NATO trước viễn cảnh ‘tan đàn xẻ nghé’
Không chỉ lên kế hoạch thay thế vai trò của Mỹ khi khả năng nước này rời bỏ NATO ngày càng cao, châu Âu còn có thể sắp xảy ra cuộc chạy đua năng lực hạt nhân.
Tờ Financial Times ngày 20.3 dẫn nguồn tin từ 4 quan chức châu Âu tiết lộ các cường quốc quân sự lớn nhất châu Âu đang lên kế hoạch đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với việc phòng thủ lục địa này.
Bên ngoài trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ. ẢNH: REUTERS
Viễn cảnh chia ly
Theo đó, Anh, Pháp, Đức và một số nước bắc Âu vừa có cuộc thảo luận không chính thức về việc sẽ định hình lại khối an ninh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Việc thảo luận trên là nỗ lực để tránh hỗn loạn có thể xảy ra nếu Mỹ đơn phương tuyên bố rút khỏi liên minh an ninh xuyên Đại Tây Dương đã bảo vệ châu Âu trong 80 năm qua.
Liên quan vấn đề này, vài ngày trước Đài NBC dẫn lời 2 quan chức Lầu Năm Góc cho hay cơ quan này đang tiến hành tái cấu trúc đáng kể các bộ chỉ huy của quân đội Mỹ. Trong đó, Lầu Năm Góc xem xét việc Mỹ từ bỏ vai trò Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO ở châu Âu (SACEUR). Hơn 70 năm qua, Mỹ luôn điều động một đại tướng giữ vị trí SACEUR. Và SACEUR hiện tại cũng là người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, đồng thời đang giữ vị trí chỉ huy chính giám sát hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột hiện tại.
Gần đây, ngay trong những ngày đầu tiên tiếp nhận nhiệm kỳ 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục yêu cầu các đồng minh châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của cựu lục địa.
Video đang HOT
Căng thẳng càng tăng cao sau khi Mỹ gây áp lực với Ukraine về đàm phán hòa bình trong cuộc xung đột với Nga. Trong quá trình gây áp lực, Washington đã tạm ngừng viện trợ cho Kyiv khiến Ukraine chỉ còn trông chờ vào châu Âu.
Không những vậy, Tổng thống Trump còn tỏ ra sẵn lòng đáp ứng các điều kiện của Tổng thống Nga Vladimir Putin để đạt được hòa bình cho Ukraine: giải quyết “lâu dài” và “nguyên nhân gốc rễ” dẫn đến việc Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đối với Kyiv từ tháng 2.2022.
Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Công ty Eurasia Group (Mỹ), đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, nhận định vấn đề vừa nêu được hiểu là những điều mà Nga từng đưa ra trong tối hậu thư hồi tháng 12.2021 cho NATO và Mỹ. Trong đó, nổi bật có việc NATO không kết nạp Ukraine, NATO phải rút quân đội và vũ khí ra khỏi các nước thành viên được kết nạp sau ngày 27.5.1997. Đồng thời, NATO không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Ukraine, các nước Đông Âu, vùng nam Kavkaz và ở Trung Á. Với Mỹ, thì có cả điều kiện như phải rút tên lửa tầm trung trở lên ra khỏi châu Âu.
Từ những diễn biến trên, khả năng Mỹ rút khỏi NATO hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi NATO không có Mỹ và nguy cơ chạy đua hạt nhân
TS Ian Bremmer, Chủ tịch Eurasia Group (Mỹ), nhận xét: “Đây là thời điểm hành động hoặc thất bại. Người châu Âu cảm thấy như có một khẩu súng chĩa vào họ từ phương Đông (bởi người Nga) như một mối đe dọa an ninh quốc gia trực tiếp, và bây giờ là một khẩu súng vào đầu từ phương Tây. Và điều đó có nghĩa là người châu Âu bây giờ phải hành động cùng nhau ngay lập tức”.
Thực tế, nhóm EU đã chính thức hành động. Theo tờ Financial Times, các thảo luận về việc thay thế vai trò của Mỹ trong NATO cho thấy EU cần phải tăng chi tiêu và thực lực quốc phòng liên tục từ 5 – 10 năm. Trong đó, theo Bloomberg thì 5 yếu tố chính được nhắm mục tiêu trong giai đoạn tới là hệ thống phòng không, năng lực hỏa lực sâu, hệ thống hậu cần, thông tin liên lạc và khả năng cơ động trên bộ.
Vừa qua, Ủy ban Châu Âu đã thông tin chi tiết về các đề xuất ngân sách hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực quốc phòng. Cụ thể, một gói tài chính lên đến 800 tỉ euro (khoảng 870 tỉ USD) có thể được huy động trong 4 năm. Tất nhiên, các nỗ lực của châu Âu cũng gặp cản trở nhất định. Mới nhất, ngày 21.3 thì Ý đã lên tiếng phản đối kế hoạch về gói tài chính 870 tỉ USD ở trên.
