3 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt không được bỏ qua
Các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt có thể giúp bạn phát hiện bệnh sớm, khi vẫn còn chữa được. Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư phổ biến thứ ba ở Mỹ, với hơn 160.000 nam giới được chẩn đoán mỗi năm.
Tin tốt là bệnh khá dễ chữa khỏi: Hơn 98% người có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt sống thêm được từ năm năm trở lên. Nhưng tỷ lệ này giảm xuống với những trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn: Một khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa, tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ là 30%.
Đó là lý do tại sao tầm soát lại có lợi. Trong khi các khuyến nghị về tầm soát PSA vẫn còn gây tranh cãi, một nghiên cứu vừa được công bố vào tháng Chín dường như ủng hộ việc xét nghiêm cho những người lớn tuổi hơn. Trong thực tế, nam giới nên xem xét bắt đầu xét nghiệm PSA phát hiện ung thư tuyến tiền liệt từ 56 tuổi và tiếp tục đến 69 tuổi, và sớm hơn nếu có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt hầu như không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, đó là một trong những lợi ích của xét nghiệm sàng lọc. Thông thường, vào thời điểm có triệu chứng, bệnh có thể đã muộn hơn một chút. Nhưng dưới đây là những triệu chứng có thể báo hiệu ung thư tuyến tiền liệt.
Thay đổi tiểu tiện
Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và niệu đạo. Khi đi tiểu, bàng quang đẩy chất chứa bên trong đi qua tuyến tiền liệt vào niệu đạo để rồi ra ngoài.
Khi có tuổi, tuyến tiền liệt sẽ to lên – thường gọi là u xơ tuyến tiền liệt, và thường gây ra thay đổi về tiểu tiện. Nhưng một khối u phát triển trong tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra vấn đề tương tự.
Video đang HOT
Những vấn đề về tiểu tiện bao gồm dòng nước tiểu chậm, tăng số lần đi tiểu, mót tiểu hơn, và cảm giác bàng quang không hết hoàn toàn, nghĩa là bạn sẽ cảm thấy muốn đi tiểu ngay sau khi vừa mới đi.
Có máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu
Nhìn thấy máu khi đi tiểu hoặc khi bạn xuất tinh là không bình thường, và cần được kiểm tra bất cứ khi nào xảy ra. Đây có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt, hoặc đến từ một nguyên nhân khác như nhiễm trùng hoặc viêm. Dù là gì đi nữa, hãy đi khám bác sĩ.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không xuất tinh hiếm khi là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Đó là nhiều khả năng là một vấn đề với tắc ống dẫn tinh, hoặc đó có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt – tình trạng tuyến tiền liệt to lên không phải là ung thư.
Đau và cứng vùng thắt lưng
Nếu ung thư tuyến tiền liệt lan ra ngoài tuyến, nó thường ảnh hưởng đến các mô và xương gần đó, bao gồm vùng thắt lưng và cột sống. Nó có thể đè lên các dây thần kinh tủy sống, gây đau hoặc tê, và gây cứng cơ, tùy thuộc vào vị trí của tế bào ung thư. Tuy nhiên, chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt như một hệ quả của đau lưng là rất hiếm, mặc dù vẫn có khả năng.
Khi nào thì đi khám bác sĩ?
Hãy nhớ rằng ba dấu hiệu tiềm tàng của ung thư tuyến tiền liệt có thể bắt nguồn từ vô số các vấn đề nhỏ hơn nhiều.
Vì vậy, nếu thấy những dấu hiệu này, hãy đi gặp bác sĩ, nhưng đừng vội vã tưởng tượng ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về xét nghiệm PSA, đặc biệt nếu bạn đang ở độ tuổi 50 hoặc có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.
Cẩm Tú
Theo Men’s Health
Diễn viên Mai Phương khập khiễng xuất viện
Sáng 10/9 diễn viên Mai Phương rời Bệnh viện Quân y 175 sau 25 ngày chữa ung thư phổi, đi khập khiễng với chân trái bị teo do biến chứng.
Nữ diễn viên cười tươi cảm ơn các y bác sĩ và bạn bè người thân, đôi lúc rưng rưng xúc động trong ngày xuất viện.
Bác sĩ Phạm Thành Luân, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 175, cho biết sau 25 ngày điều trị ung thư phổi, hiện sức khỏe Mai Phương khá hơn, đi lại được và không còn khó thở như khi mới nhập viện. Bệnh đã ở giai đoạn muộn, di căn vào xương nên bệnh nhân phải được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Nữ diễn viên được điều trị ngoại trú, uống thuốc hàng ngày, tái khám theo hẹn.
Phó giáo sư Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 động viên Mai Phương trong ngày xuất viện. Ảnh: L.P.
Nữ bệnh nhân nhỏ bé khiến các bác sĩ rất khâm phục vì nghị lực kiên cường, luôn lắng nghe và hợp tác với phác đồ điều trị. Mai Phương được điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích kết hợp với xạ trị giúp giảm đau vị trí di căn xương. Cô may mắn đáp ứng tốt với thuốc điều trị.
Căn bệnh ung thư phổi có thể gây những tác dụng phụ cho Mai Phương như thiếu máu, suy gan thận, suy tủy xương, rụng tóc... Tình trạng di căn xương khiến chân trái của Mai Phương bắt đầu teo. Cô khó có thể trở lại sân khấu để hoạt động biểu diễn.
Diễn viên Ốc Thanh Vân cùng nhiều nghệ sĩ luôn sát cánh cùng Mai Phương trong hành trình chống chọi bệnh. Ảnh: L.P
Nhiều bạn bè, người thân có mặt đón Mai Phương xuất viện. Diễn viên sinh năm 1985 bày tỏ ước mong hết bệnh ngay lập tức, có thể chăm sóc con gái nhỏ, đền đáp tình cảm của gia đình, bạn bè, người hâm mộ đã dành cho mình. "Mọi người đã không để Mai Phương đơn độc trong hành trình chống chọi bệnh tật", nữ diễn viên chia sẻ.
Mai Phương sinh năm 1985. Năm 2006, cô tốt nghiệp khoa Kịch nói thuộc Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM. Sau đó, cô tham gia sân khấu kịch Phú Nhuận và được biết đến qua các vở kịch Người vợ ma, Nhiệm vụ bất khả thi... Cô từng đóng nhiều phim như Những thiên thần áo trắng, Mộng phù du, Xóm cào cào, Trai nhảy... Năm 2010, cô thử sức với lĩnh vực ca hát dưới sự hỗ trợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. Năm 2013, cô sinh con gái, làm mẹ đơn thân. Cô phát hiện mắc ung thư phổi song âm thầm chịu đựng, chữa trị trong hoàn cảnh khó khăn kinh tế.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Nốt ruồi có những biểu hiện này cần nghĩ ngay tới ung thư Ung thư từ nốt ruồi là loại rất nguy hiểm, phát triển nhanh, di căn nhanh và dễ gây ung thư thứ phát vào phổi, não, gan, xương... Theo thống kê của BV Da liễu TƯ, mỗi năm BV này điều trị cho hơn 300 trường hợp mắc ung thư da và số lượng bệnh nhân tăng thêm 10-15% qua mỗi năm. Tuy...