3 cựu lãnh đạo chủ chốt SCB lãnh án chung thân
Tòa tuyên phạt 3 án chung thân cho Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB, đang bị truy nã), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) và Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB).
Trong chiều 11.4, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) mức án cao nhất là tử hình cho cả 3 tội danh: đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, tham ô tài sản. Lý do đã cùng với 84 đồng phạm, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng.
Tòa tuyên phạt Bùi Anh Dũng (62 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT SCB) tù chung thân cho 2 tội danh trên. Bị cáo Dũng đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Trong đó từ năm 2013 – 2020, Dũng đã ký hợp thức hồ sơ 404 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB hơn 187.600 tỉ đồng.
Từ năm 2020 – 2022, Dũng đã ký hợp thức hồ sơ 207 khoản vay, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền 104.000 tỉ đồng và gây thiệt hại số tiền 26.330 tỉ đồng.
Bùi Anh Dũng (62 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT SCB) bị phạt tù chung thân. Ảnh TTBC
Tòa tuyên phạtVõ Tấn Hoàng Văn (51 tuổi, cựu Tổng giám đốc SCB) tù chung thân. Lý do là từ năm 2013 – 2017, bị cáo Văn đã ký hợp thức hồ sơ cho 290 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 60.500 tỉ đồng. Từ năm 2018 – 2020, bị cáo Văn đã ký hợp thức hồ sơ 348 khoản vay, giúp sức tích cực cho bị cáo Lan chiếm đoạt 192.000 tỉ đồng và gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh 101.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, tòa còn tuyên phạt Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT SCB (đang bị truy nã, xét xử vắng mặt) tù chung thân; Tạ Chiêu Trung (Tổng giám đốc Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú, cựu Thành viên HĐQT SCB) 20 năm tù.
Toàn cảnh bản án vụ Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát
Tòa tuyên phạtTrương Khánh Hoàng (38 tuổi, cựu quyền Tổng giám đốc SCB) 18 năm tù về tội tham ô tài sản.
Từ năm 2019 – 2021, với các vai trò là Phó tổng giám đốc phụ trách khối tái thẩm định, quyền Tổng giám đốc SCB… Hoàng biết rõ các khoản vay của Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều trái quy định. Tuy nhiên, do được trả mức lương rất cao từ 130 – 500 triệu đồng/tháng, vào các dịp lễ hoặc tết còn được thưởng nhiều lần, khoảng 5 tỉ đồng, nên Hoàng đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan rút tiền của SCB.
Bị cáo Hoàng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để giúp bị cáo Lan chiếm đoạt số tiền hơn 182.000 tỉ đồng, gây thiệt hại cho SCB số nợ lãi phát sinh hơn 65.000 tỉ đồng.
Tòa tuyên phạt Trương Khánh Hoàng (38 tuổi, áo trắng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB) 18 năm tù. Ảnh NHẬT THỊNH
Tòa tuyên phạtTrần Thị Mỹ Dung (39 tuổi, cựu Phó tổng giám đốc SCB) 16 năm tù. Bởi từ năm 2019 – 2022, bị cáo Dung giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 200.690 tỉ đồng, gây thiệt hại cho SCB hơn 69.000 tỉ đồng.
Trước đó, trong phần bào chữa, bị cáo Dung nói thời điểm đó, bị cáo và những nhân viên của SCB tin tưởng vào tài năng của bị cáo Trương Mỹ Lan. Bởi khi ấy, bị cáo Lan có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường, bị cáo Dung nghĩ bị cáo Lan sẽ giúp cho SCB vực dậy, phát triển mạnh hơn.
“Nhưng cho tới thời điểm này, bị cáo nhận thấy mình đã đặt niềm tin sai chỗ, nên mới dẫn đến hậu quả ngày hôm nay. Bị cáo mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật”, bị cáo Dung nói.
Đối với bị cáo Dương Tấn Trước (41 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt) bị tòa tuyên phạt 11 năm tù về tội tham ô tài sản.
Dương Tấn Trước đã thỏa thuận, thống nhất với Trương Mỹ Lan về việc sử dụng các pháp nhân nhóm công ty Tường Việt, phối hợp cán bộ SCB, tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB để sử dụng. Bị cáo đã giúp sức cho Lan chiếm đoạt hơn 4.750 tỉ đồng, gây thiệt hại 605 tỉ đồng.
Trong đó, bị cáo Trước được Lan cho hơn 1.490 tỉ đồng. Sau khi khởi tố vụ án, bị cáo đã khắc phục hậu quả, trả SCB hơn 813 tỉ đồng đối với các khoản vay của Công ty Tường Việt và Công ty Việt Đức. Ngoài ra, bị cáo Trước còn nhận của Trương Mỹ Lan hơn 2.200 tỉ đồng. Bị cáo xin được nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận của bị cáo Lan để khắc phục hậu quả.
Vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát: Tranh cãi về thiệt hại của SCB và ai chịu trách nhiệm bồi thường
Sáng nay (11.4), TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 84 bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng, theo cáo buộc của Viện kiểm sát.
Theo diễn biến phiên tòa từ 5.3 - 4.4, trừ bị cáo Trương Mỹ Lan, còn lại các bị cáo có mặt tại tòa đều khai nhận hành vi phạm tội. Trong 84 bị cáo, có 5 bị cáo bị xét xử vắng mặt do đang bỏ trốn và bị truy nã, một bị cáo xin xét xử vắng mặt do bị bệnh được HĐXX chấp nhận.
