4 nghiêm cấm cần nhớ khi uống thuốc
1. Thuốc kháng sinh khắc với sữa bò, nước hoa quả
Có nhiều bạn hay có thói quen uống thuốc kháng sinh (các loại như terramycin, tetracyline, penicillin…vv ) kèm với sữa bò cho đỡ đắng, hoặc trong khoảng thời gian ngắn trước và sau khi uống thuốc mà bạn uống sữa thì thật không tốt chút nào. Vì khi đó sữa bò sẽ hình thành chất hỗn hợp làm giảm sự hấp thụ của thuốc, hạ thấp hiệu quả, tác dụng của thuốc, thậm chí có thể làm cho thuốc mất hoàn toàn tác dụng.
Bạn cũng không nên uống nước hoa quả, ăn hoa quả trước hoặc sau khi uống thuốc kháng sinh vì trong hoa quả chứa nhiều chất chua làm tăng nhanh sự dung giải của thuốc kháng sinh. Không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà chúng còn có thể sinh ra những chất trung gian có hại. Trong đó, có một số loại thuốc kháng sinh quá nhạy cảm, phản ứng đặc biệt là đối với cam, quýt, bưởi làm cho tâm luật thất thường, thậm chí làm cho tâm thất rung lên có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thế khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn muốn dùng hoa quả hoặc sữa bò thì hãy dùng ít nhất là trước hoặc 2h nhé.
2. Vitamin C, B, B6 khắc với gì?
Trước và sau khi uống Vitamin C khoảng 2 giờ, bạn không nên ăn tôm, gan lợn vì những món này chứa nhiều chất đồng sẽ làm oxy hóa Vitamin C làm cho nó mất hiệu lực. Đồng thời, trong tôm có thành phần arsonium 5 làm cho vitamin C phản ứng trở thành arsonium 3 có chất độc.
Khi uống Vitamin B hỗn hợp kiêng uống với trà, vì trong trà có chất tanin làm cho Vitamin B phản ứng mà mất đi hiệu lực của thuốc.
Trong Vitamin B6 có 3 chất là piridoxol, piridoxal, pirodoxamine. Ba chất này đều dễ bị trực tràng vị hấp thụ. Sau khi hấp thụ piridoxal, piridoxamine chuyển hóa thành piridixol, cả ba cùng chuyến hóa lẫn nhau. Về sau, do tác dụng của axit baric mà sinh thành vật hóa hợp. Vì cà, bí ngô, củ cải …chứa nhiều boric, khi ăn những chất này vào bụng mà gặp Vitamin B6 thì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu B6, làm giảm hiệu quả của thuốc.
Video đang HOT
3. Vừa uống thuốc Đông y vừa dùng đường
Một số bạn thường cho nhiều đường vào thuốc Đông y vì sợ đắng. Thực ra, uống thuốc Đông y không được lạm dụng đường, vì đường có thể ức chế một số hiệu quả của thuốc, làm đảo lộn việc hấp thu chất khoáng và sinh tố trong cơ thể.
Một số thuốc loại thuốc dựa vào vị đắng để kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa phân tiết mà đạt được mục đích điều trị. Ngoài ra, thành phần hóa học của Đông dược rất phức tạp, trong đó chất protein, chất tanin, đặc biệt là chất sắt, chất calci. Chất đường đỏ có nhiều tạp chất có thể gây phản ứng hóa học, khiến một số thành phần trong thuốc đông cứng lại, lắng xuống, biến chất.
Như vậy, uống thuốc Đông y cho đường không chỉ ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc mà còn có thể nguy hại đến sức khỏe.
Theo đà phát triển của y học, việc sử dụng hỗn hợp thuốc Đông – Tây để chữa bệnh ngày một phổ biến và đã thu được hiệu quả điều trị. Điều này khiến nhiều bạn tự ý kết hợp mà không hỏi ý kiến của thầy thuốc, vì cho rằng thuốc Đông y rất lành.
