Chú ý 6 dấu hiệu này để phát hiện sớm nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận . Khi bị nhiễm trùng thận , người bệnh cần được điều trị sớm để tránh những tổn hại nặng nề hơn đến sức khỏe .
Đau lưng là một trong những dấu hiệu cho thấy thận đang gặp vấn đề – SHUTTERSTOCK
Hãy chú ý các dấu hiệu thường thấy của nhiễm trùng thận để phát hiện bệnh sớm, gồm:
Nước tiểu có máu
Hầu hết những trường hợp bị nhiễm trùng thận đều bắt đầu khi vi khuẩn tấn công đường tiết niệu, đi vào bàng quang và cuối cùng lây nhiễm đến thận.
Vì phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn đàn ông nên họ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng thận cũng cao hơn, theo tạp chí Reader’s Digest .
Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, máu có thể xuất hiện trong nước tiểu. Lúc ấy, thận có thể cũng đang gặp rắc rối, chuyên gia về thận – bác sĩ Nicole Ali tại Trung tâm Y tế Langone (Mỹ) cảnh báo.
Đau lưng
Thận bị nhiễm trùng sẽ sưng lên. Vì thận ở gần lưng hơn bụng nên sẽ gây ra những cơn đau dữ dội ở phần lưng dưới, bác sĩ tiết niệu Charles Modlin tại bệnh viện Cleveland Clinic (Mỹ) tiết lộ.
Tiểu buốt
Vì nhiễm trùng thận cũng là một dạng của nhiễm trùng đường tiết niệu nên bệnh nhân có thể bị viêm ở nhiều nơi trong đường tiết niệu. Các vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập vào lớp niêm mạc của bàng quang và thận.
Chúng tấn công vào mô và dây thần kinh ở đường tiết niệu, kích thích các thụ thể cảm giác đau và gây buốt khi tiểu, các chuyên gia cho biết.
Nước tiểu đục
Với những trường hợp bị nhiễm trùng thận, nước tiểu có thể bị đục. “Cơ thể huy động bạch cầu để tấn công vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nước tiểu đục là do có nhiều bạch cầu và vi khuẩn trong đó”, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ Nicole Ali.
Mủ trong nước tiểu
Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể thấy mủ trong nước tiểu do sự tích tụ của tế bào bạch cầu và vi khuẩn.
“Trong trường hợp bệnh nhân nhìn thấy mủ trong nước tiểu thì họ có thể đang bị nhiễm trùng nặng hoặc xuất hiện bọc mủ trong bàng quang ”, ông Nicole Ali nói thêm.
Chóng mặt
Nếu nhiễm trùng thận không được điều trị thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu và tàn phá toàn bộ cơ thể. Tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra sẽ khiến các mạch máu giãn nở, khiến huyết áp giảm và gây chóng mặt. Cơ thể có thể bị sốc và cần phải điều trị khẩn cấp, bác sĩ Charles Modlin cảnh báo.
Theo thanhnien.vn
Ngoài hẹp bao quy đầu, còn 5 rắc rối ở vùng kín của bé trai bố mẹ không thể lơ là
Có nhiều vấn đề liên quan đến vùng kín của bé trai rất dễ phát hiện, xử lý đơn giản nhưng nếu bố mẹ không chú ý có thể ảnh hưởng rất nhiều đến con khi trưởng thành.
Bố mẹ nào mà chẳng hy vọng con mình lớn lên vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một số rắc rối vùng kín của bé trai , liên quan đến dương vật, tinh hoàn hoặc bìu.
Một thực tế thú vị là có một triệu chứng chung thường gặp trong các vấn đề tiết niệu của bé trai - nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Các dấu hiệu của UTI bao gồm:
- Sốt.
- Đau ở cả hai bên cơ thể.
- Đi tiểu đau, thường xuyên, nước tiểu có máu hoặc đục.
Một số bé trai lại gặp phải một số vấn đề trong khu vực vùng dưới (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Nyo Yoke Lin, cũng là cố vấn tại khoa phẫu thuật Nhi khoa, Bệnh viện Đại học Quốc gia (Singapore) khuyên rằng bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ con đang gặp bất kì vấn đề nào và liệt kê ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe vùng kín của bé trai có thể gặp phải.
1. Sa tình hoàn
Vào tam cá nguyệt thứ ba, tinh hoàn của thai nhi nên hoàn toàn đi vào bìu rồi. Do đó, bác sĩ Nyo lưu ý khoảng 5 đến 7% các bé trai sinh non có khuynh hướng bị tình trạng này. Ngoài ra, khoảng 3% trẻ sơ sinh đủ tháng và 1% trẻ em 1 tuổi cũng có thể gặp vấn đề này.
Triệu chứng: Bác sĩ nhi khoa sẽ thực hiện khám sức khỏe nhanh sau khi sinh hoặc trong quá trình khám sức khỏe thường xuyên vùng kín của bé trai để đánh giá xem bé có bị hay không.
Nếu con có bất kì triệu chứng bất thường nào, hãy đưa con đi khám ngay lập tức.
Điều trị: Nếu tinh hoàn của bé vẫn chưa xuống khi bé đã được 6 đến 9 tháng tuổi, phẫu thuật điều chỉnh sẽ được thực hiện khi trẻ được 9 đến 18 tháng tuổi. Bác sĩ Nyo nói không có lựa chọn điều trị khác. Nếu tình trạng này không được điều trị, nó thậm chí có thể gây ra vô sinh hoặc ung thư. Bé cũng phải đối mặt với nguy cơ cao hơn bị thoát vị trong tinh hoàn bị sa.
2. Lỗ tiểu lệch thấp
Đây là một dị tật bẩm sinh ở vùng kín bé trai ít gặp hơn các rắc rối khác. Bệnh cũng dễ phát hiện vì lỗ tiểu không đổ ra ở đỉnh quy đầu như bình thường mà ở một vị trí nào đó ở phần dưới dương vật, bìu khiến trẻ không tiểu tiện được bình thường. Bạn cũng có thể sẽ phát hiện ra khúc cong trong dương vật của bé - được gọi là chứng cong dương vật. Bao quy đầu cũng có thể không đầy đủ, chỉ có thể phủ một phần của đỉnh dương vật. Mặc dù nguyên nhân chính xác của tình trạng này chưa được xác định, nghiên cứu cho thấy nó có thể liên quan đến kích thích tố hoặc di truyền.
Triệu chứng: Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ nhi khoa có thể chẩn đoán tình trạng này bằng cách khám sức khỏe. Bạn cũng có thể quan sát nếu thấy nước tiểu của con bạn ra một cách bất thường - không phải từ đầu dương vật - hay phải ngồi xuống để đi tiểu thì có thể con mắc phải hiện tượng lỗ tiểu lệch thấp.
Lỗ tiểu lệch thấp khiến trẻ không tiểu tiện được bình thường (Ảnh minh họa).
Điều trị: Bác sĩ Nyo lưu ý rằng theo mức độ nghiêm trọng và bất kỳ bất thường liên quan, tình trạng này thường được điều trị bằng phẫu thuật. Điều này được thực hiện trong các giai đoạn khi trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi. Thật không may, ngay cả khi phẫu thuật, bác sĩ Nyo cho biết "sửa chữa không bao giờ là hoàn hảo". Các vấn đề sức khỏe lâu dài như dòng nước tiểu yếu, tái phát hay kéo dài tình trạng uốn cong trong dương vật con của bạn sẽ vẫn tiếp diễn. Đôi khi, "sự cố" có thể xảy ra hơn 10 năm sau khi việc phẫu thuật đã được thực hiện. Những vấn đề này đều có thể được chữa trị khi chúng xuất hiện.
3. Tràn dịch màng tinh hoàn
Khi dịch lấp đầy bìu, gây ra hiện tượng sưng, và tràn dịch màng tinh hoàn chính là hệ quả. Trẻ sinh non có nhiều khả năng mắc phải vấn đề này hơn, có thể gây viêm và nhiễm trùng nếu không được điều trị.
