4 nhân viên y tế hiến máu cho nữ bệnh nhân nguy kịch
4 nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vừa hiến máu cấp cứu cho người bệnh qua cơn nguy kịch.
Nam bác sĩ hiến máu cho nữ bệnh nhân. Ảnh: BVĐK tỉnh Quảng Trị.
Ngày 20.8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tiếp nhận bệnh nhân Lê Thị H (trú tại xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông chảy máu.
Đến sáng 21.8, bệnh nhân H có chuyển biến nặng, cần được truyền máu, tiểu cầu nhóm B khẩn cấp, song việc tiếp nhận máu tại Trung tâm huyết học, truyền máu (Bệnh viện Trung ương Huế) rất khó khăn.
Biết thông tin này, bác sĩ Bùi Ngọc Hoàng, kĩ thuật viên Lê Quốc Học (cùng Khoa huyết học truyền máu), cử nhân Trương Quang Tuấn (khoa Sinh hóa) và cử nhân Đoàn Phúc (Phòng Kế hoạch tổng hợp) của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã hiến 4 đơn vị máu, cứu nữ bệnh nhân đang nguy kịch.
“Nhờ có 4 đơn vị máu kịp thời, nên bệnh nhân tạm qua cơn nguy kịch. Hiện bệnh nhân đang được đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện nỗ lực điều trị” – lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết.
Nhiễm trùng huyết là gì mà nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong đều bị?
Nghiên cứu mới phát hiện, cứ 5 người nhập viện điều trị Covid-19, thì có 1 người bị nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng, theo ITV.
Hầu hết những người nhập viện điều trị Covid-19 đều bị viêm phổi, và hầu hết các hệ thống cơ quan khác đều có thể bị ảnh hưởng. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tổ chức về nhiễm trùng huyết của Anh Sepsis Trust dự báo trong số 100.000 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện ở Anh, có tới 20.000 người có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết trong 12 tháng đầu tiên.
Tổ chức về nhiễm trùng huyết toàn cầu Global Sepsis Alliance đã có thể tuyên bố chắc chắn rằng Covid-19 thực sự gây ra nhiễm trùng huyết.
Vậy làm thế nào để phát hiện ra các triệu chứng của kẻ giết người thầm lặng này? Và làm thế nào để ngăn chặn nó?
Nhiễm trùng huyết là gì?
Nhiễm trùng huyết xảy ra khi cơ thể phản ứng cực đoan quá mức với nhiễm trùng. Nhiễm trùng huyết xảy ra khi cơ thể đã bị nhiễm trùng - ở da, phổi, đường ruôt, đường tiết niệu hoặc ở một nơi nào khác - gây ra phản ứng dây chuyền khắp cơ thể, theo ITV.
Nó đe dọa đến tính mạng và nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng và tử vong.
Các triệu chứng nhiễm trùng huyết có thể mơ hồ và ban đầu có thể giống như cảm cúm, viêm dạ dày ruột hoặc viêm phổi, bắt đầu sốt trên 38 độ C hoặc thân nhiệt dưới 36 độ C, theo ITV.
Sau đây là một số triệu chứng khác cần chú ý:
Nói ngọng và nhầm lẫn
Đau cực kỳ ở cơ hoặc khớp
Không đi tiểu trong một ngày
Khó thở nghiêm trọng
Cảm giác như sắp chết
Da nổi ban, sau thành vết bầm tím, da tím tái
Nhiễm trùng huyết phát triển rất nhanh. Người bệnh nhanh chóng chuyển nặng, và có thể có các triệu chứng sau, theo NHSinform.
Chán ăn
Tim đập nhanh
Thở nhanh
Huyết áp thấp
Buồn nôn, nôn
Nhạy cảm với ánh sáng
Ớn lạnh, tay chân lạnh
Lờ đờ, lo lắng, bối rối hoặc kích động
Hôn mê và có thể tử vong
Viêm màng não
Nhiễm trùng huyết tiến triển thành sốc nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao tới 50%, theo Global Sepsis Alliance.
Đây là một cấp cứu y tế khẩn cấp và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng và bệnh nhân tử vong.
Bệnh nhân 430 có tiền sử nhiễm trùng huyết tử vong vào ngày 10.8
Ai có nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết?
Những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch và bệnh thận, dễ bị nhiễm trùng huyết hơn cả.
Hầu hết những người nhập viện điều trị Covid-19 đều bị viêm phổi, và hầu hết các hệ thống cơ quan khác đều có thể bị ảnh hưởng. Điều này tạo điều kiện cho sự xâm nhập trực tiếp của virus và gây nhiễm trùng huyết, theo Global Sepsis Alliance.
Ví dụ, trong công bố gần đây về các trường hợp Covid-19 nghiêm trọng từ khu vực Seattle (Mỹ), hơn 30% bệnh nhân bị tổn thương gan, 75% bị miễn dịch suy giảm, và gần 20% bệnh nhân nằm phòng chăm sóc đặc biệt bị suy thận cấp.
Tất cả đều bị sốc nhiễm trùng máu nặng đến mức 70% bệnh nhân cần thuốc hỗ trợ tim và tuần hoàn máu, theo Global Sepsis Alliance.
Vì chưa có liệu pháp nào có hiệu quả chống lại virus, tốt nhất cần chăm sóc nhiễm trùng huyết tốt.
Cứ nghĩ mình bị cúm nên không đi khám ngay, người phụ nữ sửng sốt khi hay tin mắc căn bệnh nặng đến nỗi phải cắt cụt 10 đầu ngón chân Chị đã phải nằm hôn mê trong 2 tuần, ở trung tâm phục hồi chức năng 7 tuần, nhưng cuối cùng vẫn không thể cứu được 10 ngón chân của mình. Vào tháng 6 năm 2014, chị Maria Papalia-Meier, đến từ Massachusetts (Mỹ) đột nhiên bị sốt, phát ban, đau nhức, chóng mặt và khó thở. Nghĩ mình bị cúm nên chị không...