3 bộ phận của tôm bạn nên hạn chế ăn
Tôm là một trong những loại thực phẩm phổ biến và được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận của tôm đều có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những bộ phận của tôm mà chúng ta nên hạn chế ăn thường xuyên.
3 bộ phận của tôm bạn nên hạn chế ăn
Ngăn ngừa bệnh về xương: tôm cung cấp lượng canxi dồi dào, giúp duy trì sức khỏe xương và ngăn ngừa các vấn đề như loãng xương, viêm xương khớp.
Bảo vệ mắt: tôm giàu các hợp chất carontenoid, vitamin C, vitamin E và axit béo omega, giúp bảo vệ sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Giàu hợp chất chống ung thư: lipid trong tôm chứa nhiều chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs), có tính chống ung thư nhờ khả năng chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.
Bảo vệ sức khỏe gan: astaxanthin trong tôm có khả năng ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid và giảm tích tụ mỡ trong gan, giúp bảo vệ gan khỏe mạnh.
Đầu tôm
Nhiều người tin rằng ăn đầu tôm sẽ giúp sáng mắt, nhưng thực tế, điều này không hoàn toàn chính xác. Đầu tôm chứa ít chất dinh dưỡng và là nơi tập trung nhiều chất thải và kim loại nặng như asen. Ăn nhiều đầu tôm có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên tránh ăn đầu tôm để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Video đang HOT
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ đen trên lưng tôm là đường tiêu hóa của tôm, chứa nhiều chất thải. Nếu không loại bỏ, khi ăn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nên loại bỏ đường chỉ đen trước khi chế biến tôm để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Vỏ tôm
Nhiều người cho rằng ăn vỏ tôm sẽ giúp bổ sung canxi cho cơ thể, nhưng thực tế, vỏ tôm không chứa nhiều canxi. Canxi chủ yếu có trong thịt, chân và càng tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây khó tiêu hóa, làm khó chịu cho đường ruột. Đặc biệt, trẻ nhỏ không nên ăn vỏ tôm vì dễ bị hóc và gây nguy hiểm.
Nhiều người vứt bỏ hạt mít nhưng không hay biết là 'thần dược' chữa ung thư
Không chỉ múi mít mà hạt mít cũng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp giảm gãy rụng tóc và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, từ lâu người dân đã sử dụng hạt mít như một loại thuốc để điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và kích thích tình dục cũng như một số ứng dụng khác.
Hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt không kém các loại lương thực (trong 100g hạt mít khô có 70% tinh bột, 5,2g protid, 0,62g lipit) nên được nhân dân ta luộc, hấp cơm hoặc nướng ăn rất phổ biến.
Ảnh minh họa
Ăn hạt mít có tốt không?
Ăn hạt mít có tốt không là thắc mắc của nhiều người. Biết những tác dụng này của hạt mít chắc hẳn nhiều người sẽ thấy hối hận khi đã vứt bỏ loại "thần dược" quý giá có thể ăn hàng ngày.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hạt mít có thể tăng cường hệ miễn dịch. Chúng có tác dụng kháng khuẩn trên cơ thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Chúng còn chứa hàm lượng kẽm nhất định, giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy chức năng miễn dịch tốt hơn.
Tăng cường sự phát triển của tóc
Chúng còn có tác dụng ngăn ngừa tóc dễ gãy. Các protein phong phú trong hạt cũng giúp tăng cường sức khỏe của tóc.
Chất sắt trong hạt giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu, và đây là một cách khác mà chúng góp phần giúp tóc khỏe mạnh. Đồng thời, hạt mít cũng giúp giảm căng thẳng tinh thần vì chúng rất giàu protein và các vi chất dinh dưỡng khác. Điều này có thể hạn chế tóc rụng, vì căng thẳng là một nguyên nhân khác khiến tóc yếu.
Tăng cường thị lực
Hạt chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng được biết đến để tăng cường sức khỏe thị lực. Sự thiếu hụt vitamin A có thể gây ra bệnh quáng gà. Hạt cũng có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Giúp phát triển cơ bắp
Ảnh minh họa
Các protein trong hạt có thể giúp xây dựng cơ bắp. Sự có mặt của lượng lớn protein trong hạt mít giúp bạn xây dựng khối cơ, giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất và cân bằng hormone tự nhiên.
Ngừa táo bón
Ăn hạt mít hàng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hạt mít chứa hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón. Chất xơ trong hạt mít sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên nó giúp giải độc đại tràng.
Có đặc tính chống ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy hạt mít có một số đặc tính chống ung thư, do chứa khá nhiều các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa:
Các hợp chất thực vật này có thể giúp chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và phục hồi sự tổn thương của cấu trúc DNA. Ngoài ra, chiết xuất từ hạt mít còn làm giảm 61% sự hình thành mạch máu ung thư, nhưng nghiên cứu này chỉ giới hạn trên cơ thể một số động vật và trong ống nghiệm.
Chống thiếu máu
Hạt mít rất giàu sắt, một thành phần quan trọng của hemoglobin. Hạt mít tốt cho người bị thiếu máu, chúng giúp điều trị thiếu máu và ngăn ngừa một số rối loạn về máu, đồng thời chống lại sự suy nhược, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt liên tục.
Chúng cũng làm tăng sản xuất các tế bào hồng cầu, do đó tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
Tăng cường thị lực
Hạt chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng được biết đến để tăng cường sức khỏe thị lực. Sự thiếu hụt vitamin A có thể gây ra bệnh quáng gà. Hạt cũng có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Giảm nếp nhăn
Thông tin trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, hạt mít giúp giảm bớt những nếp nhăn ở trên khuôn mặt, hãy lấy hạt mít và ngâm chúng trong sữa lạnh một lúc. Sau đó xay nát hạt mít và đắp lên chỗ có những nếp nhăn. Hãy thực hiện thường xuyên nếu như muốn làm giảm bớt nếp nhăn trên khuôn mặt. Một trong những công dụng chủ yếu của hạt mít đó là khiến bạn trông trẻ hơn.
Những nhóm người cần đặc biệt thận trọng khi uống nước lá ổi Lá ổi đã từ lâu được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ việc chữa tiêu chảy, giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm cân, chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da và tóc, cho đến hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống nước lá ổi... Những nhóm...