4 tháng sau tiêm phòng, mẹ tá hỏa nhìn thấy hạch mưng mủ, phải đưa con đi phẫu thuật gấp và những kinh nghiệm sâu sắc gửi đến các mẹ khác
Qua câu chuyện của mình, chị Hiển gửi đến lời khuyên nhắc nhở các mẹ đừng xem thường hạch lao ở con mình.
Hầu hết các em bé chào đời đều được tiêm phòng lao trong tháng đầu sau sinh, thế nhưng, những biến chứng mắc phải không phải bé nào cũng bị và mẹ nào cũng biết để có cách hành động đúng đắn. Câu chuyện của chị Hiển và bé Khôi (6 tháng tuổi) hiện đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh được chia sẻ lại sẽ giúp các mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về việc nổi hạch sau tiêm phòng lao, từ đó có phương án thích hợp để phòng ngừa cho con. Bởi dù tiêm phòng từ sau sinh, nhưng đến lúc 4 tháng tuổi, bé Khôi mới bị nổi hạch bất thường ở nách, mưng mủ lớn và phải phẫu thuật rất đau.
Hai mẹ con bé Khôi.
Chị Hiển kể lại: “ Sinh xong, bé nhà mình được tiêm mũi phòng lao. Những ngày sau đó, con vẫn chơi ngoan bình thường. Thế nhưng khi con được khoảng 4 tháng, mình thấy ở nách con có nổi một cục hạch bé. Lúc mới mọc lên thì chỉ u thôi, không màu, sờ vào thấy cứng. Con vẫn không có biểu hiện quấy khóc. Nhưng dần dần, hạch đỏ và to lên, khoảng 2 tuần sau, hạch mưng mủ lớn. Mình có tìm hiểu thì biết đây không phải là phản ứng hạch thông thường, vội vàng đưa con đi bệnh viện”.
Lên đến bệnh viện Nhi đồng, hạch của bé Khôi đã vỡ mủ. Bé được bác sĩ nặn mủ và cho kháng sinh uống trong 3 ngày. Sau đó khi tái khám, mủ chưa hết, bé lại phải bị rạch và nặn tiếp lần 2 mà không được gây tê. Bé khóc vì đau, chị Hiển nhìn con mà xót xa. Sau đó lại là đơn thuốc kháng sinh để kháng viêm trong suốt 5 ngày. 10 ngày tái khám, vết thương đã lành song hạch phía trong chưa tiêu hết, vẫn còn cứng. Cuối cùng, bé Khôi vẫn phải phẫu thuật để tách nhân hạch hoàn toàn.
Chích nặn mủ 2 lần không hết nhân hạch, bé Khôi phải bước vào quá trình phẫu thuật.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, những phản ứng thường gặp của các bé sau khi tiêm phòng lao là sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, nổi ban hoặc nổi nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm… Những phản ứng này thường mất đi trong vòng 30 phút. Sau 2 tuần, tại chỗ tiêm xuất hiện vết loét rộng khoảng 10mm và tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Đây được xem là dấu hiệu của việc tiêm phòng lao hiệu quả.
Tuy nhiên, mũi tiêm phòng lao cũng sẽ có những phản ứng đặc biệt khác là hạch lớn ở tay, nách, cổ, hạch cứng sưng tấy dần, thậm chí mưng mủ. Những trường hợp này phải chích rặn nặn mủ, thời điểm thích hợp nhất là lúc hạch mềm. Sau khi rạch sẽ uống kháng sinh tiêu viêm, nếu sau 2 lần rạch không hết thì bắt buộc phẫu thuật gây mê để cắt nhân hạch. Đối với một số bé sẽ là hạch cứng không đau, không sưng thấy, trong vòng 4-6 tháng theo dõi nếu hạch không hết thì cần xét đến phương pháp rạch hoặc mổ, để lâu dài dẫn đến hạch phát triển.
Video đang HOT
Chị Hiển cho biết, bé Khôi phát hiện hạch đúng dịp Tết, không kịp chích hạch sớm, đến khi vào bệnh viện ở Sài Gòn đã tự vỡ ra luôn. Bé được rạch 2 lần để nặn mủ nhưng vẫn không hết hẳn, cuối cùng đành phải mổ để cắt hoàn toàn nhân hạch. Trộm vía hiện tại bé Khôi đã được cắt chỉ, ăn uống chơi ngoan bình thường.
Không muốn các bé phải bị phẫu thuật giống con mình, chị Hiển đưa ra lời khuyên thiết thực đến các mẹ khác.
Chị Hiển lưu lại thông tin về hạch ở nách sau khi tiêm phòng lao.
Qua câu chuyện của mình, xót xa khi thấy con phải chịu nỗi đau rất lớn, dùng dao rạch sống nặn mủ không gây tê, rồi lại phải bước vào quá trình gây mê phẫu thuật. Bé khóc, quấy, sút cân dù vẫn ti mẹ khá nhiều. Chị Hiển muốn gửi lời khuyên đến các mẹ khác để tránh trường hợp để lâu con phải phẫu thuật như bé Khôi.
Chị chia sẻ: “Không bác sĩ nào khuyến khích mổ hay rạch nặn mủ ở hạch. Nhưng nếu không chữa, rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm hạch, nhiễm trùng, thậm chí các bệnh nặng hơn, bé biếng ăn, sụt cân, chậm lớn… Vì vậy, mình mong các mẹ có bé bị nổi hạch hãy đi khám sớm để bác sĩ theo dõi, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chứ đừng nghe những lời khuyên trên mạng, tránh trường hợp con bị nặng hơn hay bôi các loại thuốc dân gian mà vô tình làm hại con”.
Bé Khôi hiện tại đã được cắt chỉ, ăn ngủ trở lại trạng thái bình thường.
Theo tìm hiểu, việc tiêm phòng mũi lao BGG sẽ có 3 phản ứng:
Từ khoảng 0-6 tháng: Mưng mủ ngay vết tiêm, tự khỏi không cần điều trị nếu không thành hạch hay bội nhiễm (phần lớn).
Trong khoảng 0-1 năm sau: Tạo khối hạch dạng cứng không đau không sưng tấy, hạch này gọi là hạch lành, theo dõi nếu trong vòng 1 năm không khỏi cần xét phương pháp điều trị, tránh hạch phát triển .
Trong khoảng 0-1 năm: Hạch nách, hạch cổ, hạch vai dạng cứng, sưng tấy, mưng mủ. Trường hợp này cần thăm khám điều trị gấp, không để tự vỡ sẽ lâu lành. Thông thường bác sĩ khuyên để hạch mềm và chích hút hoặc rạch nặn mủ (không gấy tê), uống kháng sinh tiêu mủ. Các trường hợp rạch chích nhiều lần không hết nhân hạch cần phải phẫu thuật (gây mê) để cắt toàn bộ nhân hạch.
Vì vậy, các mẹ cần theo dõi con thật cẩn thận sau khi đi tiêm phòng, đặc biệt là mũi lao thường gây ra những phản ứng phụ nổi hạch trong thời gian dài sau khi tiêm. Khi bé nổi hạch, cần xác định đúng dạng hạch để có phương án theo dõi tại nhà hoặc đưa con đi bệnh viện sớm để tránh việc gây đau đớn, mệt mỏi cho con.
Theo Helino
Bé 2 tuổi viêm phổi, suýt chết vì ăn bỏng ngô
Một bà mẹ đã đưa ra lời cảnh báo đến tất cả các bậc phụ huynh về sự nguy hiểm khi cho trẻ dưới 5 tuổi ăn bỏng ngô sau khi con trai 2 tuổi của cô suýt chết vì viêm phổi do nghẹn bỏng ngô.
