4 loại thực phẩm càng ăn nhiều thì càng nhanh già, muốn trẻ lâu thì nên ăn ít
Chẳng ai muốn đối mặt với tình trạng lão hóa sớm, nhưng nếu cứ vô tư ăn những món sau thường xuyên thì bạn sẽ sớm bị gọi là “già trước tuổi” đó!
1. Các món ngâm chua
Thường thì các món đồ chua rất dễ gây kích thích dạ dày, việc ăn quá nhiều cũng có thể gây hại tới sức khỏe đường ruột. Hơn thế, khi ngâm chua các loại thực phẩm khác nhau còn làm lượng muối dễ chuyển hóa thành nitrit. Khi nạp vào cơ thể, dưới sự xúc tác của các enzyme sẽ dễ gây ra phản ứng hình thành những chất gây ung thư. Điều này vô tình làm đẩy nhanh quá trình lão hóa trong cơ thể.
2. Thực phẩm bị mốc
Nấm mốc có thể xuất hiện trong ngũ cốc, dầu ăn, lạc, đậu… và tạo ra chất gây ung thư aflatoxin. Khi ăn phải thực phẩm bị mốc, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt, suy giảm thính lực… Hậu quả là vừa gây ung thư, vừa làm thúc đẩy quá trình lão hóa sớm.
Video đang HOT
3. Thực phẩm chứa lipid peroxide
Lipid peroxide là phản ứng phân hủy oxy hóa khử của lipid (hay còn gọi là quá trình Peroxy hóa lipid). Bạn có thể tìm thấy những loại thực phẩm chứa lipid peroxide trong những loại dầu ăn bị đun nóng ở những tầng nhiệt quá cao. Tại nhiệt độ điểm khói, dầu sẽ bị phân hủy, bị oxy hóa và các gốc tự do có liên quan có thể được hình thành như lipid peroxide.
Ngoài dầu ăn, một số loại thực phẩm khác cũng có chứa lipid peroxide bao gồm cá khô, các loại thịt hun khô, phơi nắng hay những loại bánh quy để lâu…
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sau khi lipid peroxide đi vào cơ thể con người, chúng sẽ gây tổn hại rất lớn đến hệ thống axit và vitamin trong cơ thể con người, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
4. Các món nướng
Với hương vị nóng hổi, thơm ngon, các món nướng chưa bao giờ khiến chúng ta thôi nhung nhớ. Nhưng chúng lại là loại thực phẩm chứa hàm lượng calo cao, có thể sản sinh vi khuẩn, chất độc và các chất gây ung thư trong quá trình nướng. Một số món nướng nếu không được tẩm ướp và bảo quản kỹ trước khi chế biến có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn.
Chính điều này sẽ khiến quá trình giải độc ngày càng kém và làm bạn nhanh già hơn.
Ẩm thực mang hương sắc núi rừng
Ngoài các lễ hội, ẩm thực Tây Nguyên có thể được coi là sự "kỳ bí" dễ khám phá nhất, bởi khi đến Tây Nguyên, ẩm thực thường là cách người Tây Nguyên dùng để bộc lộ sự nhiệt thành của họ.
Cơm Lam , bà con vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại mắt ở hai đầu rồi cho gạo nếp và nước vào, xong nút lại đem nướng bằng lửa và than cho thật khéo. Những ống cơm lam khi chín, được chẻ bỏ lớp vỏ thì lộ ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạ thường. Hương vị nếp quyện với hương thơm của lồ ô tươi qua lửa làm cho cơm lam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu ở trong chõ, trong nồi.
Canh Thụt , món này gồm có những nguyên liệu: lá Bép, đột Mây, cà đắng, cá suối thịt và các gia vị kèm theo như mắm, ớt, muối, bột ngọt và đường... Trước khi nấu bà con chặt một ống lồ ô có lóng dài, gọt đẽo phần đầu ống cho thật khéo, sao cho nấu canh thụt không cho nước chảy ra ngoài. Việc chọn ống lồ ô cần có bí quyết, nếu chọn ống già quá sẽ bị nứt, hoặc cây non quá thì canh sẽ không ngon... sau khi chế biến các nguyên liệu trên, bà con cho tất cả vào ống lồ ô và dựng ống nghiêng trên đống lửa.Trong lúc nấu, một mặt vừa quay tròn ống cho thật đều lửa và dùng một chiếc đũa để thụt cho các thành phần của món canh nhuyễn đều với nhau, động tác thụt ống còn khiến cho hơi thoát ra.Có lẽ chính động tác này mà món canh này có tên gọi như vậy. Thường thì ống canh thụt có độ dài từ nửa mét trở lại. Trong các lễ hội cần nhiều thì bà con nấu làm nhiều ống. Thời gian để canh chín khoảng từ 60 - 90 phút. Sau khi canh chín bà con cho ra bát hoặc lá chuối cũng được vì món canh thụt khi chín sẽ đặc lại và rất dẻo, khi ăn món này có rất nhiều vị đắng, cay, bùi, béo...
Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của họ như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt rừng hoặc cà đắng um với ếch... Các gia vị không thể thiếu để tạo nên mùi vị độc đáo từ cà đắng là ớt, lá é (lá quế xanh), lá và củ nén (gần giống lá hẹ). Ngoài nấu chín, người đồng bào còn ăn cà đắng sống, bằng cách giã nát cà rồi cho thêm gia vị: muối, ớt, bột ngọt, lá é, lá và củ nén. Món này rất cay, đậm đà, ăn được rất nhiều cơm. Nhiều đồng bào không có điều kiện đi chợ thường xuyên, nên các món ăn chế biến từ cà đắng rất gần gũi và thiết thực.
Muối tép khô ngày mưa Những món như tôm khô, tép khô, cá khô, mắm... được các mẹ chọn mua về dự trữ. Ở vùng rốn lũ quê tôi, món muối tép khô cơm nắm được xem là hợp thời nhất. Từ tép khô, các mẹ chế biến thành tép khô rang giòn hoặc muối tép khô. Đều là món ăn dễ làm và rất đưa cơm, nhất...