Không những vậy, Mỹ có thể thôi bảo vệ đồng nghĩa với việc rút lại chiếc ô hạt nhân, nên các nước châu Âu thậm chí đang tìm kiếm năng lực hạt nhân để tự bảo vệ. Điển hình, trong bài phát biểu mới đây trước quốc hội, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk kêu gọi xem xét tiếp cận “các cơ hội liên quan đến vũ khí hạt nhân”. “Đây là một cuộc đua nghiêm túc: một cuộc chạy đua vì an ninh, không phải vì chiến tranh”, ông Tusk nhấn mạnh. Ông Friedrich Merz, người dự kiến sắp trở thành Thủ tướng Đức, vừa qua cũng đã bày tỏ quan điểm tương tự khi trả lời đài truyền hình nước này. Ông cho rằng Đức nên thảo luận về một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân với Pháp và Anh.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Paris sẵn sàng xem xét mở rộng năng lực răn đe hạt nhân để bảo vệ cho các đồng minh châu Âu. Thế nhưng, năng lực hạn chế của Pháp có thể khiến các nước chưa đủ an tâm nên sẽ tìm cách phát triển năng lực vũ khí hạt nhân. Điều này dẫn đến rủi ro về chạy đua vũ khí hạt nhân sẽ xảy ra.
Hiện tại, Mỹ đóng góp 15,8% vào tổng ngân sách khoảng 3,5 tỉ USD hoạt động hằng năm của NATO. Mỹ cũng triển khai từ 80.000 – 100.000 binh sĩ trên khắp châu Âu, kèm theo đó là hàng loạt vũ khí hiện đại. Vì thế, Washington được cho là đóng vai trò không thể thiếu đối với an ninh của châu Âu.
Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar
Đức, Pháp và Ba Lan đang hồi sinh Tam giác Weimar từng bị lãng quên để tăng cường năng lực phòng thủ của Liên minh châu Âu (EU).
Trong ảnh từ trái qua: Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: DPA
Liên minh gồm Pháp, Đức, Ba Lan hình thành năm 1991 có tên Tam giác Weimar vốn đóng băng hoạt động trong những năm gần đây. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine đã thay đổi chính sách đối ngoại của Đức và Pháp đối với Nga. Điều này Tam giác Weimar được quan tâm trở lại.
Mối quan hệ giữa 3 quốc gia xấu đi trong giai đoạn 8 năm cai trị của đảng Pháp luật và Công lý (PiS) tại Ba Lan. Chính quyền mới của Ba Lan được đánh giá cởi mở hơn trong hợp tác với châu Âu.
Nhà phân tích Lukasz Jasinski tại Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan nhận định với kênh DW (Đức) rằng những yếu tố này đã mở cửa cơ hội hợp tác cho Tam giác Weimar.
Ông Jasinski lý giải: "Đây là giai đoạn ngắn khi hợp tác nằm trong lợi ích 3 quốc gia, có ý chí chính trị cùng quan điểm và ý tưởng để đưa hợp tác của họ đến mức thực tiễn". Nhà phân tích này bổ sung rằng mục đích của Tam giác Weimar là gửi thông điệp chính trị mạnh mẽ đến Nga.
Vào tháng 3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã gặp gỡ tại Berlin (Đức) để đổi mới thể thức của Tam tác Weimar đồng thời thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 16/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 24/6, tại Paris (Pháp), Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Pháp cùng Ba Lan tuyên bố các bước đi vững chắc nhằm củng cố vai trò của châu Âu tại NATO. Đây được coi là kế hoạch B trong viễn cảnh Mỹ không hỗ trợ châu Âu nếu xảy ra tấn công. Giáo sư Carlo Masala tại Đại học Bundeswehr Munich (Đức) phân tích rằng bất kể nhân vật nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới, châu Âu phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Theo ông, cần xây dựng thêm năng lực như tên lửa hành trình và hệ thống phòng không.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cùng người đồng cấp Ba Lan và Pháp đã công bố kế hoạch mua tên lửa tầm xa, thiết lập cơ chế để cùng mua vũ khí tấn công chính xác như tên lửa hành trình.
Tên lửa hành trình thường bay ở tầm thấp, khiến radar khó phát hiện chúng. Kho tên lửa hành trình hiện nay của châu Âu bao gồm những hệ thống đã cũ hoặc đắt đỏ như Storm Shadow (Anh), Scalp (Pháp) và Taurus (Đức). Những tên lửa này có tầm bắn vài trăm km.
Một trong những điểm quan trọng từ cuộc họp gần đây nhất của Tam giác Weiman là kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận chung. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz sau cuộc gặp cho biết: "Liên minh của Tam giác Weimar đang trở thành thực tế". Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius bổ sung rằng mục đích là khiến Tam giác Weimar hữu hình qua lực lượng vũ trang.
Tam giác Weimar không chỉ chú ý tới mảng vũ khí mà còn cả các cuộc tấn công mạng.
Theo ông Jasinski, câu hỏi lớn hiện nay là liệu Tam giác Weimar có thể chịu được "cơn gió" của chính sách chủ nghĩa dân túy tại những quốc gia như Pháp và Đức.
Ba Lan hướng tới vũ khí hạt nhân, xây dựng quân đội nửa triệu người Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết nước này đang tìm cách tiếp cận vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí phi truyền thống khác, bao gồm cả việc tham gia sáng kiến hạt nhân chung của Pháp. Phát biểu trước Hạ viện Ba Lan ngày 7.3, Thủ tướng Tusk nói: "Chúng ta phải nhận thức rằng Ba Lan nên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ mở bán mũ lưỡi trai "Trump 2028"

