4 dấu hiệu cho thấy bạn phải tạm ngưng tập gym
Tập gym là tốt nhưng không phải lúc nào cũng nên đến phòng tập. Có những lúc bạn rất hào hứng nhưng lựa chọn tốt hơn là nên ở nhà để bảo vệ sức khỏe.
Cảm thấy đau nhói ở một vị trí nào đó trên cơ thể mỗi khi tập gym thì hãy ngừng tập ngay – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo các chuyên gia, khi thấy 4 dấu hiệu sau thì mọi người nên ở nhà và tạm ngưng tập, theo The Healthy.
1. Vừa tham dự một cuộc thi thể thao
Nếu vài ngày gần đây bạn vừa tham gia một cuộc thi chạy, một trận bóng tiêu hao nhiều thể lực thì hãy cho cơ thể có thời gian phục hồi. Nghỉ ngơi tích cực và tập nhẹ nhàng là những cách rất tốt để duy trì sự vận động mà không làm cơ thể bị kiệt sức, theo The Healthy.
Video đang HOT
Thay vì vào phòng gym và tập những bài nặng, chúng ta có thể thử các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, trượt patin.
2. Bị cơn đau nào đó kéo dài quá 72 giờ
Bị đau cơ sau một buổi tập nặng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị cơn đau nhức cơ bắp đeo bám quá 72 giờ thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang tập luyện quá sức và cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý.
Trong những trường hợp như vậy, hãy tạm ngưng tập gym ít ngày, điều chỉnh lại thói quen tập luyện để cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, theo The Healthy.
3. Đã có hoạt động thể chất nào đó
Nếu hôm nay bạn đã đi bộ hoặc đạp xe quãng đường dài, đã tham gia lớp yoga thì có thể không cần đến phòng gym nữa.
Những hoạt động này đã mang lại cho cơ thể cường độ vận động thể chất cần thiết để khỏe mạnh, không cần phải tập luyện thêm. Nếu bạn vẫn vào phòng gym để nâng tạ hay chạy bộ thì sẽ dễ khiến cơ thể bị kiệt sức và mệt mỏi.
4. Cảm thấy cơn đau đột ngột nào đó trong cơ thể
Nếu gần đây bạn cảm thấy cứ mỗi lần tập gym là xuất hiện một cơn đau nhói ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể thì hãy ngừng tập ngay. Sau đó, tìm đến bác sĩ để được kiểm tra.
Dù cơn đau không kéo dài và có thể chịu đựng được nhưng cũng không nên tiếp tục tập vì như vậy có thể gây ra những chấn thương khác, theo The Healthy.
Đau bắp đùi do lâu ngày tập lại, làm sao để mau khỏi?
Khi nghỉ tập gym do Covid-19, những ngày đầu quay trở lại tập các nhóm cơ chân, đặc biệt là động tác squat, sẽ khó tránh khỏi bị đau nhức. Nhiều người sẽ chọn cách ngồi im, ít vận động cơ chân vào những ngày hôm sau.
Đi bộ sẽ giúp tăng lưu thông máu, đưa dinh dưỡng và ô xy nhiều hơn đến cơ đùi - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bạn đến phòng gym và tập lại các bài như squat, chạy bộ sẽ khiến các nhóm cơ ở chân như đùi, bắp chân bị đau.
Nhiều người có thể nghĩ rằng cách tốt là hãy ngồi xuống, ít vận động, từ đó giảm tải để các nhóm cơ bắp chân mau phục hồi, theo MSN.
Cách này có thể khiến nhiều người cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, các huấn luyện viên khuyên bạn nên đứng dậy và di chuyển nhẹ nhàng, đi bộ để giảm đau nhức cơ chân.
"Đi bộ là rất quan trọng ngay sau buổi tập chân cũng như những ngày phục hồi cơ bắp sau đó", huấn luyện viên chuyên nghiệp người Mỹ Branko Teodorovic tiết lộ.
Ban đầu, bạn sẽ không thoải mái khi đi bộ vì đùi và bắp chân bị đau nhức. Nhưng sau khoảng 10 đến 15 phút, khi máu lưu thông nhiều hơn đến cơ bắp thì cảm giác đau mỏi sẽ dịu đi, ông Teodorovic giải thích.
Về cơ bản, đi bộ sẽ làm rung lắc các búi cơ chân, giúp giảm bớt sự căng cứng cơ do tập luyện. Đi bộ cũng giúp tăng lưu thông máu, đưa dinh dưỡng và ô xy nhiều hơn đến cơ so với khi nằm hoặc ngồi, từ đó cơ sẽ đàn hồi tốt hơn.
Sau ngày đầu tiên tập lại và bị đau cơ chân, những ngày sau hãy tạm ngưng tập chân và đi từ 20 đến 30 phút/ngày. Hãy đi bộ với tốc độ chậm, đi từ từ mà không cần nhanh. Lưu ý đây là đi bộ để cơ bắp phục hồi chứ không phải là tập cardio, theo MSN.
Những chấn thương thường gặp khi tập gym, cardio Đau lưng, đau hông, đau cổ tay... là những chấn thương thường gặp khi tập gym hoặc thể hình. Những chấn thương này xuất phát từ việc bạn tập sai tư thế hoặc dụng cụ tập luyện quá nặng, tập trong thời gian quá dài khiến cột sống bị tổn thương. Nếu bạn cảm thấy nằm thấy đau cùi trỏ khi đẩy tạ,...