Vào một buổi tối tháng 2, khi đang xem phim, chị Nicole và anh Jaken Goddard (cùng 39 tuổi và là tiếp viên hàng không, đến từ thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ) đã cho bé Nash (2 tuổi) ăn bỏng ngô. Bé đã bị nghẹn nhưng sau đó mọi chuyện nhanh chóng trở lại bình thường.
Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, chị Nicole thấy con trai ho với những âm thanh rất lạ và sau đó bé bị sốt.
Chị Nicole không ngờ nghẹn bỏng ngô lại khiến con chị viêm phổi, suýt chết.
Ngay tối hôm đó, chị đã gọi điện cho bác sĩ và được yêu cầu đưa Nash đến bệnh viện kiểm tra.
Nash bị chỉ định nội soi phế quản tại Bệnh viện Nhi đồng ở Aurora, Colorado. Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ nói tình trạng của bé "không giống như những gì bé biển hiện". Nash được phát hiện bị viêm phổi do những miếng bỏng ngô đã lọt vào phổi, tạo thành mủ.
Nash sau đó đã được gây mê và phải trải qua 2 ca phẫu thuật riêng biệt để lấy những mẩu bỏng ngô ra khỏi phổi.
Nash đã trải qua 2 ca phẫu thuật trong 3 ngày để gắp những mẩu bỏng ngô ra khỏi phổi.
Chị Nicole nói: "Các bác sĩ phẫu thuật phát hiện Nash đã hít những mẩu bỏng ngô vào phổi khi con bị nghẹn. Có thể nhận thấy những miếng bỏng là vật thể lạ nên đã sinh ra phản ứng, dẫn đến chứng viêm khiến con bị viêm phổi. Nash không ho khi bị nghẹn, vì vậy chúng tôi nghĩ con đã nuốt chỗ bỏng đó. Vào lúc 6 giờ tối, họ bắt đầu phẫu thuật. Tôi đã khóc suốt thời gian chàng trai nhỏ bé của tôi ở trong phòng phẫu thuật. Chúng tôi không biết bỏng ngô có thể gây ra tác hại như vậy. Đó thực sự là một cơn ác mộng".
Sau ca phẫu thuật đầu tiên, các bác sĩ đã lấy thành công 6 mẩu bỏng ngô ra khỏi phổi của Nash, nhưng họ lo ngại vẫn chưa loại bỏ hết bỏng ngô. Vì vậy, 2 ngày sau, Nash lại phải tiến hành thêm một ca phẫu thuật nữa.
Chị Nicole cho biết, sau ca phẫu thuật thứ 2, Nash đã bình phục rất tốt và được trở về nhà ngay trong tối cùng ngày.
Cậu bé Nash bên bố mẹ và hai chị Ashlee (áo hồng) và Reagan (áo vàng).
Sau sự việc trên, chị Nicole đã được cảnh báo về những rủi ro khi cho trẻ em dưới 5 tuổi ăn bỏng ngô. "Chúng tôi vui vẻ tặng bỏng ngô cho các chị của Nash là Ashlee (9 tuổi) và Reagan (7 tuổi). Tôi hoàn toàn không biết không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn bỏng ngô. Tôi và Jake thật sự hạnh phúc khi thấy con trai khỏe mạnh trở lại. Nếu tôi không tin vào phán đoán của bản thân và đưa con vào bệnh viện, có lẽ mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều", chị Nicole nói.
Trà Li
Theo The Sun
Trẻ đau bụng kiểu này có thể tử vong Từ chiều cùng ngày trẻ chỉ thỉnh thoảng đau, sốt nhẹ, nôn vài lần. Đến đêm trẻ đau tăng nhiều, đau liên tục, sốt cao hơn. Lúc vào viện, bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, đau dữ dội, quấy khóc liên tục. Ảnh minh hoạ: Internet Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội) cho biết, đêm ngày 14/12/2018,...