4 cách hóa giải mối lo âu của mọi đứa trẻ trước khi bước vào lớp 1
Chỉ sau 1 đêm, các con đang từ lớp mầm non chuyển vào lớp 1 với môi trường mới, bạn bè mới, có bài tập về nhà và kiểm tra, phải tự chuẩn bị mọi thứ khi tới lớp. Làm sao tránh khỏi bối rối đây?
Chuyển từ mẫu giáo lên Tiểu học có thể khá gian nan với một số bé thích nghi chậm. Nhưng nếu bố mẹ luôn ở bên động viên, đồng hành cùng con trong những ngày bỡ ngỡ khi bước chân vào lớp 1 thì mọi mối lo âu của con sẽ được hóa giải hết.
Trẻ dù đã học qua lớp mầm nhưng môi trường tiểu học vẫn có thể khiến trẻ bị áp lực (Ảnh minh họa).
1. Cùng trẻ nhập vai vào tình huống
Khi những ngày tới trường dài hơn, đôi khi trẻ bị quá tải và cảm thấy khó khăn tkhi phải xử lý các tình huống không quen thuộc. Hãy thử cùng bé tập một số kịch bản dưới đây, giúp bé làm quen dần với các tình huống có thể xảy ra:
- Dạy con cách gọi điện thoại, hoặc cách để nhớ số điện thoại.
- Dạy con phải làm gì nếu bị lỡ xe buýt.
- Phải làm gì nếu quên tiền.
- Cách tiếp cận bạn mới ra sao.
- Làm thế nào để yêu cầu giáo viên giúp đỡ.
Video đang HOT
Nhập vai vào các tình huống cụ thể sẽ giúp trẻ thoải mái hơn khi phải đối mặt với tình huống thực tế. Cuối cùng, trẻ sẽ biết cách giải quyết vấn đề, biết mạnh dạn nhờ bạn bè hoặc giáo viên khi cần giúp đỡ.
Trẻ nhỏ cần có niềm vui và hứng thú để tiếp thu hiệu quả (Ảnh minh họa).
2. Khuyến khích trẻ bằng cách cho con thấy mục đích của việc học
Nơi nào có niềm vui, nơi đó có thể học hỏi, không chỉ riêng trường mầm non mới vui! Hãy để con bạn thấy tiểu học cũng là một nơi hạnh phúc, một nơi có thể tạo ra nhiều kỷ niệm với bạn bè, nơi mà học tập là sự tận hưởng.
Khi trẻ có bài tập về nhà hoặc có nhiệm vụ cần hoàn thành, hãy giúp trẻ đặt ra mục tiêu và cùng tạo động lực giúp con hoàn thành nhiệm vụ đó. Hãy cho con thấy việc con đang làm hoàn toàn hợp lý, khi con hiểu lý do đằng sau việc mình cần làm, con sẽ cảm thấy có động lực và thích thú với việc học hơn.
Đơn giản như: Con cần hoàn thành bài tập toán, sau khi hoàn thành con sẽ được đi dã ngoại cuối tuần với cô giáo. Các cô sẽ thưởng cho bạn nào có bài làm tốt, con thích được nhận thưởng không nào? Bắt đầu từ những mục đích đơn giản, lớn hơn, khi con có niềm yêu thích riêng, hãy gắn niềm yêu thích đó với việc học của các con để con thêm động lực.
Hãy tập đọc, tập viết hoặc chơi trò chơi liên quan tới đọc và viết để rèn luyện cùng con (Ảnh minh họa).
3. Hãy đọc và viết vui vẻ
Tập đọc và tập viết đôi khi là “ác mộng” với một số bé, nhất là các bé không khá về mặt ngôn ngữ. Hãy giúp con bằng cách luyện đọc và viết ở nhà. Cùng con đọc truyện trước khi đi ngủ mỗi tối và dần dần con sẽ có thói quen đọc sách một mình.
Kết hợp với các trò chơi hỏi đáp trong giờ đọc truyện sẽ giúp con suy ngẫm về những gì mình đã đọc. Hoạt động này giống như con tự “viết” lại một lần trong não.
Xây dựng câu chuyện của riêng bạn với con, hãy biến câu chuyện hài hước nhất có thể. Đố con viết một câu chuyện và cùng tạo nên một cuốn sách riêng của gia đình, vừa đọc vừa tiếp tục sáng tác nó.
Trẻ em hay người lớn đều có nhu cầu được lắng nghe, được giải tỏa những lo âu khó nhọc (Ảnh minh họa).
4. Đôi khi, tất cả những gì bạn cần là lắng nghe trẻ
Chúng ta cũng từng là con cái, nếu bạn không còn nhớ được cảm giác của mình vào ngầy đàu tiên bước vào lớp 1, bạn có nhớ cảm giác lo lắng của mình khi ngày đầu tiên tới một cơ quan mới?
Hãy sẵn sàng và đảm bảo bạn có thời gian để lắng nghe con nói về một ngày của mình. Đôi khi tất cả những gì cha mẹ cần làm là bày tỏ sự ủng hộ và trò chuyện cùng con.
- Khi trẻ phải đối mặt với vấn đề nào đó, điều quan trọng là cha mẹ cùng con giải quyết vấn đề, chứ không phải giải quyết thay con. Dần dà, về sau con sẽ có được kỹ năng giải quyết vấn đề.
Cuối cùng, đừng bao giờ quên ngợi khen sự độc lập của con tiến bộ qua từng ngày nhé!.
Theo Helino
Quy định trường mầm non nhận trẻ từ 3 tháng tuổi là cần thiết
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong đó, có quy định: Trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Một giờ học vận động của lớp 3 - 12 tháng tuổi tại Trường Mầm non
Tham gia góp ý vào quy định này, nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện là rất khó khăn bởi nhận trẻ từ 3 tháng tuổi là quá nhỏ, độ tuổi này rất cần sự chăm sóc của người mẹ để trẻ có thể phát triển một cách bình thường, nhất là thường xuyên được bú nguồn sữa mẹ.
Nhưng ý kiến khác lại cho rằng cần thiết phải có quy định này để tạo điều kiện cho người lao động được gửi trẻ để đi lao động kiếm sống.
Theo tôi, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như trên là rất nhân văn, đánh trúng vào nguyện vọng chính đáng của đa số người lao động, nhất là người lao động nghèo, không có người thân để gửi trẻ. Nếu không có chỗ gửi trẻ thì người lao động không thể đi làm hoặc phải thuê riêng người chăm sóc trẻ thì chi phí sẽ rất đắt đỏ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động.
Với quy định của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2017, bắt buộc các trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhận trẻ như phải có đủ số lượng giáo viên, bảo mẫu, nơi giữ trẻ phải sạch sẽ, thoáng mát, các điều kiện về chăm sóc, y tế phải được đảm bảo...Nói chung, nhận giữ trẻ từ 3 tháng tuổi là rất khó khăn, nhất là các cháu thường xuyên quấy khóc, đi vệ sinh nhiều lần hoặc liên tục đòi sữa mẹ..., do đó, đội ngũ giáo viên, bảo mẫu phải là người mẹ thứ hai, phải có tinh thần nhiệt tình, tâm huyết mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
Mặt khác, vì chăm sóc trẻ em từ 3 tháng tuổi tốn rất nhiều công sức, do đó, các chi phí phải cao hơn so với các chăm sóc trẻ có độ tuổi lớn hơn; giáo viên, bảo mẫu phải được hưởng mức lương tương xứng nhằm động viên, khuyến khích để đảm nhận công việc. Đồng thời, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất tại trường mầm non, nhóm lớp mầm non để có thể thực hiện tốt việc này.
Quy định các trường mầm non, nhóm lớp mầm non nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi không phải cơ sở nào cũng dám đảm nhận nhưng khi đã có quy định thì các cơ sở này bắt buộc phải thực hiện một cách nghiêm túc, không được từ chối. Nếu từ chối là trái luật và sẽ bị xử lý theo quy định.
Việc nhận trông giữ trẻ từ 3 tháng tuổi là đối tượng đặc thù, dó đó cần phải có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, y tế phải đặc thù...không thể cào bằng so với trẻ có độ tuổi lớn hơn.
Trường mầm non, nhóm lớp mầm non nhận trẻ từ 3 tháng tuổi phải có sự liện hệ mật thiết với cha mẹ, lắp đặt camera để cha mẹ trẻ có thể kiểm tra, giám sát việc chăm sóc con mình bất cứ lúc nào. Nếu phát hiện tình trạng bất thường thì phải kịp thời phối hợp để xử lý tình huống phát sinh.
Vì vậy, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2017 cần thiết phải có quy định trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi nhằm tạo điệu kiện cho người lao động, nhất là công nhân tại các khu công nghiệp hiện nay.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cần đầu tư cơ sở vật chất Quy định trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi có những ý nghĩa tích cực, bởi sẽ tạo điều kiện cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. ảnh minh họa Nhu cầu gửi trẻ là có thực...