3 định hướng dạy tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo dõi VGT trên

Chương trình GDPT mới thực hiện dạy học tích hợp theo ba định hướng, trong đó, điều được dư luận quan tâm nhiều là các môn học tích hợp ( Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí) ở cấp THCS.

3 định hướng dạy tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo Bộ GD&ĐT,Chương trình GDPT mới thực hiện dạy học tích hợp theo ba định hướng sau:

Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng trong cùng một môn học, tích hợp giữa.

Tích hợp kiến thức của các môn học, khoa học có liên quan với nhau; ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với những kiến thức có liên quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng các môn học tích hợp.

Tích hợp một số chủ đề quan trọng (ví dụ: các chủ đề về chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, giáo dục tài chính,…) vào nội dung chương trình nhiều môn học.

Trong việc triển khai ba định hướng trên, điều được dư luận quan tâm nhiều là các môn học tích hợp (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí) ở cấp THCS.

Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý: “Ở các lớp học, cấp học dưới,thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lí để tạo thành các môn học tích hợp.”

Bộ GD&ĐT cho hay, những người biên soạn Chương trình GDPT mới đã lựa chọn phương án tích hợp phù hợp với mỗi môn học để phát huy hiệu quả của dạy học tích hợp, đồng thời bảo đảm kiến thức cốt lõi của mỗi ngành khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế trong bước đầu thực hiện dạy học tích hợp ở nước ta.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề chung: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời.

Video đang HOT

Mỗi chủ đề nói trên vận dụng kiến thức của một ngành khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên vốn được đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình.

Bên cạnh đó, chương trình còn có một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như biến đổi khí hậu, giáo dục sức khoẻ, giáo dục STEM, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,…

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí gồm hai phân môn Lịch sử, Địa lí; nội dung của mỗi phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ cho nhau. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, Các cuộc đại phát kiến địa lí, Đô thị – Lịch sử và hiện tại, Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Bộ GD&ĐT cho rằng, phương thức và mức độ tích hợp như trên phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực dạy học của giáo viên và khả năng tiếp nhận, vận dụng kiến thức của học sinh; đồng thời, cũng bảo đảm tính hệ thống của các kiến thức cốt lõi.

Tổ chức dạy các môn học tích hợp như thế nào?

Bộ GD&ĐT cho biết, việc dạy học tích hợp ở cấp tiểu học và dạy học môn Ngữ văn ở ba cấp học được thực hiện như trong chương trình hiện hành.

Các Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của mỗi lớp do giáo viên chủ nhiệm phụ trách, thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

Tùy từng hoạt động cụ thể, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên T.iền phong Hồ Chí Minh, cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động này.

Giáo viên và nhà trường cũng cần báo cáo chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong xã hội để hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động lao động công ích, thiện nguyện.

Về các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí ở cấp THCS, với phương thức và mức độ tích hợp của chương trình các môn học này, các tổ chuyên môn phân công giáo viên dạy mạch chủ đề phù hợp với chuyên môn của mình trên cơ sở bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên trong việc dạy học và đ.ánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây là giải pháp mà các nước phát triển như Anh, Hoa Kì vẫn thực hiện từ trước đến nay.

Các trường sư phạm đã có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy học các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí và chương trình bồi dưỡng giáo viên đơn môn để dạy các môn học này.

Theo Bộ GD&ĐT, những giáo viên có điều kiện và nguyện vọng có thể theo học chương trình bồi dưỡng ở trường sư phạm, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tiến tới đảm nhiệm được việc dạy toàn bộ môn học.

Chương trình bồi dưỡng được tổ chức thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ nên giáo viên có thể sắp xếp thời gian hợp lí để theo học và hoàn thành chương trình.

Nhật Hồng

Theo Dân trí

Không xáo trộn giáo viên khi dạy theo chương trình mới

Bộ GD-ĐT cho rằng việc dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng không gây xáo trộn lớn, không ảnh hưởng đến cơ cấu giáo viên.

Không xáo trộn giáo viên khi dạy theo chương trình mới - Hình 1

Theo Bộ GD-ĐT, sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tích hợp - NGỌC DƯƠNG

Chỉ "tích" những nội dung thật "hợp"

Dư luận hiện quan tâm nhiều về các môn học tích hợp (khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý) ở cấp THCS. GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới, cho hay những người biên soạn đã lựa chọn phương án tích hợp phù hợp với mỗi môn học để phát huy hiệu quả của dạy học theo cách thức này, đồng thời bảo đảm kiến thức cốt lõi của mỗi ngành khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế trong bước đầu thực hiện dạy học tích hợp ở nước ta.

Ví dụ, CT môn khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề chung, mỗi chủ đề vận dụng kiến thức của một ngành khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên (GV) vốn được đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, khẳng định: Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với CT hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu GV. Số tiết của môn khoa học tự nhiên (3 tiết/tuần) ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn vật lý, hóa học, sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về số lượng GV trong mỗi nhà trường. Chỉ khác trong sự phân công và xếp thời khóa biểu mà thôi.

Đ.ánh giá, cho điểm phần tích hợp thế nào ?

Về kiểm tra, đ.ánh giá, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết đang xây dựng lại quy định về đ.ánh giá học sinh để bảo đảm sự phù hợp với CT mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Kết quả đ.ánh giá của mỗi chủ đề được tính vào kết quả cuối cùng của môn học theo tỷ lệ phần trăm tương ứng. Cách tính điểm theo phần trăm nội dung kiến thức này cũng được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới.

"Với chủ đề "chất và sự biến đổi của chất" có thể phân công GV hóa; chủ đề vật sống và "trái đất và bầu trời" thì phân công GV sinh; chủ đề "năng lượng và biến đổi" và "trái đất và bầu trời" sẽ phân công GV vật lý", ông Thành nêu ví dụ.

Tương tự, CT môn lịch sử và địa lý ở cấp THCS gồm 2 phân môn lịch sử, địa lý; nội dung của mỗi phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ cho nhau. Ông Thành chỉ ra ở mỗi lớp 7, 8, 9 có 1 chủ đề chung (6 - 10 tiết). Vì vậy, việc bố trí GV dạy môn này cơ bản GV không thay đổi so với CT hiện hành. Đối với các chủ đề chung, 2 GV cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.

Có 6 năm để chuẩn bị về giáo viên

Về việc chuẩn bị đội ngũ ở cấp THCS nói chung và dạy tích hợp nói riêng, ông Nguyễn Xuân Thành nêu hình dung: Theo lộ trình, đến năm học 2021 - 2022, CT áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng đến lớp 9. Như vậy, sẽ có 6 năm để đào tạo, bồi dưỡng GV. Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV rất cụ thể. Ví dụ, trước hết tập trung bồi dưỡng 25% số GV để dạy lớp 6 và cuốn chiếu cho các năm tiếp theo. Bộ khuyến khích và có chế độ cho các GV tự nguyện đăng ký học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ CT môn học.

Các trường sư phạm đã có kế hoạch xây dựng CT đào tạo GV dạy học các môn tích hợp và CT bồi dưỡng GV đơn môn để dạy các môn học này. Những GV có điều kiện và nguyện vọng có thể theo học CT bồi dưỡng ở trường sư phạm, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tiến tới đảm nhiệm được việc dạy toàn bộ môn học. CT bồi dưỡng được tổ chức thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ nên GV có thể sắp xếp thời gian hợp lý để theo học.

Sao phải gộp 3 thành 1 môn ?

Một số ý kiến cho rằng, việc tích hợp mới dừng lại ở mức độ quá thấp như vậy liệu có cần thiết phải gộp 2 - 3 môn thành 1 môn tích hợp để gây "xôn xao", lo lắng trong đội ngũ GV từ khi thai nghén đến khi ban hành CT này?

GS Nguyễn Minh Thuyết viện dẫn các văn bản yêu cầu thực hiện dạy học tích hợp trong đổi mới GDPT và nhấn mạnh thực tiễn thử nghiệm dạy học tích hợp ở VN trong nhiều năm qua cho thấy việc xây dựng CT môn học tích hợp giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống, qua đó giúp học sinh phát triển được những phẩm chất và năng lực mà CT kỳ vọng. Ngoài ra, nó còn giúp tránh được sự trùng lặp kiến thức nếu dạy ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của học sinh trong nhà trường, góp phần giảm tải so với CT hiện hành.

Lý giải về mức độ tích hợp còn ở bước đầu trong CT GDPT mới, ông Thuyết cho rằng phương thức và mức độ tích hợp như trên phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực dạy học của GV và khả năng tiếp nhận, vận dụng kiến thức của học sinh; đồng thời bảo đảm tính hệ thống của các kiến thức cốt lõi.

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Phim ngôn tình hot nhất hiện nay sở hữu dàn diễn viên toàn "học bá", có người còn đỗ đại học năm 15 t.uổi
20:35:44 15/06/2024
Nhã Phương: Sinh con gái xong, bắt Trường Giang ký cam kết đặc biệt
20:23:04 15/06/2024
Diễn viên Trương Quỳnh Anh tiết lộ cuộc sống mẹ đơn thân
23:03:30 15/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai

Lạ vui

01:24:30 16/06/2024
Một số loài vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh hơn con người. Giác quan nhạy bén của chúng được cho là có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết.

BTS liên tục lập kỷ lục dù thành viên vẫn đang làm nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

01:09:15 16/06/2024
Nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc BTS liên tiếp đón tin vui trong khi 6 thành viên của họ vẫn đang đi nghĩa vụ quân sự.

Người đàn ông 58 t.uổi tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng như thanh niên

Làm đẹp

01:07:50 16/06/2024
Nam thần U60 người Singapore đã chia sẻ về chế độ ăn uống hàng ngày và bày tỏ niềm tin rằng những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác và vẻ ngoài của chúng ta.

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Cường quốc và vũ khí laser

Thế giới

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.