4 dấu hiệu cảnh báo bạn ăn quá nhiều đạm
Đạm rất cần thiết cho sức khỏe vì nó giúp cho bạn cảm thấy no và cung cấp nhiên liệu cho các bài tập thể dục. Tuy nhiên, nhu cầu đạm ở mỗi người là khác nhau.
Táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn ăn quá nhiều đạm. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vậy làm sao để nhận biết lượng đạm cần có cho cơ thể mỗi người? Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, cân nặng, mức độ hoạt động và sức khỏe.
Viện Y học Mỹ khuyến cáo 46 gram đạm mỗi ngày cho phụ nữ trưởng thành trung bình và 56 gram mỗi ngày cho nam giới trưởng thành. Các vận động viên, người già, những người hồi phục từ chấn thương hoặc bệnh tật và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần nhiều đạm hơn khoảng 25%.
Nếu bạn đang quan tâm đến lượng đạm hấp thu và muốn biết mình ăn quá nhiều đạm hay không thì những dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận biết, theo Livestrong.
Tăng cân
Nếu tăng lượng đạm mà không giảm các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống, bạn sẽ có khả năng dư thừa đạm và calo. Và nếu có lối sống ít vận động và ăn dư thừa đạm, bạn sẽ tăng cân.
Cảm thấy khát nước
Đạm dư thừa được lọc ra khỏi cơ thể qua thận. Thận sử dụng nước để đẩy nitơ ra ngoài nên sẽ tạo ra hiệu ứng mất nước, dẫn đến bạn cảm thấy khát nước.
Video đang HOT
Có vấn đề về tiêu hóa
Khi bạn tăng thịt, cá, gà, pho mát và các loại sữa khác trong chế độ ăn giàu đạm và không ăn đủ chất xơ, thận sử dụng nước dư thừa để đẩy nitơ ra ngoài và bạn có thể bị táo bón.
Ăn quá nhiều đạm cũng gây áp lực cho các enzym tiêu hóa, có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa khác.
Trong một chế độ ăn ít carbs, tăng đạm và chất béo, cơ thể có thể đi vào trạng thái ketosis – cơ thể đốt cháy chất béo thay vì carbs để có năng lượng cho cơ thể. Hôi miệng và nhức đầu là tác dụng phụ của tình trạng ketosis.
Vấn đề nguy cơ lớn nhất của chế độ ăn giàu protein là bạn không thể có đủ chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất vốn được tìm thấy trong rau quả và trái cây. Để có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, bạn cần kết hợp các nguồn đạm từ thực vật, động vật và ăn nhiều các loại rau, ngũ cốc, trái cây ít đường.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
10 dấu hiệu thèm ăn cảnh báo cơ thể mắc bệnh
Thèm ăn đá lạnh, chocolate, đồ ngọt hay khát nước... có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất hoặc mắc một căn bệnh nào đó.
Thèm đá lạnh: Theo Msn, một số người thực sự thích nhai đá lạnh, nhưng theo một nghiên cứu năm 2014 cho thấy đó có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, cơ thể có nồng độ sắt thấp. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nhai đá lạnh có thể làm tăng lưu lượng máu đến não, chống lại sự suy giảm do thiếu sắt. Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc cũng là triệu chứng của bệnh thiếu máu. Ảnh: Dentalplans.
Thèm chocolate: Nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Mỹ cho biết nếu bạn liên tục thèm ăn chocolate, bạn có thể mắc chứng trầm cảm. Một thanh chocolate đen (28,3 g) làm tăng nồng độ serotonin và dopamine, các hóa chất tốt trong não bộ con người. Ngoài ra, chocolate chứa magiê và theobromine, 2 hợp chất giúp giảm mức độ của kích thích tố căng thẳng, thúc đẩy thư giãn cơ bắp. Ảnh: Storypick.
Thèm đồ ngọt: Theo Mayo Clinic, thèm đồ ngọt có thể là do bạn bị thiếu ngủ. Những người thiếu ngủ ít nhất 1 giờ sẽ nạp thêm 550 calo vào ngày tiếp theo. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy ăn thực phẩm giàu đường là cách nhanh nhất để con người để chống lại cơn mệt mỏi, kiệt sức. Thật không may nó chỉ là giải pháp tạm thời, thậm chí có thể làm bạn mệt mỏi hơn sau đó. Ảnh: Caloriesecrets.
Thèm pho mát: Pho mát là thành phần có mặt ở nhiều loại thực phẩm, chứa nhiều I-tryptophan, hợp chất có thể cải thiện tâm trạng và thúc đẩy thư giãn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy thèm ăn pho mát, có thể bạn đang căng thẳng và cần thư giãn. Ngoài ra, thèm ăn thực phẩm chứa pho mát thường xuyên cũng là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề về nhận thức, mất tập trung và trí nhớ kém. Một nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thèm ăn pho mát gấp 2 lần những người khác. Ảnh: Msn.
Thèm đồ uống có ga: Điều này có thể là do bạn thèm caffeine. Một lon đồ uống có ga cung cấp 30 mg caffeine, giúp bạn tỉnh táo và không bị bồn chồn. Một lý do phổ biến khác khi bạn muốn uống đồ uống có ga là do cơ thể thiếu hụt canxi. Tuy nhiên, theo Webmd, các axit photphoric trong đồ uống có ga có thể gây thiệt hại canxi và magiê từ xương, tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn của sự suy giảm canxi và thèm uống đồ có ga. Ảnh: Abcnews.
Thèm khoai tây chiên: Tiến sĩ Taylor Newhouse của Đại học Y tế Công cộng Texas A & M cho biết khi bạn thèm loại thực phẩm này có thể là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu chất béo lành mạnh. Cơ thể con người không sản xuất được các axit béo như omega 3, nên cần phải bổ sung bằng cách tiêu thụ các thực phẩm như cá hồi, bơ, các loại hạt, dầu oliu... Tuy nhiên, do bạn không tiêu thụ đủ các thực phẩm này, bạn sẽ thèm ăn thực phẩm rác như khoai tây chiên. Ảnh: Msn.
Thèm nước: Nếu thường xuyên có cảm giác thèm nước, quá khát nước, đó có thể là triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Đó là do cơ thể quá thừa mức insulin, đường tích tụ trong máu khiến thận phải hoạt động hết mức để xử lý. Khi thận không kịp làm việc, nó sẽ bài tiết qua nước tiểu, khiến bạn càng khát nước. Ảnh: Msn.
Thèm bánh quy mặn: Một nghiên cứu trên tạp chí Sinh lý học và hành vi (Mỹ) cho biết thèm muối có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt các loại khoáng sản như canxi, magiê và kẽm. Ngoài ra, thèm thực phẩm giàu muối như bánh quy cũng là triệu chứng của bệnh Addison hoặc hội chứng Bartter, đặc biệt khi kèm theo mệt mỏi, giảm cân, đổi màu da. Ảnh: Msn.
Thèm đồ ăn cay: Điều này có thể làm tăng sự trao đổi chất, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, qua đó giúp bạn hạ nhiệt. Ngoài ra, nhiều người cũng tiêu thụ đồ ăn cay để làm giảm đau tạm thời. Ảnh: Rd.
Thèm ăn bỏng ngô: Cơ thể cần cả natri và glucose để hoạt động đúng mức khi tập thể dục, đặc biệt nếu bạn đổ mồ hôi nhiều. Vì vậy, nếu bạn thèm một món ăn mặn-ngọt như bỏng ngô, cơ thể đang báo hiệu nó cần phục hồi và bổ sung các chất dinh dưỡng đó. Ảnh: Scoop.
Phương Mai
Theo Zing
Lý do bạn nên dừng ăn mì tôm Mì tôm chứa quá nhiều muối và các thành phần hóa học khiến người ăn gặp nhiều nguy cơ bệnh tật và các hội chứng chuyển hóa nguy hiểm. Mì ăn liền hay còn gọi mì tôm, mì gói, là món mì khô chiên trước với dầu, ăn sau khi ngâm nước sôi 3-5 phút. Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại...