20 năm Tiếp sức mùa thi: Nhà trường đã giáo dục sinh viên theo hướng trải nghiệm
Điều tuyệt vời nhất là trong 20 năm qua, Chương trình Tiếp sức mùa thi đã góp phần thay đổi tư duy giáo dục cho nhà trường, cho giới trẻ…
Một trong những hình ảnh đẹp của Tiếp sức mùa thi, một chương trình góp phần giúp giáo dục người trẻ về trách nhiệm với cộng đồng – ẢNH: NGUYỄN LOAN
Những người đồng hành cùng chương trình Tiếp sức mùa thi chia sẻ suy nghĩ của họ những đóng góp vào sự thay đổi giáo dục của chương trình.
Những bài học quan trọng từ thực tế từ Tiếp sức mùa thi
ẢNH: T.Đ
Chương trình Tiếp sức mùa thi tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM mỗi năm có số lượng sinh viên tình nguyện tham gia khoảng hơn 500 người, có mặt tại hơn 20 điểm thi của trường để hỗ trợ thí sinh, phụ huynh, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho các em vững vàng hơn, bước vào kỳ thi an tâm hơn.
Chương trình Tiếp sức mùa thi là một chương trình xã hội nhằm hỗ trợ các thí sinh thi vào các trường ĐH, CĐ. Chương trình do Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM tổ chức lần đầu tiên từ năm 1996 với tên gọi “Chương trình hỗ trợ thí sinh dự thi ĐH, CĐ”. Đến năm 2001, T.Ư Hội Sinh viên VN, Bộ GD-ĐT, Báo Thanh Niên cùng Tập đoàn Thiên Long nhân rộng mô hình và tổ chức chương trình với tên gọi chính thức là Tiếp sức mùa thi.
Chương trình Tiếp sức mùa thi ra đời với mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh có một kỳ thi an toàn, đạt kết quả tốt nhất. Qua 20 năm, chương trình Tiếp sức mùa thi có nhiều đổi chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của xã hội, giáo dục.
Với những ý nghĩa và giá trị tích cực, chương trình được rất nhiều thành phần trong xã hội hưởng ứng, ủng hộ và tham gia tích cực, trở thành một hoạt động xã hội có uy tín.
Hơn 20 năm triển khai chương trình, hội sinh viên trường đã tham gia và đóng góp tích cực vào chặng đường phát triển. Điểm nhấn của Tiếp sức mùa thi tại trường là thành lập các đội hình xe ôm tình nguyện, “ngân hàng” nhà trọ… hỗ trợ cho hơn 2.000 tân sinh viên mỗi năm.
Điều tuyệt vời nhất là trong bao năm qua, chương trình đã góp phần thay đổi tư duy giáo dục cho nhà trường, cho giới trẻ. Từ các hoạt động của chương trình này, nhà trường đã giáo dục sinh viên theo hướng trải nghiệm, trui rèn và với những bài học thực tế mang đậm giá trị nhân văn chứ không chỉ kiến thức trong sách vở, trên giảng đường.
Đối với chính bản thân những sinh viên tình nguyện, chương trình đã làm thay đổi nhận thức, tình cảm của các em. Các em học được tinh thần trách nhiệm, yêu thương, chia sẻ. Các em mang nhiệt huyết của mình để làm những điều có ích, giúp cho tuổi trẻ ý nghĩa hơn.
Không chỉ thế, các hoạt động này mang đến cho các sinh viên tình nguyện những trải nghiệm thực tế và kiến thức xã hội quý giá, cùng những bài học về kỹ năng như quản lý thời gian, làm việc nhóm, thuyết phục, lãnh đạo… Nhiều cựu sinh viên tình nguyện sau khi tốt nghiệp ĐH đi làm đã đảm nhận nhiều trọng trách trong các doanh nghiệp, cơ quan. Có em trước đây rất nhút nhát, rụt rè nay trở thành các diễn giả. Một phần nhờ vào những năm tháng tham gia các chương trình tình nguyện từ thời sinh viên, trong đó có chương trình Tiếp sức mùa thi.
Video đang HOT
Tiến sĩ Trần Đình Lý (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM)
Môi trường giáo dục sinh viên về trách nhiệm cộng đồng
ẢNH: NVCC
Gắn liền với chương trình Tiếp sức mùa thi qua nhiều năm tôi thật sự yêu mến, biết ơn chương trình và mong chương trình thay đổi, thích nghi với thời cuộc để hỗ trợ tốt hơn cho thí sinh.
15 năm trước, từ miền Tây lên TP.HCM thi đại học, tôi cũng nhờ chương trình. Ngày ấy, kỳ thi còn tổ chức thi theo hình thức 3 chung, nên có thể nói đâu đâu cũng thấy màu áo xanh, từ các bến xe, trục đường, các cụm nhà trọ, ký túc xá… để hỗ trợ thí sinh. Tất nhiên là các bạn tình nguyện viên còn có mặt ở các điểm thi để phát cơm, bản đồ, nước uống, hỗ trợ điều tiết giao thông…
Ra trường, tôi làm trong ngành giáo dục, lại có cơ duyên trong ban tổ chức của trường để triển khai chương trình Tiếp sức mùa thi ở các điểm thi của trường. Phải tìm tài trợ, tuyển tình nguyện viên, tổ chức các không gian tiếp đón, xe ôm tình nguyện… Có làm mới thấy, để duy trì và vận hành được một hoạt động như thế ở quy mô cả nước thì rất khó, mình lại càng trân quý hơn những hỗ trợ từ chương trình mà mình từng nhận.
Giờ đây, khi thi và tuyển sinh không còn như xưa, các thí sinh thi tại địa phương mình sinh sống và học tập chứ không còn đi xa, thì chương trình cần thích ứng cho phù hợp. Số hóa nhiều hơn, ứng dụng công nghệ nhiều hơn, tập trung vào những hỗ trợ trực tiếp tại các điểm thi nhiều hơn… Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, chương trình có thể phát triển nhiều hình thức để hỗ trợ phòng chống dịch tại các điểm thi nếu được cho phép…
Cũng cần triển khai thêm nhiều hình thức tiếp sức. Chẳng hạn trước mùa thi thì hỗ trợ ôn tập (có thể xây dựng, phát triển các app ôn thi, giải bài tập, chia sẻ kiến thức, bí quyết chọn trường), trong thời gian thi (hỗ trợ tại điểm thi), và kể cả các hướng tư vấn sau mùa thi – sau khi có kết quả thi và những hướng đi mà thí sinh có thể chọn…
Chương trình Tiếp sức mùa thi là môi trường cho sinh viên rèn luyện, trải nghiệm, trưởng thành từ những sẻ chia và trách nhiệm cộng đồng.
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM)
Xây dựng nền giáo dục nhân văn
ẢNH: NVCC
Thầy Thái Hoàng, giáo viên, Trợ lý thanh niên Trường THCS-THPT Bác Ái, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: Tôi tốt nghiệp ĐH năm 2003 và đến nay đã có 18 năm giảng dạy ở các trường học. Trong suốt những hành trình tôi đã và đang đi, tôi nhận thấy chương trình quá ý nghĩa, cho tôi rất nhiều bài học, những chất liệu để lồng ghép vào bài giảng để dạy cho học sinh, để các em được học, được đọc và nghe những câu chuyện truyền cảm hứng.
Nhiều năm về trước, điều kiện của nhiều thí sinh ở các vùng quê rất khó khăn, để lên TP.HCM thi ĐH, CĐ, với các em và gia đình là chuyện không đơn giản. Nhưng chương trình đã giúp các em tự tin hơn để bước vào kỳ thi.
Những hình ảnh sinh viên tình nguyện áo xanh, đứng đón thí sinh ở các bến xe, tìm cho các em nhà trọ giá rẻ, chở các em tới đúng điểm thi, che mưa che nắng cho các em đẹp vô cùng.
Là trợ lý thanh niên, tôi cũng thiết kế các chuyên đề sinh hoạt dưới cờ, nói chuyện với các học trò, lan tỏa lối sống đẹp, lối sống mình vì mọi người cho các em từ chương trình ý nghĩa này. Học sinh không chỉ được học văn học, đạo đức, kỹ năng sống từ những trang sách giáo khoa. Những câu chuyện người thật, việc thật từ chương trình Tiếp sức mùa thi giúp các em hình thành nhân cách con người, để các em sống đẹp hơn, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Từ đó, thầy và trò cùng góp phần xây dựng một nền giáo dục nhân văn, thiết thực, vì con người.
Không gì vui hơn khi những năm sau, tôi ra đường và bắt gặp học sinh cũ của mình mặc áo xanh tình nguyện, chương trình Tiếp sức mùa thi cho các bạn học trò từ các tỉnh thành khác về thành phố thi ĐH, CĐ.
'Học thật, thi thật, nhân tài thật' phải tiên phong thay đổi từ lãnh đạo
Bản thân người dạy không thật khiến người học không thật, lãnh đạo không thật khiến cấp dưới không thật.
Trong buổi làm việc mới đây ngày 6/5 với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những yêu cầu đối với ngành về cấc vấn đề tồn đọng, mang tính cấp bách, cần thiết cho nền giáo dục nước nhà hiện nay.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giáo dục phải thực hiện mục tiêu "học thật, thi thật, nhân tài thật". Đây được xem là giá trị cốt lõi, hình thành xuyên suốt trong cả nền giáo dục Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) (Ảnh quochoi.vn)
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam về yêu cầu của Thủ tướng đối với thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho biết:
"Giáo dục có vị trí then chốt, cốt lõi của mọi vấn đề trong xã hội, bởi sản phẩm của giáo dục là con người.
Trong bối cảnh chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng với khát vọng Việt Nam thịnh vượng trong vòng 20 năm tới, thì giáo dục lại càng chứng minh được vai trò "Quốc sách hàng đầu" của mình bởi chính con người, tri thức, nhân cách của con người tạo ra tương lai đất nước".
Đánh giá sự phát triển của một đất nước thường được nhìn nhận bằng cách họ quan tâm, đầu tư cho nền giáo dục như thế nào. Đối với các nước phát triển thường đi kèm nền giáo dục phát triển. Ngược lại, những đất nước có nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển trên thế giới thường giáo dục không được quan tâm hoặc phát triển giáo dục không đồng bộ.
Những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ như đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, phổ cập giáo dục tất cả các vùng miền trên toàn quốc, tự chủ đại học... được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những tồn tại, hạn chế của ngành giáo dục những năm qua cũng đáng kể nếu không nói là nhiều.
Những "hạt sạn" lớn trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới; những trường hợp học sinh ngồi nhầm lớp; bạo lực học đường gia tăng; bệnh thành tích trong giáo dục với những vụ kiện không được giải quyết ổn thỏa.
Lạm thu xảy ra ở nhiều nơi mặc dù đã có xử lý nhưng gây không ít bức xúc trong dư luận, phụ huynh học sinh.
Hay những vụ việc liên quan đến bằng giả, chứng chỉ giả, kiến thức giả điển hình như vụ việc cấp bằng giả tại trường Đại học Đông Đô làm chúng ta không khỏi lo lắng.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng: "Hơn ai hết, Thủ tướng nhận thấy được thực tế nền giáo dục và đào tạo đang có những tồn tại ngay trong nhận thức và cách thực hiện của các nhà quản lý, của các thầy cô giáo, của các em học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Mục tiêu "học thật, thi thật, nhân tài thật" rất chính xác, có cơ sở khoa học thực tiễn đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Để mục tiêu này được thành công là yêu cầu, thách thức rất cao đối với lãnh đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo. Phải thực sự đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám bỏ đi những chương trình lạc hậu, gánh nặng cho người học và cả xã hội", Đại biểu Khánh nhấn mạnh.
Trên thực tế, nền giáo dục Việt Nam đang bị chi phối quá nhiều bởi quan niệm trọng bằng cấp. Ở không ít nơi, tuyển chọn nhân sự, cán bộ vẫn dựa vào hồ sơ "đẹp", ma theo đó, hồ sơ "đẹp" được định nghĩa rằng có nhiều bằng cấp, chứng chỉ thậm chí, đến bản thân chủ sở hữu bằng cấp, chứng chỉ đó không biết học để làm gì nhưng phải có nó bằng mọi cách.
Các cuộc thi trong nhà trường vô hình trung cũng trở thành vòng xoáy của căn bệnh ngụy thành tích. Một địa phương, một trường học, một lớp học, một giáo viên đạt danh hiệu giỏi, xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ khi đủ chỉ tiêu học sinh giỏi, học sinh lên lớp, không có học sinh yếu kém, phê bình.
Áp lực chỉ tiêu thành tích khiến cho những cuộc thi đơn thuần trở thành cuộc chạy đua mà chính giáo viên, học sinh, thậm chí phụ huynh đều trở nên mệt mỏi.
Chúng ta lên án nhiều hình thức thi học sinh giỏi, ôn luyện "gà nòi" để lấy thành tích ảo, thành tích "sắp đặt". Ngay chính những cuộc thi như thế đã thấy sự không thật và chắc chắn nếu quá trình học không thật, thi không thật thì không thể tạo ra nhân tài thật.
Chính vì thế, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh chỉ ra rằng, thay đổi tư duy giáo dục không chỉ là việc của một ngành, một trường, một người có thể làm được. Đó phải là sự vào cuộc của toàn xã hội và tiên phong đi đầu phải là những người lãnh đạo.
"Bỏ những quan niệm giáo dục cũ, bỏ những bằng cấp, chứng chỉ không cần thiết, xem trọng thực lực, hiệu quả công việc của các thầy cô giáo.
Bệnh thành tích trong giáo dục cũng cần phải bỏ bớt những thứ không phải thi đua mà là 'chạy đua', 'ganh đua' trong giáo dục. Những chỉ tiêu, những 'chuẩn không cần thiết chúng ta nên bỏ để hướng đến việc học thật, thi thật, có nhân tài thật.
Phải đổi mới tư duy bằng việc áp dụng khoa học, công nghệ vào giảng dạy, tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm giáo dục trên thế giới để giáo dục và đào tạo.
Thủ tướng Chính phủ đưa ra 'học thật, thi thật, nhân tài thật' sẽ là động lực mạnh mẽ để nền giáo dục Việt Nam tự mình đổi mới, góp phần then chốt hiện thực hiện thực hóa khát vọng Việt Nam thịnh vượng bắt đầu ngay từ bây giờ", bà Khánh bày tỏ.
Tiểu học đã ngụy thành tích, 2 bậc trung học chữa làm sao? Xóa bỏ căn bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay cần thay đổi tư duy người lãnh đạo, và bậc học được làm nghiêm nhất chính là bậc tiểu học hiện nay. Thầy Lê.Q. (đề nghị không nêu tên) là một Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông tại tỉnh Kiên Giang, người thầy luôn được đồng nghiệp đánh giá có...