Tuy nhiên, các nhà chuyên môn phát hiện, có một số thuốc Đông y, Tây y dùng chung sẽ sinh ra tác dụng phụ rất lớn, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới mất mạng. Vì vậy, khi bạn muốn dùng thuốc Đông – Tây kết hợp thì cần tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên dùng tùy tiện, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Theo kênh 14
Rước họa vì tự làm 'bác sĩ'
Nghe bạn mách một loại thuốc thần kinh giúp bổ trợ trí não, Hồng mua về uống. Theo hướng dẫn uống 2 viên/ lần không thấy tác dụng, em dùng cả chục viên rồi bị ngất xỉu, phải vào viện.
Chị Nhàn (phố Kim Mã, quận Ba Đình) cũng gặp nạn khi nhờ cô bán thuốc "kê đơn". Bị đau đầu, chị ra ngay đầu ngõ mua thuốc. Cô bán thuốc cho chị một vỉ 4 viên Decolgen và dặn uống làm hai lần. Trưa uống hai viên, chiều thêm hai viên nữa mà chẳng thấy đỡ, chị Nhàn lại tìm tới cô bán thuốc nhờ "kê" thêm. Chị được cho tiếp một vỉ thuốc chữa cảm cúm Rhumenol. Từ lúc đó đến đêm, chị uống 4 viên nữa và đêm đó chị lên cơn tăng huyết áp, đau đầu dữ dội, phải đi cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết, chị đã bị ngộ độc vì quá nhiều tá dược paracetamol có trong hai loại thuốc. Hai loại thuốc chị dùng, tuy khác nhau về tên gọi nhưng đều chứa chất có tác dụng giảm đau là paracetamol. Chị đã dùng 8 viên, tức uống liều gấp đôi cho phép. Ngoài ra, trong cả hai loại thuốc này đều có thêm thành phần co mạch (làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi...) và khi uống quá nhiều khiến huyết áp tăng cao.
Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong một đề tài nghiên cứu về ngộ độc thuốc chống cảm cúm cách đây mấy năm của trung tâm, qua thống kê, trong hai năm đã có tới hơn 100 bệnh nhân phải vào viện vì uống quá liều thuốc này.
Khi bị bệnh người dân nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị và cho kê đơn thuốc hợp lý. Ảnh:Hoàng Hà.Theo ông Duệ, đa số những trường hợp vào viện vì ngộ độc thuốc là do tự ý dùng hay nhờ người bán thuốc kê toa mà không đi khám bác sĩ. Nhiều người rất chủ quan khi cho rằng, thuốc nhẹ nên uống thêm vài viên cho nhanh khỏi mà chưa biết hết được tác hại khôn lường của việc này. Theo bác sĩ, thuốc là con dao hai lưỡi, có thể chữa bệnh nhưng cũng có khi gây ra những biến chứng nếu người dùng sử dụng sai.
Chị Hải (Hà Đông, Hà Nội) sau một thời gian chữa viêm khớp thì thấy mình hay đau bụng, khó chịu. Một lần, chị phải đưa vào viện cấp cứu vì chảy máu dạ dày. Khi đến viện, các bác sĩ mới biết, chị bị viêm khớp và đã được cô bán thuốc tư vấn cho dùng một loại thuốc đặc hiệu. Chị cứ thế uống mà không để ý ngay trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã ghi rõ: thận trọng với người bị bệnh đau dạ dày. Thực tế, chị Hải bị đau dạ dày đã mấy năm nay rồi.
Bác sĩ Phạm Duệ cho biết, trong các loại thuốc chữa viêm khớp, chống viêm đều có tác dụng phụ là gây đau dạ dày, nên nếu người dùng đã có sẵn bệnh sẽ có thể bị chảy máu dạ dày, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy người bệnh cần phải đi khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Không chỉ gây hiện tượng lờn thuốc, kháng thuốc, việc dùng thuốc tùy tiện có khi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dùng. Theo bác sĩ, mỗi một loại thuốc gồm những hóa chất tổng hợp, bao giờ cũng có chỉ định, chống chỉ định và có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, việc kết hợp thuốc cũng rất quan trọng, có những loại thuốc khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh nhưng cũng có loại thuốc kết hợp lại làm tăng độc tính của thuốc khác. Những điều này rất quan trọng và chỉ người có chuyên môn là bác sĩ mới có thể kê đơn được.
