3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác
Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết cách phòng tránh và xử trí có thể dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm.
Sau đây là một số tai nạn thương tích thường gặp trong mùa mưa bão mọi người cần chú ý:
1. Lũ cuốn, đuối nước
Đuối nước là tai nạn thường xảy ra ở cả trẻ em, người lớn, nhất là những người sống gần sông, ngòi, hồ đập… do mùa mưa bão thường làm cho nước sông, suối, ao, hồ dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy bình thường nên người qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn.
Khi có nạn nhân bị đuối nước, cách xử trí đúng như sau:
Nếu nạn nhân mới bị uống nước và hít nước vào đường thở, sẽ hoảng loạn, vùng vẫy nhiều ở trên và dưới mặt nước.
- Cách xử trí đúng: Cấp cứu ngay dưới nước, đỡ đầu nạn nhân nhô lên mặt nước và bơi ngửa để đưa nạn nhân vào bờ. Có thể tát mạnh vào hai má 2 – 3 cái để gây phản xạ thở lại. Ủ ấm, xoa các loại dầu nóng. Theo dõi nếu nặng lên thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất, khi chuyển, cần theo dõi nhịp thở và nhịp tim.
Mùa mưa bão đề phòng cây đổ, nhà sập đè lên người hay té ngã…
- Nếu được phát hiện và cứu vớt muộn: Nạn nhân đã bị uống và hít nhiều nước vào đường thở nên thiếu ôxy nặng, giãy giụa dưới mặt nước, sủi bọt lên mặt nước. Khi được cứu vớt lên bờ có các biểu hiện hoảng loạn, vật vã, thở nhanh, nông, miệng trào bọt hồng, toàn thân lạnh, da nhợt nhạt, tím, tim đập nhanh, yếu hoặc đập chậm, mạch nảy yếu khó bắt, thậm chí ngưng tim.
Video đang HOT
Cách xử trí đúng: Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.
Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực.
Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.
Khi phối hợp ấn tim và thổi ngạt đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được không? môi có hồng không? có phản ứng khi lay gọi kích thích đau không? nếu không và phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Không được ngừng hồi sức tim phổi nếu chưa có nhịp thở. Khi ép tim ngoài lồng ngực, không ấn ngực quá mạnh sẽ gây gãy xương sườn, đụng dập phổi.
Để phòng chống đuối nước cần lưu ý không đi qua các khu vực ngập nước, chảy xiết; Nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước phải có phao cứu sinh, đi nhiều người (để tương trợ nhau lúc cần thiết); tại những vùng nguy hiểm phải có biển báo hoặc cử người túc trực để báo cho người dân biết các đoạn nguy hiểm.
Ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức.
2. Gãy xương do cây đổ, nhà sập, té ngã
Trong mùa mưa bão, gãy xương có thể do cây đổ, nhà sập đè lên người hay do té ngã… gây ra. Gãy xương nếu không được sơ cấp cứu đúng sẽ làm nặng thêm cho nạn nhân. Vì vậy khi gặp một nạn nhân nghi ngờ có gãy xương, người sơ cứu nên bình tĩnh, phán đoán xem nạn nhân bị gãy xương ở chi nào, có các thương tổn kèm theo không, có gãy xương hở không và bệnh nhân hôn mê hay tỉnh. Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định xương gãy.
Cần cố định chi gãy theo tư thế cơ năng (chi ở tư thế nào nên cố định ở tư thế đó), không kéo, nắn hay chỉnh sửa tư thế chi; cố định đúng kỹ thuật, bất động được các khớp trên và dưới chỗ gãy một khớp); dùng nẹp đúng cỡ, có chèn gạc hoặc giẻ ở những nơi nẹp ép sát vào da của nạn nhân (tránh xây xát, rách da).
Trong trường hợp nạn nhân hôn mê, cho đầu nghiêng về một bên (để tránh tụt lưỡi lấp đường hô hấp). Sau khi đã cố định được gãy xương, di chuyển nạn nhân nhẹ nhàng đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện để điều trị tốt hơn.
Xử trí khi cây đổ ngã vào người
Khi người dân nhìn thấy cây đổ đè trúng người, đừng tự ý di chuyển nạn nhân nếu không đủ chuyên môn mà hãy làm theo các bước để tránh ảnh hưởng đến tính mạng người gặp nạn.
Người xung quanh nên gọi bệnh viện gần nhất để nhân viên y tế nhanh chóng hỗ trợ. Sau đó, cẩn thận gỡ bỏ những nhánh cây (tán cây) đè lên người nạn nhân, không tự ý di chuyển thân thể người bị nạn để tránh bị tổn thương thêm và đợi nhân viên y tế đến sơ cứu và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, đối với các gia đình có con em theo học tại các trường học cần cảnh báo các trẻ nhỏ không tự ý leo trèo cây cao và tránh xa các gốc cây, nếu như trước đó xuất hiện mưa lớn gây đất mềm, dẫn đến khả năng cây có thể ngã bất cứ lúc nào.
