2 người phụ nữ quyền lực giao lưu với thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội
Hai người phụ nữ thành đạt là nữ doanh nhân Thái Hương và nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia cuộc giao lưu mang tên “Đường tới thành công” do Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu tiên tổ chức.
GS.TS. Tạ Thành Văn – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội – trao quà cho 6 sinh viên đỗ thủ khoa năm học 2020 -2021.
Cuộc giao lưu là sáng kiến của GS.TS. Tạ Thành Văn – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội – với tư duy rất mới, như ông chia sẻ: “Đường tới thành công” được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, học viên, sinh viên của trường tiếp cận với những doanh nhân thành đạt của các doanh nghiệp tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, mà chúng ta thường nghe nói tới, nhưng chưa có cơ hội tiếp cận họ. Điều này là vinh dự cho Trường nhưng cũng là niềm tự hào của các doanh nhân, khi được truyền cảm hứng ở ngôi trường đại học có lịch sử hơn 100 năm.
“Chúng tôi cũng muốn chuyển đến các sinh viên thông điệp: Người thầy thuốc không chỉ biết khám, chữa bệnh, mà còn tùy theo điều kiện, có thể phát triển, trở thành những nhà quản lý, thương gia thành đạt. Đây là mô hình thế giới đã và đang đi, và giờ chúng ta mới đi” – GS. Văn cho biết.
GS.TS. Tạ Thành Văn – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội
“Ngoài chuyên môn phải có lương thiện”
Nữ doanh nhân Thái Hương dẫn mọi người ngược về kỷ niệm của bà khi thi trượt Đại học Y Hà Nội. “Nhưng tôi vẫn muốn có một ngày tôi sẽ thi đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội và được GS. Tạ Thành Văn trao tấm giấy chứng nhận cho tôi!” – Bà chia sẻ về khát vọng chưa nguôi của mình.
Khát vọng ấy không chỉ được bà truyền cảm hứng cho con cái, để con trai bà đã trở thành sinh viên trường y, mà bà còn biến ước mơ năm xưa thành quyết tâm thành lập Tổ hợp chăm sóc sức khỏe công nghệ cao tiêu chuẩn quốc tế TH, nhằm phục vụ cộng đồng.
Nữ doanh nhân nhắn nhủ rất chân thành với các sinh viên: Làm doanh nhân hay bác sĩ, để thành công, ngoài học giỏi chưa đủ, mà cần nhiều yếu tố, đầu tiên là tự biết mình là ai và phải có ước mơ, khát vọng. Trong cuộc đời có rất nhiều thời cơ nhưng cần nắm được thời cơ.
Bà Thái Hương giao lưu với các sinh viên
“Điều rất quan trọng là ngoài chuyên môn nghề nghiệp, phải có lương thiện” – Bà Thái Hương chia sẻ và khuyên các thầy thuốc tương lai: Muốn cống hiến phải học thật giỏi, để làm những điều mình muốn, không được đánh mất mình. Quan trọng nhất của đời người không phải là lấy được bao nhiêu tiền mà là chia sẻ được bao nhiêu.
Video đang HOT
Trước câu hỏi của sinh viên về chiến lược phát triển y tế của doanh nghiệp, bà Thái Hương thẳng thắn: “Tôi điều tiết doanh nghiệp theo đúng quy luật của thị trường, là phải có lợi nhuận. Dịch vụ cao là để đáp ứng nhu cầu của những người có khả năng kinh tế, nhưng cũng cũng có kế hoạch chăm sóc cho người nghèo. Để đủ kinh phí nuôi chuyên gia nước ngoài, tôi sử dụng phương pháp hoạt động trực tuyến. Dịch vụ phải đảm bảo khoa học và chỉn chu từ khâu đón tiếp đến khâu điều trị.
Bà Thái Hương: Tôi tìm mua bằng được bó hoa mẫu đơn này để tặng GS.TS. Tạ Thành Văn, với lời chúc và mong muốn “thầy thuốc như mẹ hiền”
Một sinh viên hỏi bà về kế hoạch sản xuất khẩu trang mà cậu ấp ủ, bà Thái Hương không ngần ngại trao đổi: “Tôi không dập tắt ước mơ của cháu, nhưng kế hoạch của cháu sẽ không thành, vì nhiều người đã làm rồi”.
