Hàm lượng vitamin A, B, C dồi dào cùng sắt, kẽm và selen trong hai loại quả này giúp tăng cường chức năng tái tạo máu, dưỡng huyết. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt do thiếu máu, bạn hãy thường xuyên uống loại trà bổ dưỡng này. Loại trà này cũng giúp làn da của bạn trông tươi sáng và hồng hào hơn.
Chống lão hóa
Táo đỏ và kỷ tử đều rất giàu vitamin, đặc biệt táo đỏ chứa nhiều vitamin C và được mệnh danh là "kho báu vitamin tự nhiên". Hàm lượng vitamin A trong kỷ tử rất cao, giúp chống oxy hóa rất mạnh. Uống trà táo đỏ kỷ tử có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giảm quá trình oxy hóa tế bào của con người và trì hoãn sự lão hóa.
Giúp ngủ ngon
Táo đỏ có chứa polysaccharide giúp an thần, giảm bớt vấn đề mất ngủ một cách hiệu quả. Thường xuyên uống trà táo đỏ kỷ tử có thể cải thiện hệ thần kinh của cơ thể, có tác dụng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng như trầm cảm, lo lắng và tâm trạng tồi tệ.
Trên đây là những công dụng của trà táo đỏ kỷ tử với sức khoẻ. Thay vì uống những loại nước có caffein thì bạn có thể thay đổi bằng loại trà tốt cho sức khoẻ này nhé.
Hạn chế thấp nhất các loại dịch bệnh mùa đông xuân có thể bùng phát UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3795/UBND-KGVX về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân trên địa bàn thành phố năm 2023. Kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp cho người cao tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị. Ảnh: Xuân Lộc Công văn nêu rõ, trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa...