25% dân số thế giới có nguy cơ mắc các bệnh về thính giác vào năm 2050
Ngày 2/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đến năm 2050, cứ 4 người trên thế giới thì có 1 người gặp vấn đề về thính giác.
Theo báo cáo, hiện số người có các vấn đề về thính giác đã chiếm 20% dân số thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo số người bị khiếm thính trong vòng 3 thập kỷ tiếp theo có thể tăng từ 1,6 tỷ người năm 2019 lên 2,5 tỷ người. Đến năm 2050 sẽ có 700 triệu người mắc bệnh nghiêm trọng về thính giác đến mức phải điều trị, trong khi năm 2019 chỉ có 430 triệu người.
Theo báo cáo có quy mô toàn cầu đầu tiên của WHO về vấn đề thính giác, các nguyên nhân gây bệnh là nhiễm trùng, bệnh tật, dị tật bẩm sinh, phơi nhiễm tiếng ồn và thói quen sinh hoạt. Nguyên nhân chính của sự gia tăng dân số có nguy cơ mắc các bệnh về thính giác là do việc thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, vốn thường xảy ra ở các nước có thu nhập thấp có ít chuyên gia đủ khả năng chữa trị các bệnh này.
Do có gần 80% người khiếm thính sống tại các nước nghèo, nên phần lớn trong số họ không được hỗ trợ. Ngay tại các nước thu nhập cao và có cơ sở y tế tốt hơn, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cũng không đồng đều. Ngoài ra, việc thiếu kiến thức liên quan đến các bệnh thính giác cũng khiến người mắc không nhận được sự chăm sóc phù hợp.
WHO ước tính mỗi năm thế giới thiệt hại gần 1.000 tỷ USD do không giải quyết thỏa đáng vấn đề trên, trong khi các nguyên nhân gây bệnh thính giác đều có thể ngăn ngừa được. Báo cáo đề xuất hàng loạt biện pháp khắc phục, với chi phí ước tính trung bình 1,33 USD/người mỗi năm. Báo cáo nhấn mạnh nếu các nước không hành động để giải quyết vấn đề này, sức khỏe và hạnh phúc của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như thiệt hại tài chính nặng nề do họ không thể giao tiếp cũng như không tiếp cận được giáo dục hay việc làm.
Video đang HOT
Báo cáo đề xuất nhiều biện pháp, bao gồm các sáng kiến y tế cộng đồng như giảm thiểu tiếng ồn ở không gian công cộng, tăng cường tiêm vaccine chủng ngừa các bệnh có thể gây khiếm thính như viêm màng não. Bên cạnh đó, báo cáo khuyến nghị khám sàng lọc theo hệ thống nhằm phát hiện bệnh kịp thời vào những giai đoạn quan trọng. Báo cáo ước tính có 60% số ca khiếm thính ở trẻ em là có thể ngăn ngừa được.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh việc không giải quyết thỏa đáng các bệnh về thính giác không chỉ dẫn đến gánh nặng tài chính mà còn kéo theo những tác động khó lường đối với người mắc bệnh, như mất cơ hội giao tiếp, học tập và tương tác xã hội.
Nặn mụn từ lần này sang lần khác, một người bị biến chứng viêm phổi kép, xẹp cả 2 bên phổi
Việc nặn mụn có thể gây nhiễm trùng là chuyện có lẽ ai cũng biết, nhưng rất nhiều người lại chẳng hề nương tay, vẫn cứ nặn như thường.
Bởi thế mới có chuyện một người cũng vì lý do này mà bị viêm phổi nghiêm trọng, suýt nữa thì mất đi cả mạng sống của mình.
Các bác sĩ đã nhắc nhở rất nhiều lần rằng không nên nặn mụn, nhất là trên mặt, thế nhưng nhiều người vẫn không kiềm chế được và vẫn cứ "ra tay" như thường.
Mới đây, một người ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) cũng đã suýt chết vì nặn mụn ở cằm mình.
Người này, có họ là Chen, đã bị sốt và sưng quanh vùng miệng ngay sau khi anh ta tự nặn mụn. Cứ tưởng chỉ nhiễm trùng tại chỗ, ai ngờ sự viêm nhiễm này lan tới cả hai bên phổi của Chen và anh thấy rất khó thở, theo truyền thông địa phương.
Chen nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Các bác sĩ ở một bệnh viện tại thành phố Thường Châu cho biết, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bị chẩn đoán viêm phổi kép nên đã được đưa ngay vào khoa Chăm sóc Tích cực, tưởng không qua khỏi. Sau đó, anh này phải nằm viện một tháng thì tình hình mới ổn định trở lại.
Sự việc được kênh truyền hình Giang Tô đưa tin, như một lời cảnh báo về việc mọi người không nghe lời bác sĩ và cứ nặn mụn trên mặt, đặc biệt là lại còn không rửa tay trước đó.
Người nhà của Chen.
Người nhà của anh Chen nói: "Anh ấy chỉ bị một cái mụn ở cằm, ai cũng bảo là đừng động vào rồi, nhưng lần nào anh ấy cũng nặn. Trước đây anh ấy cũng từng làm vậy, thật không ngờ lần này lại nghiêm trọng như thế".
Bác sĩ Zhu, người điều trị cho Chen, cho biết: "Tình trạng nhiễm trùng ở miệng đã lan tới phổi, gây ra viêm phổi kép, khiến cả hai bên phổi bệnh nhân đều bị xẹp".
Các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng, không ai nên tự nặn mụn ở vùng "Tam giác Tử thần" trên mặt. Đó là vùng tam giác kéo dài từ điểm giữa hai lông mày, chéo xuống hai bên khóe miệng, chính là khu vực cũng hay bị mụn.
Các bác sĩ đều phản đối việc nặn mụn trên mặt. Ảnh minh họa: Pexels/ Andrea Piacquadio.
Bác sĩ Zhu nhắc nhở: "Điều đầu tiên là tránh dùng tay bẩn để nặn mụn. Và ngay khi vùng da xung quanh đó bị đỏ, sưng hoặc đau, hoặc bệnh nhân bị sốt, thì phải đến gặp bác sĩ ngay". Những tình trạng nhiễm trùng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới giảm thị lực, viêm màng não...
Chen hiện đã đỡ nhưng vẫn đang phải ở bệnh viện theo dõi.
Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Các biện pháp giúp làm giảm đau đớn về thể xác, mang đến sự giải tỏa về tâm lý, tinh thần cho người bệnh cũng như thân nhân người bệnh là những hoạt động của công tác chăm sóc giảm nhẹ. Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) là một khái niệm có bề dày lịch sử từ lâu, nhất là ở các nước phát...