Ukraine nói tiêm kích 50 triệu USD của Nga bị thiêu rụi

Thị trưởng Kiev: Ukraine có thể phải tạm thời nhượng đất để lấy hòa bình

Nhật Bản thay đổi cách tiếp cận về hiệp ước hòa bình với Nga

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%
Có thể bạn quan tâm

Đỗ Mỹ Linh khoe con gái gần 2 tuổi đã "vượt" mẹ ở điểm này
Sao việt
07:20:17 26/04/2025
Trung Quốc dừng áp thuế trả đũa với một số mặt hàng từ Mỹ?

Giật mình với ảnh quá khứ của mỹ nhân "4.000 năm có 1", nghi thẩm mỹ toàn bộ gương mặt để hóa thiên nga
Sao châu á
07:08:48 26/04/2025
Tiết lộ của người đầu tiên phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An
Tin nổi bật
07:05:24 26/04/2025
Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng bình luận xúc phạm CSGT
Pháp luật
06:48:56 26/04/2025
Ra mắt chưa đầy một tháng, Honda HR-V 2025 đã giảm giá tại đại lý
Ôtô
06:43:11 26/04/2025
4 mỹ nhân đổi đời nhờ đóng phim Victor Vũ: Cái tên cuối có vượt mặt Nhã Phương?
Hậu trường phim
06:42:36 26/04/2025
5 tuyệt phẩm lãng mạn Hàn Quốc "đốt tiền" để nói lời yêu: Choáng ngợp, xem xong chỉ muốn có bồ ngay lập tức!
Phim châu á
06:29:49 26/04/2025
Moto Morini X-Cape 700 trình làng - 'siêu phẩm' mô tô từ Ý, dành riêng dân phượt hạng nặng!
Xe máy
06:15:10 26/04/2025
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai
Sức khỏe
05:56:07 26/04/2025