4 bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ
Viêm loét miệng, bệnh nha chu, sâu răng có thể phòng tránh nếu răng trẻ được chăm sóc kỹ và thăm khám thường xuyên.
Ảnh minh họa
Sở thích ăn thức ăn nhanh, đồ uống có ga và đồ ngọt khiến răng của trẻ dễ bị hư hại. Vấn đề răng miệng cho trẻ, nếu được cha mẹ chú ý đặc biệt từ sớm, sẽ giúp định hình sự phát triển thuận lợi cho bé khi bước vào tuổi trưởng thành.
Bác sĩ Andrew H.F. Tsang, Tổng Giám đốc nha khoa quốc tế Westcoast chỉ ra một số bệnh răng miệng mà trẻ dễ mắc phải, để sớm có biện pháp phòng ngừa.
Viêm loét miệng
Nguyên nhân là do chấn thương nhỏ ở miệng, ăn nhiều thực phẩm chứa gia vị, có tính axit, các rối loạn đường ruột nghiêm trọng, suy giảm hệ thống miễn dịch. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau 1-2 tuần, nhưng có thể tái phát nếu cha mẹ không bổ sung đủ các dưỡng chất có trong thực phẩm cho bé.
Răng vĩnh viễn mọc muộn
Khi trẻ rụng răng sữa từ 6 tháng đến một năm vẫn chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên, có thể do răng mọc ngầm đã chặn hướng răng vĩnh viễn; răng mọc lạc chỗ hoặc chấn thương lúc té, tai nạn làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Nếu tình trạng này kéo dài bất thường, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ để chụp X-quang cung xương hàm. Từ đó bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của các mầm răng vĩnh viễn và có hướng khắc phục sớm cho trẻ.
Video đang HOT
Sâu răng – mòn men răng
Sâu răng là sự tiêu hủy hóa cấu trúc vôi hóa tinh thể canxi của men răng và ngà răng, tạo ra lỗ hổng do vi khuẩn gây ra dẫn đến viêm tủy răng làm bé đau nhức và có thể sốt. Sâu răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và học tập của trẻ. Đây là bệnh mà hầu như bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng gặp phải. Cha mẹ cần đưa con tới gặp nha sĩ sớm để giúp bé giảm đau nhức, tổn thương sẽ được ngăn chặn. Điều trị mòn răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng.
Bệnh nha chu
Là bệnh viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng… Trong đó, viêm nướu và viêm răng là hai chứng bệnh quan trọng nhất. Khi mắc bệnh viêm nướu, phần nướu răng của bé trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi bé đánh răng sẽ dễ dàng để lại vết máu trên lông bàn chải. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở thành mãn tính và chuyển thành viêm quanh răng. Trong trường hợp không điều trị đúng mức thì xương, dây chằng quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần và có thể dẫn đến tình trạng rụng răng ở trẻ.
Theo bác sĩ Andrew, để hạn chế bệnh răng miệng ở trẻ em, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Hình thành thói quen việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng bàn chải đúng cách, dùng kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của. Để hiệu quả hơn, bé nên kết hợp cả kem đánh răng và nước súc miệng bằng nước muối sinh lý cho trẻ.
Thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, hạn chế việc ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường và axit cao. Bé nên ăn nhiều rau củ quả và những thực phẩm không gây nhiệt miệng. Đặc biệt cần bổ sung cho bé các thực phẩm giàu vitaminC và B12.
Khánh Ly
Theo vnexpress.net
Những thói quen gây hỏng thận nhiều người hay mắc phải
Đôi khi, chỉ một vài thói quen nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày có thể làm hại thận mà bạn không hề biết. Hãy cùng tìm ra thói quen xấu ấy và tìm cách khắc phục nhé!
1. Uống nước ít
Thói quen lười uống nước sẽ khiến cơ thể của bạn không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể và khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Vậy nên, hãy duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ thận làm việc một cách tốt nhất.
2. Nhịn đi tiểu
Đây là thói quen phổ biến ở rất nhiều người và nguyên nhân chủ yếu là do công việc quá bận rộn nên hình thành dần thói quen xấu này. Khi bạn đang tập trung với công việc, bạn thường có cảm giác ngại đứng lên đi tiểu hay cố gắng nhịn thêm một chút để làm cho xong việc. Tuy nhiên, điều này sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu và ảnh hưởng không tốt đến thận của bạn. Nếu để lâu mà không sửa thói quen này, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng mãn tính và gây suy yếu thận vĩnh viễn.
3. Sử dụng quá nhiều đồ uống có ga và đồ uống có cồn
Bạn có biết rằng, thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH trong cơ thể nên việc uống quá nhiều nước có ga (chứa axit cao) trong một thời gian dài sẽ tạo áp lực lớn cho thận của bạn và tăng cao nguy cơ tổn thương thận về sau (nếu uống trong mức độ cho phép thì không sao). Tương tự đó, tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia... cũng sẽ làm thận của bạn bị suy yếu.
4. Thường xuyên ăn mặn
Khi bạn ăn quá mặn, lượng muối dư thừa trong cơ thể sẽ khiến cho huyết áp và áp lực thận tăng lên, đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy thận.
Bởi vậy nếu bạn có thói quen ăn mặn hãy từ từ thay đổi nó để bảo vệ sức khỏe của thận.
5. Lạm dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau phổ biến thường được khuyến cáo là không nên sử dụng thường xuyên hay dùng quá nhiều lần trong ngày. Bởi việc lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ gây hại thận và ảnh hưởng đến chức năng làm việc của cơ quan này.
6. Thường xuyên hút thuốc
Những tác hại của việc hút thuốc không tác động trực tiếp đến thận nhưng chúng tác động tới động mạch gây xơ vữa động mạch. Việc động mạch bị thu hẹp và xơ cứng ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho các cơ quan khác và thận.
Khi thận không được cung cấp một lượng máu đầy đủ cũng sẽ suy yếu dần dần mà có thể bạn chỉ cảm nhận được khi chúng không còn thực hiện tốt chức năng của mình.
7. Ngủ không đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy những giấc ngủ gián đoạn sẽ khiến thận bị tổn thương.
Nguyên nhân là quá trình tái tạo mô thận diễn ra trong khi bạn ngủ nên nếu giấc ngủ bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình này.
Hãy đảm bảo giấc ngủ sâu và đủ 8h mỗi ngày để thận có thời gian hồi phục sau 1 ngày lao động vất vả.
Theo www.phunutoday.vn
4 "kẻ thù" lặng lẽ phá hủy thận nặng nề, hãy ghi nhớ để tránh xa Đông y cho rằng, thận chính là gốc của sức khỏe. Nếu thận yếu thì cơ thể không thể phong độ. Đây là 4 tác nhân phá hoại sức khỏe của thận bạn nên hạn chế, đặc biệt là nam giới. Thận hư, thận yếu là nguồn gốc gây ra nhiều loại bệnh, chẳng hạn như làm cho khuôn mặt bị lão hóa...