Ngay cả các bác sĩ khi kê đơn cũng thường phải rất thận trọng. Trong khi đó, những người bán thuốc thường chỉ có trình độ sơ cấp dược, thường cho thuốc theo kinh nghiệm, không thể chính xác được. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng thuốc theo kiểu mượn đơn của người khác cho bệnh của mình mà không biết rằng dù có thể bệnh giống nhau nhưng mỗi người có thể trạng và phản ứng thuốc không giống nhau nên không thể áp dụng hoàn toàn đơn thuốc của người khác được.
Bác sĩ Duệ cũng cho biết, khi tự ý sử dụng thuốc điều nguy hiểm là người dùng không biết tác hại, biến chứng có thể xảy ra hay phối hợp thuốc không hợp lý. Nguy hiểm hơn, việc dùng thuốc như vậy có thể còn làm lỡ mất cơ hội chữa bệnh thực sự, khi bệnh đã quá nặng đến viện thì khó chữa hoặc không thể chữa được nữa.
Rất nhiều người ngại đi khám bệnh và tư vấn bác sĩ vì lý do tiếc tiền, nhưng họ lại không biết tiếc sức khỏe của mình.
Bác Hà (Quảng Ninh) bị bệnh tiểu đường. Bác sĩ đã tư vấn rằng trường hợp này phải dùng thuốc cả đời và thường xuyên tái khám để theo dõi diễn biến bệnh. Nhưng sau vài lần đi khám bệnh thấy bác sĩ vẫn cho đơn thuốc cũ, bác Hà nghĩ thế này thì cần gì đi khám cho tốn tiền, mất thời gian nên cứ cầm đơn tự đi mua thuốc về uống. Được 5-6 tháng sau, nghe người mách có loại thuốc khác hiệu quả hơn, bác chuyển sang uống thuốc này. Sau một năm, bác Hà thấy người phù to, mệt mỏi, đi khám thì mới biết mình đã bị suy thận độ 3 do uống thuốc không phù hợp.
Bác sĩ Duệ cho biết, những kiến thức về thuốc, y khoa rất phức tạp. Bộ Y tế đã quy định rõ, chỉ bác sĩ có đủ điều kiện mới được kê đơn, còn dược sĩ mới được bán thuốc. Nhưng hiện nay, ở các hiệu thuốc đa số là những người chỉ tốt nghiệp sơ, trung cấp về dược, không có chuyên môn để kê đơn, càng không đủ khả năng để chẩn bệnh.
Theo ông, khi có dấu hiệu bệnh, tốt nhất người dân nên đi khám để được tư vấn cách điều trị hợp lý. Với những chứng bệnh thông thường, có thể chữa trị tại nhà như cảm cúm, nhức đầu... có thể mua thuốc để điều trị nhưng phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc và tuân thủ đúng liều lượng, chỉ định. Sau khi uống hết liều thuốc mà không đỡ cần phải đi khám, không tự ý đổi hết loại thuốc nọ đến thuốc kia.
"Loại thuốc lành nhất cũng có thể trở thành thuốc độc, dẫn tới các biến chứng, gây hại cho sức khỏe, tính mạng nên không thể tùy tiện mua thuốc như mua bó rau, cân thịt được", ông Duệ khuyến cáo.
Theo Vnexpress
Sau khi uống thuốc không nên đi ngủ ngay Nếu uống thuốc xong mà đi ngủ ngay, nhất là khi uống thuốc mà lại uống ít nước, thì thuốc thường bị dính và đọng lại một phần ở thực quản, không xuống tới được dạ dày. Có rất nhiều người thường có thói quen buổi tối trước khi đi ngủ nằm trên giường uống thuốc. Họ cho rằng, sau khi uống thuốc...