Về thiệt hại của vụ án, cáo trạng của Viện KSND tối cao thể hiện trong 10 năm, từ 2012 - 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Dự án Mũi Đèn Đỏ được Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá 17.597 tỉ đồng. Ảnh Nhật Thịnh
Tại phiên tòa, Viện KSND TP.HCM (Viện kiểm sát) xác định Trương Mỹ Lan gây thiệt hại, và sử dụng toàn bộ tiền chiếm đoạt nên về trách nhiệm dân sự, bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường toàn bộ hơn 677.000 tỉ đồng cho SCB. Trong khi đó, SCB đề nghị HĐXX xác định thiệt hại của ngân hàng này tính đến ngày bắt đầu xét xử sơ thẩm (5.3.2024) là 761.802 tỉ đồng, trong đó nợ gốc là gần 484.000 tỉ đồng, nợ lãi, phí tạm tính là hơn 277.800 tỉ đồng. Đồng thời, SCB đề nghị bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm phải có trách nhiệm liên đới khắc phục toàn bộ thiệt hại.
Cách xác định thiệt hại của SCB
Cách thức xác định thiệt hại tại SCB do hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm, đang được tính theo phương pháp lấy số dư nợ còn lại của các khoản vay trừ đi giá trị các tài sản bảo đảm được phân bổ cho các khoản vay. Do đó, Viện kiểm sát phân tích xét thấy hiện SCB đang quản lý nhiều tài sản của liên quan đến Trương Mỹ Lan, có khả năng thu hồi, khắc phục một phần hậu quả.
Để đảm bảo nguyên tắc có lợi cho các bị cáo, cơ quan tố tụng ngoài việc xem xét quy kết trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo về mặt hậu quả của tội tham ô tài sản là dư nợ gốc, hậu quả của tội vi phạm quy định về cho vay là dư nợ (gốc, lãi) của các khoản vay, cũng đã công nhận giá trị tài sản theo kết quả định giá của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân, được SCB xác định có đủ điều kiện pháp lý để thu hồi dư nợ, để loại trừ một phần hậu quả cho các bị cáo khi xem xét trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, sau khi trừ đi các giá trị tài sản đảm bảo theo kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân, theo Viện kiểm sát, thiệt hại của SCB còn khoảng 498.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Viện kiểm sát cũng nêu thiệt hại là hơn 677.000 tỉ đồng hay chỉ khoảng 498.000 tỉ đồng, sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo theo định giá của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân, sẽ do HĐXX đánh giá và quyết định ở phần tuyên án.
Tranh luận tại tòa, các luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan và nhiều luật sư khác đều nêu việc định giá các tài sản đảm bảo cho các khoản vay chưa thống nhất và thấp, làm tăng trách nhiệm của thân chủ, từ đó cũng dẫn đến việc thiệt hại của vụ án không có khả năng thu hồi.
Chẳng hạn, như việc định giá dự án Mũi Đèn Đỏ, theo các luật sư, tháng 8.2020, Công ty CP thẩm định giá Thiên Phú thẩm định dự án Mũi Đèn Đỏ là 151.000 tỉ đồng. Hai thẩm định viên của công ty này là Trần Tuấn Hải và Trần Thị Kim Ngân đã bị bắt trong vụ án với cáo buộc nâng khống giá trị tài sản và ký lùi ngày chứng thư thẩm định. Quá trình xét hỏi tại tòa, bị cáo Hải xác định đã nâng khống giá trị tài sản này khoảng 20%. Như vậy, giá trị thật của Mũi Đèn Đỏ nếu không bị nâng khống sẽ là khoảng 125.000 tỉ đồng; tháng 6.2021, Công ty CP giám định và thẩm định tài sản VN (VAE) định giá tài sản Mũi Đèn Đỏ 168.000 tỉ đồng. VAE là một trong 19 công ty thẩm định giá có uy tín, có năng lực thuộc danh sách được Bộ Tài chính cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN), qua đó NHNN yêu cầu SCB phối hợp để thẩm định giá.
Trong khi đó, Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá dự án Mũi Đèn Đỏ chỉ 17.597 tỉ đồng; hay như 531 m 2 ở đường Nguyễn Huệ, trung tâm Q.1, TP.HCM mà chỉ định giá 337 tỉ đồng, theo luật sư và bị cáo Trương Mỹ Lan đều cho rằng rất thấp so với giá trị thực của nhiều tài sản.
Dự án Mũi Đèn Đỏ rộng 118 ha có vị trí đắc địa tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè, với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỉ USD (tại thời điểm năm 2007). Dự án là khu phức hợp gồm công viên đa chức năng, văn phòng, biệt thự, căn hộ, khách sạn, bến cảng du thuyền lớn nhất VN và mang tầm quốc tế. Dự án được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ký hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để cùng phát triển. Tuy nhiên, do vướng mắc về pháp lý, đến nay dự án chưa được triển khai.
Hiện Cơ quan điều tra đã kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến bị cáo Trương Mỹ Lan.
Dự kiến, TAND TP.HCM sẽ tuyên án trong một ngày.
Vụ án Vạn Thịnh Phát: Nhiều bị cáo tiếp tay gây họa vì được trả lương rất cao Phiên tòa sơ thẩm ngày 27/3/2024 xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 đồng phạm tiếp tục phần tranh tụng. Nhiều bị cáo hối hận vì phải trả giá quá đắt khi được thuê và chấp nhận làm theo chỉ đạo...