Tuy nhiên, nữ doanh nhân cho biết bà sẵn sàng dành thời gian gặp các sinh viên để tư vấn thêm. Bà rất muốn biết sinh viên cần gì và các bạn có thể gặp bà tại Văn phòng của bà, hoặc trao đổi qua email, điện thoại.
“Hãy gìn giữ và phát huy thương hiệu là sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội!” là mong muốn mà nữ doanh nhân thành đạt gửi đến các bạn trẻ.
“Mỗi sự đam mê đều là hạnh phúc”
Tại cuộc giao lưu, cựu sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội – PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế – đã trao tặng 8 suất học bổng từ tiền cá nhân của bà cho các sinh viên nghèo vượt khó. Năm ngoái, bà cũng đã trao 5 suất học bổng cho sinh viên của Trường.
Bà cho biết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Trường Đại học Y Hà Nội, để giúp đỡ các sinh viên học giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ.
Tại diễn đàn này, cựu sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội cũng chia sẻ với các thầy thuốc tương lai về phương pháp học tập và kinh nghiệm lựa chọn chuyên ngành. Bà tâm sự năm trước, khi tặng học bổng cho các sinh viên nghèo học giỏi, bà còn có món quà là một chiếc ống nghe. Nhưng năm nay, bà không tặng ống nghe nữa vì thấy điều đó sẽ làm lệch mục đích của việc tài trợ, là sinh viên Y ra trường không chỉ để khám, chữa bệnh.
“Bởi trong các sinh viên được nhận học bổng, có những em giành giải nhất toàn quốc môn Sinh, điểm thi rất cao học ở trường chuyên, mà có em vô cùng nghèo, thậm chí không có cả nhà ở, đã cho thấy nỗ lực vượt qua những khó khăn vất vả rất lớn của các em để thi vào trường. Các em có thể có những cơ hội phát triển khác, thay vì chỉ làm bác sĩ chữa bệnh” – Bà Tiến bày tỏ.
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến tặng học bổng cá nhân cho các sinh viên nghèo vượt khó, trị giá 15 triệu đồng/suất.
PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – cảm ơn tình cảm của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến dành cho sinh viên
Nguyên Bộ trưởng cho hay: Khi chọn khối ngành sức khỏe, sinh viên cần có cái nhìn tổng quát để biết rằng, bác sĩ chỉ là một phần trong đó. Vì khối ngành sức khỏe bao gồm dự phòng, y tế công cộng, dinh dưỡng, vệ sinh, tiêm chủng, di truyền, môi trường… còn tuyến chăm sóc y tế chỉ chiếm khoảng 10-15%. Thực tế chỉ có 5% người dân trên cả nước vào bệnh viện điều trị bệnh, khoảng 20-30% tự chữa hoặc điều trị tại nhà, còn phần lớn là người khỏe mạnh, chưa mắc bệnh, chưa phải vào bệnh viện, có thể tự chữa khỏi bệnh bằng những chương trình chăm sóc sức khỏe dự phòng.
GS.TS. Tạ Thành Văn – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội – trao quà cho “Sinh viên của năm 2020″ Nguyễn Nhật Tân.
“Vì vậy, đừng nghĩ vào Trường Đại học Y Hà Nội chỉ là khám, chữa bệnh, mà còn có nghiên cứu khoa học và hoạt động dịch tễ. Trường Đại học Y Hà Nội là đại học về sức khỏe, mặc dù chưa có ngành nào có tên đó, nhưng nó rất quan trọng, nên phải học nâng cao sức khỏe: Dinh dưỡng, thể dục thế nào? Phòng, chống thuốc lá, rượu bia ra sao?… Dự phòng rất quan trọng, người dân phải đi khám bệnh 6 tháng/lần nhằm phát hiện kịp thời ung thư, tiểu đường, mỡ máu … để điều trị” – PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến lưu ý.
Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội tặng quà 34 tân sinh viên vừa được tuyển thẳng vào trường.
Kể lại chuyện 40 năm trước, khi các bạn cùng học “lao” vào các chuyên ngành nội, nhi, ngoại, sản, thì nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã chọn học Nội trú chuyên ngành dịch tễ, vì tự thấy có khả năng về dự phòng. Bà tâm sự: Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn ngành y và vẫn học dự phòng. Khác với các ngành sản xuất phải chờ đợi mới biết được hiệu quả, tham gia một chương trình tiêm chủng sẽ biết hiệu quả dự phòng thế nào.
