24 giờ sau sinh – điều mẹ chưa biết!
Chào đón một nhân vật mới bước vào thế giới của bạn là một sự kiện vô cùng đặc biệt, kéo theo biết bao cung bậc cảm xúc khác nhau.
Có những cảm nhận chỉ sau sinh bạn mới được trải nghiệm và thấu hiểu. Chào đón một nhân vật hoàn toàn mới bước vào thế giới của bạn là một sự kiện vô cùng đặc biệt, kéo theo biết bao cung bậc cảm xúc khác nhau. Cùng tìm hiểu xem các mẹ sẽ cảm thấy những gì trong vòng 24h sau sinh nhé!
1. Em bé cực háu đói và ngủ rất nhiều
Dĩ nhiên, đây là đặc điểm của trẻ sơ sinh khiến các ông bố bà mẹ mê nhất. Bình thản ngắm nhìn thiên thần bé nhỏ say ngủ hay ngậm ti mẹ dĩ nhiên là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bố mẹ rồi.
2. Em bé hoạt động không ngừng nghỉ
Giờ đây có một sinh linh bé nhỏ xuất hiện trong cuộc đời bạn, liên tục khóc, quấy, đòi ti mẹ, đòi bế ẵm, dỗ dành… Bạn nhận ra bé không thể sống thiếu mình, lúc nào cũng cần có bạn ở bên chăm chút, chú ý từng giây từng phút. Bạn cũng chợt nhận ra từ giờ trở đi, mình không thể sống thiếu bé.
Giờ đây có một sinh linh bé nhỏ xuất hiện trong cuộc đời bạn, liên tục khóc, quấy đòi ti mẹ, đòi bế ẵm, dỗ dành… (Ảnh minh họa)
3. Giấc ngủ là điều xa xỉ
Đã 3 giờ sáng, có thể bạn đang kiệt sức, lả người đi vì mệt nhưng dù bạn có cố gắng nghỉ ngơi, đầu óc bạn vẫn quay cuồng và tất cả những gì bạn muốn làm là ngắm nhìn con yêu đang say ngủ.
4. Lần đầu dọn “bãi” của con
Một trong những sự thật phũ phàng chứng tỏ bạn bắt đầulàm mẹ là đây . Từ giờ trở đi, bạn phải quen với công việc này. Dù không mấy dễ chịu nhưng đến lúc thấy con không “có” để dọn thì bạn lại hoảng hốt vì có thể bé gặp vấn đề về tiêu hóa đấy.
Video đang HOT
5. Bạn “thèm” sự viện trợ của đồ ăn vặt
Một chút sô cô la, tách trà nóng hay lát bánh mì,.. là thứ bạn cần có bên cạnh suốt ngày để đủ năng lượng, tỉnh táo tinh thần, tiếp tục “chiến đấu”.
6. “Con nhà hàng xóm” thật ầm ĩ
Bạn đang ở trong phòng bệnh viện cùng với các bà mẹ mới sinh khác. Xung quanh bạn có thể có 3 đứa trẻ sơ sinh nữa cũng đang gào khóc vang trời. Đương nhiên, tâm lí lúc nào cũng là con mình thì đáng yêu, còn con nhà người ta thì thật là… Bình tĩnh lại nhé bà mẹ trẻ, bạn và họ đều “cùng cảnh ngộ” cả thôi.
7. Bạn lúc nào cũng muốn che chở cho con
Chỉ ra ngoài đi vệ sinh một lát mà bạn cũng có thể cảm thấy bất an khi rời xa con. Biết làm sao nếu em bé khóc trong 10 phút bạn ra ngoài ấy chứ?
Bạn rất cần sự viện trợ của đồ ăn vặt. (Ảnh minh họa)
8. Nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Trải qua những giây phút “vượt cạn” vật vã, gian khổ, rồi đến lúc con ra đời phải chăm lo từng li từng tí, bạn mới thấu hiểu hết nỗi vất vả, khó nhọc khi mẹ nuôi mình như thế nào. Giờ đây khi bạn mới sinh, mẹ lại đến lo cho bạn từ chuyện ăn uống, dọn dẹp rồi lại nhắc nhở những điều cần thiết. Làm mẹ quả là một thiên chức thiêng liêng và vĩ đại.
9. Có chuẩn bị trước bao nhiêu cũng thấy không đủ
Dù lúc mang thai, bạn đã đọc rất nhiều sách báo, tra đủ loại thông tin trên Google, tham khảo ý kiến của bao nhiêu người,… đến lúc sinh con bạn sẽ vẫn thấy lóng ngóng và dường như bạn hiểu biết rất ít về đứa con mới sinh của mình. Hãy bình tĩnh, bà mẹ sinh con lần đầu nào cũng thế cả.
10. Nhưng trên hết, yêu thương đang tràn ngập lòng bạn
Dường như trên đời này không còn gì quý giá và kì diệu hơn sinh linh bé bỏng bạn đang ôm trên tay đây. Bạn vẫn chưa hết ngạc nhiên rằng cuối cùng thì bé đã chào đời an toàn, khỏe mạnh và tim bạn đang ngập tràn yêu thương.
Theo Khám Phá
Sau sinh bao lâu mới nên tắm, gội?
Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là mẹ có thể tắm được rồi, không nên để một tháng.
Sau khi sinh trong suốt thời kỳ hậu sản, người phụ nữ còn mặc quần áo dài, đi tất, không bật quạt, phải nằm trong phòng kín vì sợ sau này sẽ bị lạnh chân tay khi mùa đông về, nằm ngủ khép chặt hai chân vào nhau để tử cung nhanh co bóp... Mặc dù sinh vào mùa hè, nhiều sản phụ vẫn kiêng tắm gội trong suốt cả tháng đầu sau khi sinh vì sợ nếu tắm gội sớm sau này sẽ bị đau đầu và ngứa người hoặc kém chịu rét. Những kiêng khem này liệu có đúng không?
Sau khi sinh bao lâu được tắm, gội?
Sinh nở là một công việc nặng nhọc khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất rất nhiều năng lượng. Sau cuộc đẻ, cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn. Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý. Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản.
Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm "dội" nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu.
Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là mẹ có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. (ảnh minh họa)
Vệ sinh bộ phận sinh dục thế nào, có sử dụng nước muối rửa bộ phận sinh dục sau sinh không?
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của phức hợp này protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển, có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục nữ luôn luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Với những lý do đó, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng và cần thiết cho sản phụ.
Vì vậy, sản phụ nên vệ sinh ít nhất là 3 lần là sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm.
Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Tai biến thời kỳ hậu sản là bế sản dịch và đờ tử cung:
Bế sản dịch là sản dịch không thoát ra ngoài được, hiện tượng này thường gặp ở người sinh con so. Triệu chứng là không có máu ở khăn vệ sinh, đau bụng, sờ vào bụng thấy cứng, có cục. Ngược lại với bế sản dịch, sản dịch không chảy ra ngoài được là hiện tượng sản dịch chảy nhiều. Sản dịch chảy nhiều có thể do đờ tử cung - đờ tử cung là tử cung không co bóp được, dẫn đến triệu chứng máu chảy nhiều.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc sản dịch chảy nhiều có thể do rách tử cung hoặc rách âm đạo mà không được phát hiện hoặc khâu không tốt. Thông thường vài tiếng mới phải thay khăn vệ sinh nhưng nếu phải thay liên tục, đến ngày thứ 3, thứ 4 máu vẫn chảy nhiều, sờ vào bụng dưới thấy mềm, ấn vào một cái thấy máu chảy ra thì khả năng đờ tử cung là rất lớn.
Sản phụ sau sinh như trút được gánh nặng, ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, sản phụ bị đói, lại gắng sức nên mệt. Thấy sản phụ thiếp đi người nhà nên theo dõi, nếu máu chảy nhiều, hạ đường huyết, người thỉu đi thì phải gọi bác sĩ.
Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải thời kỳ này, đó là nằm gác chéo hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như thế âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm gác chéo chân là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.
Sau khi sinh sản phụ có được xem ti vi?
Thông thường sau sinh cơ thể mệt mỏi, sản phụ nên nghỉ ngơi. Nhưng sau khi sinh vài hôm, nếu thích xem tivi, có thể xem ti vi với điều kiện trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào. Việc nhét bông vào tai cũng là để giảm tiếng ồn và tránh gió lạnh. Không nhất thiết bắt mẹ phải nằm cho con bú. Có thể ngồi cho bú, khi cho con bú nên bế với tư thế dựa vào tường, có gối dựa sau lưng.
Theo Khám Phá
5 thủ phạm gây đau lưng sau sinh Đau lưng sau khi sinh là hiện tượng tương đối phổ biến, tỷ lệ này là khoảng 25% đến 40%. Lý do những cơn đau lưng xuất hiện sau khi sinh nở có thể là do các yếu tố sau: 1. Thiếu canxi sinh lý Sau khi mang thai, người mẹ bị ảnh hưởng bởi các hormone thai kỳ, tùy vào cơ địa...