4 bước làm trà tía tô chanh sả tăng sức đề kháng, giải nhiệt cho cơ thể
Kết hợp hài hòa những loại thảo mộc gia vị quen thuộc như lá tía tô, sả, gừng, chanh, mật ong, bạn có thể pha chế thành món trà thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cả gia đình.
Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và chiết xuất lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Các loại gia vị, thảo mộc như củ sả, gừng tươi, chanh, mật ong cũng được xếp là những loại kháng sinh tự nhiên, giúp bổ sung vitamin cho cơ thể.
Từ những nguyên liệu quen thuộc trong mỗi gia đình, chuyên gia pha chế Văn Lê (Hà Nội) đã kết hợp thành món trà tía tô giúp giải nhiệt, tăng sức đề kháng.
Cách làm trà tía tô
Nguyên liệu làm trà tía tô:
- 15 ngọn tía tô tươi (tương đương 35-40gr). Nên chọn loại tía tô đỏ, ngọn dài khoảng 20cm
- 3 củ sả tươi
- 7gr gừng tươi
- 1 quả chanh xanh hoặc chanh vàng
- Mật ong nguyên chất
- 1,2l nước sạch
Video đang HOT
Nguyên liệu làm trà tía tô là các loại thảo mộc, gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình
Cách làm trà tía tô:
- Tía tô rửa sạch.
- Củ sả rửa sạch, đập dập, cắt thành từng đoạn dài khoảng 5cm.
- Gừng tươi rửa sạch, thái mỏng.
- Cho tía tô, sả, gừng, nước vào xoong inox đun sôi. Sau đó đun lửa trong vòng 10 phút. Tắt bếp, mở hé vung.
- Hãm trà trong khoảng 20 phút, sau đó lọc lấy phần nước, bỏ phần bã đi.
- Rót trà tía tô vào bình thủy tinh, cho mật ong vào khi trà tía tô còn ấm (khoảng 50- 60 độ), khuấy đều, điều chỉnh đô ngọt tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, để tốt nhất, bạn nên sử dụng 40ml mật ong.
Sau khi đun sôi, đun hỗn hợp nhỏ lửa trong khoảng 10 phút
Cách thưởng thức trà tía tô:
- Nên uống trà tía tô khi còn ấm (nhiệt độ bằng với ở nhiệt độ cơ thể hoặc dưới 40 độ. Không nên uống trà quá lạnh.
- Rót trà tía tô ra cốc. Cho thêm vài lát chanh tươi thái mỏng vào, khuấy đều và thưởng thức.
- Nên nấu trà tía tô để uống trà trong ngày. Nếu chưa sử dụng ngay, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Thêm một chút nước cốt chanh vào trà, trà tía tô sẽ có màu hồng đep mắt. Nên nấu và sử dụng trà tía tô trong ngày.
Lưu ý: Bạn nên chọn và sử dụng các nguyên liệu sạch, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất để làm trà. Nếu không có thời gian chuẩn bị các nguyên liệu tươi, có thể sử dụng các loại nguyên liệu như lá tía tô, gừng, sả… đã được sấy khô, hãm như hãm trà và sử dụng.
Cách làm món nộm rau khoai lang đơn giản
Nộm rau khoai lang là món ăn quen thuộc ở mỗi vùng quê bởi hương vị thanh thoát, nguyên liệu quen thuộc và sự hòa quyện khéo léo của các gia vị khác nhau.
Hãy bắt tay vào làm món nộm rau khoai lang đơn giản theo công thức đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất bạn nhé.
Nguyên liệu :
- Ngọn rau khoai lang
- Thịt lượn ba chỉ
- Tôm tươi
- Khế chua, chanh, ớt , tỏi.
- Vừng, lạc rang vàng
- Gia vị : giấm, đường, nước mắm,...
Cách làm :
- Rau lang lựa những ngọn mập, non, xanh, ngắt cọng khoảng 5-6cm, rửa qua, ngâm với nước vo gạo, rửa sạch lại lần nữa.
- Luộc ngọn rau lang đến khi vừa chín tới, thả ngay vào nước lạnh, vớt ra để ráo nước.
- Tôm tươi cho vào chảo, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước.
- Thịt ba chỉ đem luộc chín, thái lát mỏng ướp cùng giấm.
- Tỏi , ớt băm nhuyễn, khế thái mỏng.
- Hòa nửa bát con nước đun sôi để nguội cùng đường, giấm, nước mắm cùng nước cốt chanh, tỏi và ớt đã băm nhuyễn. Nếm thử cho vừa ăn rồi đổ nước mắm đã pha vào cùng rau lang, tôm, thịt , khế, vừng, lạc đã phi vàng. Trộn đều tay cho ngấm gia vị.
Món ăn rất mát và dễ ăn cho tất cả mọi người lại rất dễ dàng thực hiện. Rau không mềm quá mà lại rất xanh tươi, thịt và tôm đều thấm gia vị vừa ăn. Chúc các bạn thực hiện thành công món ăn này.
Tự làm món bánh tráng cuốn thịt, chuẩn vị Đà Nẵng ngon miệng, giảm béo Món bánh tráng cuốn thịt là một món ăn bao nhiêu cũng vẫn thấy ngon, không bị ngán, gồm những nguyên liệu đơn giản, dễ làm Nếu bạn đã đi du lịch Đà Nẵng chắc hẳn đều đã thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt thơm ngon. Đặc biệt của món ăn chính là những miếng thịt heo thái mỏng có hai đầu...