3 loại dầu ăn ‘cực hại sức khỏe’, nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay
Dầu ăn là một phần không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải loại dầu ăn nào cũng tốt cho sức khỏe.
Có những loại dầu ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay.
Dầu ăn sử dụng nhiều lần
Khi dầu ăn được đun nóng ở nhiệt độ cao, đặc biệt là nhiều lần, nó sẽ bị phâ.n hủ.y và tạo ra các chất độc hại như aldehyde và acrylamide. Các chất này có thể gây ung thư, kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp. Dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần cũng sẽ sản sinh ra các gốc tự do và chất béo trans. Các chất này làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL), gây xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, các gốc tự do trong dầu ăn đã qua sử dụng nhiều lần có thể gây viêm nhiễm và tổn thương tế bào, góp phần vào sự phát triển của các bệnh mãn tính như viêm khớp, tiểu đường và Alzheimer. Dầu ăn đã qua sử dụng cũng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ợ chua và các vấn đề khác về tiêu hóa.
Các vitamin và chất chống oxy hóa trong dầu ăn sẽ bị phá hủy khi được đun nóng nhiều lần, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hạn chế tối đa việc chiên rán bằng dầu cũ và thay dầu mới thường xuyên.
Video đang HOT
Nhiều loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn sử dụng hàng ngày. Ảnh: Getty Images
Dầu ăn tự chiết, không đảm bảo vệ sinh
Khi nhắc đến dầu tự chiết xuất, nhiều người thường nghĩ ngay đến một sản phẩm “nguyên chất”, không chứa chất phụ gia và vô cùng lành mạnh. Tuy nhiên, sự thật không đơn giản như vậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không phải tất cả dầu tự chiết xuất đều đảm bảo an toàn.
Một số mẫu dầu tự chiết xuất đã được phát hiện chứa hàm lượng các chất độc hại như benzopyrene, giá trị axit và aflatoxin vượt quá mức cho phép. Nguyên nhân của vấn đề này đến từ quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh.
Nhiều cơ sở sản xuất dầu tự chiết xuất nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc thường sử dụng các thiết bị cũ kỹ, không được vệ sinh thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng dầu bị lẫn tạp chất, cặn bã, thậm chí là nấm mốc và aflatoxin.
Dầu ăn đã để quá lâu
Nhiều người thường có thói quen mua dầu ăn với số lượng lớn hoặc dạng thùng để tiết kiệm và giảm bớt việc đi chợ. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều dầu ăn trong nhà lại tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ đối với sức khỏe. Dầu ăn để lâu ngày sẽ dần mất đi các vitamin và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Khi tiếp xúc với không khí, dầu ăn sẽ bắt đầu quá trình oxy hóa, sinh ra các peroxit. Quá trình này càng diễn ra mạnh mẽ ở những nơi có nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Ngoài ra, dầu để lâu còn có nguy cơ bị nhiễm nấm mốc, sản sinh ra aflatoxin – một chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên sử dụng hết chai dầu ăn trong vòng 3 tháng kể từ khi mở nắp. Sau thời gian này, chất lượng của dầu sẽ giảm sút đáng kể và không nên tiếp tục sử dụng.
Khi dầu ăn bị đun nóng vượt quá điểm khói, quá trình oxy hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ. Điều này dẫn đến sự hình thành các chất độc hại như aldehyde, peroxide và các hợp chất polymer. Các chất này không chỉ làm giảm chất lượng của món ăn mà còn là những tác nhân gây ung thư nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy chú ý đến nhiệt độ khi nấu ăn bằng dầu.
Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ món 'kẹo sáp'
Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ món "kẹo sáp" - loại đồ ăn nhẹ phổ biến ở nước này và một số quốc gia châu Á khác, bởi lo ngại về an toàn thực phẩm.
Món kẹo sáp đã trở nên thịnh hành trong thời gian gần đây. Ảnh: ooodles.space
Kẹo sáp nhiều màu sắc bắt mắt có nguyên liệu chính là sáp ong và siro. Loại kẹo ngọt này đang thịnh hành trong thời gian gần đây, và phổ biến do được quảng bá nhiệt tình trên mạng xã hội. Người ăn sẽ nhai các viên kẹo để thưởng thức siro lỏng bên trong, phần vỏ kẹo không thể nuốt được.
Nhưng tình trạng thiếu nhãn mác phù hợp như ngày sản xuất, chứng nhận chất lượng và thông tin chi tiết về nhà sản xuất đã khiến các cơ quan an toàn thực phẩm quan tâm. Có 6 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có Cam Túc, Hồ Bắc và Tứ Xuyên, đang quản lý chặt chẽ hơn món ăn xu hướng này. Cơ quan chức năng địa phương đã tiến hành kiểm tra tại chỗ các doanh nghiệp và tịch thu sản phẩm không đủ tiêu chuẩn.
Tờ China Daily đưa tin, tại huyện Du Trung, tỉnh Cam Túc, lực lượng chức năng đã kiểm tra 68 cơ sở kinh doanh quanh trường học vào cuối tuần qua. Hơn một nửa đã được lệnh phải bỏ kẹo sáp khỏi kệ hàng và gần 100 hộp kẹo bị tịch thu.
Các thành phố khác đã ban hành cảnh báo sức khỏe cho người tiêu dùng, nêu rõ rằng mặc dù sáp ong sử dụng để làm kẹo không độc hại, nhưng một số nhà sản xuất đã dùng sáp kém chất lượng hoặc sáp công nghiệp có khả năng gây nguy hiểm sức khỏe.
Món kẹo sáp sản xuất tại Trung Quốc cũng gây chú ý ở những nơi khác. Các cơ quan quản lý thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) đã mở một cuộc điều tra vào giữa tháng 9 vì lo ngại về an toàn. Cơ quan y tế Đài Loan thông báo rằng các sản phẩm kẹo sáp là bất hợp pháp bởi chưa được cấp phép nhập khẩu.
Thái Lan đã có hành động tương tự vào tháng 12 năm ngoái, cảnh báo người dân không mua và tiêu thụ kẹo sáp đồng thời yêu cầu các nền tảng mua sắm trực tuyến ngừng bán sản phẩm này.
An toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc mặc dù chính phủ đã nỗ lực xử lý. Vào tháng 9, Trung Quốc điều tra hoạt động sản xuất kỷ tử sau khi truyền thông tiết lộ rằng các thương gia địa phương đã sử dụng hóa chất độc hại để giữ màu đỏ tươi cho sản phẩm này.
Vào tháng 7, một vụ b.ê bố.i khác khiến dư luận "dậy sóng" khi truyền thông địa phương tiết lộ rằng xe bồn vận chuyển dầu ăn ngay sau khi vận chuyển hóa chất. Bồn chứa không hề được làm sạch giữa các lần vận chuyển. Các công ty vận tải hành động như vậy để tiết kiệm chi phí.
Anh phê chuẩn thuố.c mới điều trị bệnh Alzheimer Ngày 22/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm Anh (MHRA) đã phê chuẩn sử dụng thuốc có tên là lecanemab, do hãng dược phẩm Eisai của Nhật Bản phát triển. Đây là loại thuốc đầu tiên được cấp phép ở Anh để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu. Theo đán.h giá của giới chuyên gia, thuốc...