Triệu chứng: Thông thường, nó sẽ xuất hiện dưới dạng sưng không đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn của bé nhưng khi bìu sưng lên dần, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và đau hơn.
Điều trị: Thông thường khi được 1 tuổi, hiện tượng tràn dịch này có thể biến mất mà không cần điều trị. Nếu không, trẻ sẽ cần gặp bác sĩ tiết niệu, người sẽ thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh tình trạng này. Trong quá trình phẫu thuật, sẽ có một vết cắt nhỏ ở vùng bụng dưới hoặc bìu, tùy thuộc vào vị trí của vùng tràn dịch, để loại bỏ nó bằng phẫu thuật.
4. Thoát vị bẹn
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, chỉ sau hẹp bao quy đầu. Thường một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn sẽ được bít lại khi trẻ sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vụng bẹn, ở bìu trẻ và gọi là thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn là bệnh khá thường gặp ở trẻ em (Ảnh minh họa).
Triệu chứng: Bạn sẽ phát hiện ra một chỗ phình xuất hiện ở hai bên của xương mu của bé, và có đau và sưng quanh tinh hoàn. Sự phình ra có thể gây đau đớn khi trẻ ho, khóc hoặc ruột vận động.
Điều trị: Trong điều trị thoát vị, điều trị khẩn cấp là cần thiết vì nó có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, phát hiện sớm và phẫu thuật sẽ ngăn chặn tình trạng xấu đi. Bác sĩ Nyo khuyên: "Nếu bạn nghi ngờ có hiện tượng thoát vị hoặc tràn dịch, con bạn nên được đưa đến bác sĩ phẫu thuật hoặc chuyên gia tiết niệu nhi khoa càng sớm càng tốt ".
5. Trào ngược bàng quang niệu quản ( VUR)
Khi trẻ đi vệ sinh, chất thải lỏng thường chảy xuống từ thận vào các ống được gọi là niệu quản trước khi lưu trữ trong bàng quang. Một cái van có nắp ở nơi niệu quản gặp bàng quang, chịu trách nhiệm duy trì dòng chảy của nước tiểu đi đúng hướng. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị trào ngược bàng quang niệu quản sơ cấp, chiếc van này không hoạt động chính xác, khiến nước tiểu chảy ngược về thận thay vì đi vào bàng quang. Bệnh nhân VUR thứ phát bị tắc nghẽn bàng quang, khiến cho nước tiểu chảy ngược trở lại vào niệu quản. Nếu tình trạng này không được điều trị, trẻ có thể sẽ bị tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu, và cuối cùng, thận của trẻ sẽ bị sẹo. Bác sĩ Nyo giải thích, "Hậu quả của việc để lại sẹo bao gồm suy giảm chức năng thận và huyết áp cao".
Triệu chứng: Nhiều trẻ bị VUR thực sự không có triệu chứng, ngoài nhiễm trùng đường tiết niệu.
Điều trị: Bác sĩ Nyo nói trẻ thường sẽ được kê kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như để ngăn chặn nó tái diễn cùng bất kỳ vết sẹo tiếp theo của bàng quang. Trong khi con bạn đang dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm X-quang trên bàng quang để chẩn đoán tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng của trẻ không cải thiện và thận có dấu hiệu hư hỏng, phẫu thuật là phương sách cuối cùng cho những trường hợp nặng.
Nguồn: Parents
Theo Helino
Người phụ nữ đi tiểu buốt vì vòng tránh thai chui qua tử cung, đi lạc vào ổ bụng Nữ bệnh nhân ở Tuyên Quang đi khám tiết niệu vì bị tiểu buốt thì được bác sĩ phát hiện chiếc vòng tránh thai đặt 8 năm trước đó đã chui qua cơ tử cung, "du lịch" tới ổ bụng. Trên báo Người Lao động , Khoa ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh...