4 điều cần biết khi sử dụng thuốc statin hạ mỡ máu
Statin là ‘tiêu chuẩn vàng’ để điều trị mỡ máu ( cholesterol) cao. Statin đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, nhưng như với bất kỳ loại thuốc nào, statin cũng có những rủi ro đi kèm…
1. Statin là thuốc gì?
Vào những năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, các hợp chất được phân lập từ nấm ức chế hoạt động của HMG-CoA reductase, một loại enzyme quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol.
Các nghiên cứu sâu hơn của Tập đoàn Merck đã dẫn đến sự ra đời của chất ức chế HMG-CoA reductase đầu tiên, lovastatin được phê duyệt vào năm 1987 để điều trị tăng cholesterol trong máu.
Statin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tim mạch dự phòng.
Hiện có 7 chất ức chế HMG-CoA reductase (statin) được chấp thuận để giảm mức cholesterol:
Ba statin có nguồn gốc từ nấm: Lovastatin, simvastatin và pravastatin Bốn statin được tổng hợp: Atorvastatin, rosuvastatin, fluvastatin và pitavastatin
Hầu hết các statin này hiện nay là thuốc gốc và do đó có giá thành dễ tiếp cận.
Loại statin cụ thể được chỉ định sẽ phụ thuộc vào mức độ giảm cholesterol cần thiết và khả năng xảy ra tương tác thuốc – thuốc.
Hiện statin là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất. Statin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tim mạch dự phòng và góp phần quan trọng vào việc giảm các biến cố tim mạch do xơ vữa động mạch.
2. Chỉ định của statin
Statin làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglyceride trong khi tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
Các bác sĩ lâm sàng chỉ định thuốc statin để điều trị tăng cholesterol máu, tăng lipid máu và tăng triglycerid máu như một chất bổ trợ cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Công dụng chính của các thuốc là để phòng ngừa bệnh mạch vành sơ cấp và thứ phát.
Việc lựa chọn loại statin cụ thể phải dựa trên các đặc điểm cụ thể của bệnh nhân, các cấu hình dược động học của từng loại thuốc.
Video đang HOT
Nên tránh dùng nước ép bưởi với một số statin để giảm thiểu tương tác bất lợi.
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 10% số người sử dụng có thể xuất hiện phản ứng phụ của statin, bao gồm:
Tổn thương gan: Đôi khi, sử dụng statin có thể gây viêm gan làm tăng mức độ của một số enzym. Liên hệ với bác sĩ và xét nghiệm men gan nếu có biểu hiện mệt mỏi bất thường, suy nhược, chán ăn, đau bụng trên, nước tiểu sẫm màu hoặc vàng da / mắt.
Tăng lượng đường trong máu: Sử dụng statin có thể làm tăng lượng đường trong máu, có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường loại 2.
Tổn thương thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng yếu, ngứa ran và đau ở bàn tay và bàn chân, cũng như đi lại khó khăn. Sử dụng statin lâu dài làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh lên khoảng 15%.
Suy tim: Co-enzym Q10 rất quan trọng để cơ tim hoạt động bình thường. Sử dụng thuốc statin có thể làm giảm Co-enzym Q10, do đó ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ tim.
Chóng mặt: Các nghiên cứu cho thấy statin có tác dụng hạ huyết áp và có thể gây chóng mặt.
uy giảm nhận thức: Sử dụng statin có thể gây ra các vấn đề về nhận thức, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Trầm cảm: Một số nghiên cứu đã ghi nhận mối tương quan giữa việc sử dụng statin với trầm cảm.
Các tác dụng phụ khác: Các tác dụng phụ khác của statin là các vấn đề về giấc ngủ, các vấn đề về chức năng tình dục, mệt mỏi, khó thở, thay đổi thị lực, thay đổi trọng lượng, đói, nở ngực, khô da, phát ban, buồn nôn, đau bụng, chảy máu, ù tai hoặc các tiếng ồn khác.
4. Những thực phẩm hoặc đồ uống nào nên tránh khi dùng thuốc statin?
Thuốc statin có thể được dùng cùng với thức ăn hoặc không. Nên tránh dùng nước ép bưởi với một số statin để giảm thiểu tương tác CYP3A4 có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh.
Do sự thay đổi hàng ngày trong quá trình tổng hợp cholesterol ở gan (sự tổng hợp cholesterol cao nhất là vào thời gian sáng sớm), nên liều dùng vào buổi tối của một số statin cũng có thể là cách tiếp cận liều lượng được khuyến nghị (ví dụ lovastatin).
Liều dùng atorvastatin, pitavastatin và rosuvastatin có thể không phụ thuộc vào việc dùng vào buổi sáng hoặc buổi tối, nhưng việc dùng thuốc phải vào cùng một thời điểm trong ngày.
Statin không tương tác trực tiếp với bất kỳ thực phẩm nào nhưng những người dùng statin nên tiết chế lượng chất béo bão hòa để giúp giảm cholesterol LDL và nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung.
Loại củ giúp ngừa ung thư, hỗ trợ giảm huyết áp, mỡ máu hiệu quả mà nhà nào cũng có
Đây là loại củ được mọi người rất ưu ái vì khả năng ổn định huyết áp, mỡ máu hiệu quả.
Trong xã hội ngày càng nhiều người bị cao huyết áp và mỡ máu như ngày nay, bệnh nhân thường bị ám ảnh bởi suy nghĩ chỉ cần dùng thuốc hạ huyết áp là sẽ bị phụ thuộc thuốc suốt đời, một khi ngưng thuốc thì bệnh sẽ tái phát, thậm chí trầm trọng hơn. Vì vậy, nhiều bệnh nhân đã từ chối chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc hạ huyết áp, thay vào đó họ muốn kiểm soát bệnh tình thông qua chế độ ăn uống.
Khi tìm kiếm những thực phẩm giúp giảm huyết áp và mỡ máu trên Internet, chắc hẳn nhiều bệnh nhân sẽ thấy kết quả "Hành tây là nữ hoàng của các loại rau, không chỉ giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu mà còn chống ung thư, ăn càng nhiều càng tốt".
Vậy, ăn hành tây thường xuyên có thực sự giúp giảm huyết áp và mỡ máu? Thậm chí là chống lại bệnh ung thư? Và hành tây nên ăn sống hay nấu chín?
1. Ăn hành thường xuyên có thực sự giúp hạ huyết áp?
Lý do tại sao nhiều người cho rằng ăn nhiều hành tây có thể hạ huyết áp là vì trong chúng chứa nhiều chất prostaglandin A - một chất làm giãn mạch máu mạnh mẽ. Chất này không chỉ có thể làm giảm sức cản của mạch máu và động mạch vành tim, mà còn có thể chống lại catecholamine - một chất làm tăng huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Viện nghiên cứu thực phẩm ở Anh cũng chỉ ra rằng, hành tây có chứa quercetin - chất này được cơ thể phân hủy để tạo ra một loại flavonoid có tác dụng ngăn ngừa tình trạng dày động mạch, gây viêm mãn tính, có tác dụng bảo vệ mạch máu, qua đó có thể gián tiếp đóng vai trò ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.
Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra hành tây có tác dụng hạ huyết áp nhất định, nhưng các hoạt chất trong hành tây có giới hạn. Bên cạnh đó, hạ huyết áp bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống là không thực tế, thế nên ăn nhiều hành tây thay cho thuốc hạ huyết áp lại càng không thể mà chỉ có thể điều trị bổ trợ.
Cao huyết áp
2. Ăn hành tây thường xuyên có giúp giảm mỡ máu không?
Các nghiên cứu đã phát hiện các hoạt chất như axit amin có chứa lưu huỳnh và diallyl disulfide trong hành tây có chức năng điều hòa mỡ máu và điều trị chứng mỡ máu cao. Và các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng phát hiện ra chất quercetin trong hành tây có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở gan chuột.
Đồng thời, một số điều tra - nghiên cứu đã phát hiện nếu bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu thường xuyên ăn hành tây thì hàm lượng cholesterol, triglycerid và lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể đều giảm.
Mặc dù các nghiên cứu đã khẳng định hành tây có tác dụng hạ mỡ máu nhất định, nhưng cũng vì lý do đó mà các hoạt chất trong hành tây bị hạn chế, và việc giảm mỡ máu bằng cách ăn hành tây là không thực tế mà chỉ có thể điều trị bổ trợ.
3. Hành tây có thể ngừa ung thư không?
Đây là vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất. Sở dĩ hành tây được cho là có tác dụng chống ung thư là vì các nghiên cứu đã phát hiện chất flavonoid trong hành tây có hoạt tính chống oxy hóa và có tác dụng chống ung thư nhất định. Ngoài ra, alkyl sulfide và diallyl disulfide trong hành tây cũng có khả năng chống ung thư, và các nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng các chất này có thể ức chế sự hình thành các khối u gan do diethylnitrosamine gây ra ở chuột.
Ngoài ra, nghiên cứu y học hiện đại còn cho thấy ăn hành hợp lý có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Vì hành tây chứa tương đối nhiều chất xơ, và một số hoạt chất trong hành tây có thể làm tăng sức căng của đường tiêu hóa và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, có chức năng nhuận tràng và giảm tích tụ độc tố trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Tế bào ung thư
Mặc dù hành tây có một số hoạt chất chống ung thư, có thể làm giảm tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư, nhưng chỉ phòng ngừa ung thư qua đường ăn uống thực sự còn hạn chế, cần quan tâm đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày để có thể ngừa ung thư hiệu quả hơn.
4. Nên ăn hành tây sống hay chín?
Về mặt dinh dưỡng, hành tây sống có nhiều chất dinh dưỡng hơn, vì một số chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi khi hành chín. Ngoài ra, dưới tác động của nhiệt độ cao, nhiều hoạt chất của hành tây cũng dễ dàng bị phá hủy, thế nên, để phát huy tốt tác dụng của hành tây, ăn sống sẽ tốt hơn ăn chín, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước.
Dù ăn hành tây sống rất tốt nhưng có một điều bạn cần chú ý: Hành sống có tính kích thích cao có thể gây kích thích đường tiêu hóa. Vì vậy, không phải ai cũng thích hợp ăn hành sống, nhất là những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, loét tá tràng thì tốt nhất không nên ăn hành sống để tránh làm nặng thêm tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, không nên ăn hành sống lúc bụng đói vì chúng có thể kích thích tiết axit dạ dày.
Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của hành tây tương đối cao, ăn nhiều sẽ rất tốt cho cơ thể.
Nhưng hành tây cũng chỉ là một loại rau, dù giá trị dinh dưỡng cao đến đâu cũng không thể thay thế thuốc chữa bệnh, mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong điều trị bệnh. Chữa bệnh đơn giản bằng cách ăn hành tây là viển vông, phản khoa học, bệnh nhân nên nhìn nhận một cách rõ ràng.
Suy tim tử vong cao hơn cả ung thư 26 triệu người trên thế giới đang sống chung với suy tim. Tại Việt Nam ước tính có khoảng 320.000-1,6 triệu người mắc bệnh. Đáng chú ý, khoảng 50% người bệnh sẽ tử vong sau 5 năm Bác sĩ Lê Hồng Tuấn, Trưởng Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM), cho biết 95% bệnh nhân suy...