Cách phòng tránh tai nạn do cây đổ không chơi đùa dưới cây khi trời mưa; Không leo trèo lên các cành cây. Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh trên đường phố, công viên để đốn hạ những cây bị sâu bệnh, già cỗi, nghiêng nguy hiểm, cây nhớm gốc… lấy nhành khô, cắt mé gọn những cây có bộ tán lá lớn.
3. Tai nạn sụp cầu cống, hố ga
Sau những trận mưa rào, đường làng, ngõ xóm, phố ngập nước, người tham gia giao thông không biết đâu là đường, đâu là hố ga để tránh, miệng cống, hố ga lại thường xuất hiện xoáy nước và lực hút rất mạnh.
Do vậy, nếu người đi đường không cẩn thận sẽ bị hút trôi xuống ngay lập tức. Đã có không ít những vụ sập hố ga mất nắp, dẫn tới việc người tham gia giao thông bị cuốn vào dòng nước và thiệt mạng. Đường ngập nước sẽ ngăn cản tầm nhìn của xe. Không chỉ những hố ga, cống thoát nước gây hiểm họa mà những chướng ngại vật chìm trong vùng nước ngập là nguy cơ gây tai nạn rất cao cho người đi đường. Biện pháp an toàn nhất là mọi người nên hạn chế ra đường khi đang có mưa bão ngập lụt.
Chưa nghỉ hè đã nhiều trẻ nhập viện do tai nạn thương tích
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, Khoa Ngoại nhi tổng hợp - Bệnh viện liên tục tiếp nhận những trường nhập viện do tai nạn thương tích ở trẻ.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhi T.G.B (9 tuổi, trú tại Tuyên Quang) được đưa vào viện cấp cứu ngày 9/5/2024 trong tình trạng bỏng nặng do điện giật.
Người nhà bệnh nhi cho biết trẻ chơi đá bóng tại nhà vấp phải dây điện máy bơm bị hở. Thời điểm người nhà phát hiện ra, trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê và được người nhà sơ cứu 20 - 30 phút trước khi đưa vào nhập viện.
Trẻ được chỉ định nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực - chống độc với chẩn đoán suy hô hấp, bỏng cấp độ III ở tay trái và bỏng cấp độ II ở cẳng chân phải. Sau 4 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc, trẻ được chuyển sang khoa Ngoại nhi tổng hợp để thực hiện cắt lọc tổ chức hoại tử, ghép da vết bỏng. Hiện tại, sau 14 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ổn định, da ghép lành tốt, không hoại tử, không nhiễm trùng và vẫn đang được tiếp tục theo dõi, điều trị tại khoa.
Một trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích đang điều trị tại Bệnh viện, Ảnh: BVCC
Một trường hợp đáng tiếc khác là bệnh nhi N.G.H (7 tuổi, trú tại Lâm Thao, Phú Thọ). Trẻ được đưa vào nhập viện ngày 19/5/2024 trong tình trạng đau đầu, nôn nhiều, nôn ra máu do tai nạn xe đạp.
Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán vỡ xương trán phải lan trần ổ mắt. Sau 5 ngày điều trị tích cực, hiện tại, sức khỏe trẻ đã ổn định, phục hồi tốt và được xuất viện.
Tiếp đó, ngày 21/5/2024, Khoa Ngoại nhi tổng hợp tiếp tục tiếp nhận bệnh nhi N.M (7 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) nhập viện do bỏng nước sôi từ bát mì tôm đổ vào gót chân trái và bộ phận sinh dục. Bệnh nhi được điều trị tại nhà 2 ngày, tuy nhiên bố mẹ không kiểm tra kĩ các vết thương trên người trẻ, khi phát hiện vết bỏng đau rát, chảy dịch mới đưa trẻ vào viện.
Tại Khoa Ngoại nhi tổng hợp trẻ được điều trị tích cực, chiếu tia Plasma giúp vết thương nhanh lành và chăm sóc vết thương hàng ngày. Hiện tại vết thương của bệnh nhi đang dần hồi phục, sức khỏe cũng ổn định hơn.
BSCKI. Đinh Văn Nghĩa - Bác sĩ Khoa Ngoại nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, "Để phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Bố mẹ cần cảnh giác, không được lơ là trẻ nhỏ; cần để trẻ tránh xa những mối nguy hiểm hoặc vật dụng có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ. Trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy, tò mò khám phá môi trường sống xung quanh, tuy nhiên lại chưa có ý thức và kỹ năng phòng, tránh rủi ro nên rất dễ gặp tai nạn.
Gia đình cần quan tâm và dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để phòng tránh sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. Bố mẹ cũng cần nắm được một số cách sơ cứu cơ bản để áp dụng vào từng trường hợp, mức độ thương tích. Khi trẻ không may bị tai nạn thương tích, bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp."
Kịp thời cấp cứu và hỗ trợ người bệnh vùng bão, lũ Ngay sau khi tiếp nhận nạn nhân từ các tỉnh bị lũ lụt, sạt lở đất chuyển về, nhiều bệnh viện tuyến trên đã xuyên đêm tổ chức mổ cấp cứu, nỗ lực cao nhất để cứu chữa cho người bệnh. Hội chẩn qua hệ thống Telemedicine giữa các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện tuyến dưới để...