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ bí quyết thành công với các bạn trẻ: Chăm chỉ – Chân thành – Trung thực. “Chăm chỉ nhưng phải có phương pháp học và đam mê. Mỗi sự đam mê đều là hạnh phúc” – Bà nhấn mạnh.
Các sinh viên giao lưu với bà Thái Hương và PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến
Cũng tại diễn đàn này, GS.TS. Tạ Thành Văn đã trao quà cho sinh viên Nguyễn Nhật Tân – “Sinh viên của năm 2020″ với kết quả học tập đạt giỏi tất cả các môn; trao quà cho 6 sinh viên đỗ thủ khoa năm học 2020 -2021.
Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội cũng tặng quà cho 34 tân sinh viên vừa được tuyển thẳng vào trường.
Bà Thái Hương – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP, đồng thời, là nhà sáng lập và tư vấn của Tập đoàn TH. Bà là nữ doanh nhân Việt đã lọt Top 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á do Forbes bình chọn.
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến – Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế. Bà là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 do Forbes Việt Nam bình chọn.
(Ảnh: Hữu Linh)
Quyền từ chối...
Thiếu 0,25 điểm, Ngô Văn Hiếu, cậu học sinh 10 năm cõng bạn đến lớp ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã không trúng tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội theo nguyện vọng 1.
Ảnh minh họa/INT
Cũng từ đây, có nhiều ý kiến cho rằng, với trường hợp này, Trường Đại học Y Hà Nội nên xét tuyển đặc cách...
Với 28,15 điểm, Hiếu học giỏi. Ước mơ vào giảng đường đại học và học ngành y là phù hợp với học lực của em. Hơn nữa, là nguyện vọng được học ngành y để chữa bệnh cho mọi người cũng như bạn của mình. Cậu cũng muốn cùng bạn "đi tiếp" chặng đường những năm học đại học. Hiếu không muốn xa bạn của mình - đó là mong muốn chính đáng, của một trái tim nhân hậu.
Hiếu cũng không làm đơn xin xét tuyển đặc cách. Những ý kiến đề xuất đặc cách không phải từ mong muốn của Hiếu. Tất nhiên, không trúng tuyển được nguyện vọng 1 Hiếu rất buồn. Nhưng có câu "học tài, thi phận", không ai có thể trách em, bởi em đã nỗ lực hết sức mình.
Còn việc có được xét đặc cách hay không còn tùy thuộc vào các quy định hiện hành. Như ý kiến của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội là quy chế tuyển sinh không cho phép đặc cách trong trường hợp này. Vì vậy, nhà trường phải tuân thủ và không được phép làm trái quy chế. 0,25 điểm - có vẻ rất ít nhưng trong tuyển sinh, đó là cơ hội của hàng trăm thí sinh khác.
Mỗi kỳ tuyển sinh, luôn có nhiều trường hợp đặc biệt khác nhau, do vậy, nếu đặc cách cho trường hợp này, sẽ không công bằng với các trường hợp khác. Sau này, Hiếu vẫn có cơ hội vào Trường Đại học Y Hà Nội nếu em thi đỗ vào hệ đào tạo bác sĩ nội trú. Lúc đó, Trường Đại học Y Hà Nội sẵn sàng đón em - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh.
Tạm khép lại những "ồn ào" thời gian qua về việc có nên xét đặc cách hay không, Hiếu đã lựa chọn Trường Đại học Y Dược Thái Bình - với tâm sự: Em rất xúc động và cảm ơn tất cả mọi người, đặc biệt là các thầy cô giáo đã âm thầm lo lắng cho em và có ý định gọi ra Trường Đại học Y Hà Nội để xem có cách nào giúp em.
Quả thực, những ý tốt của thầy cô, em không được biết. Nhưng dù Trường Đại học Y Hà Nội có đặc cách, em cũng xin từ chối. Không nên sử dụng sự nổi tiếng của mình là cõng bạn 10 năm qua để xin vào trường đại học. Vào đại học phải là bằng năng lực của mình. Được xét vào đại học nào em cũng rất hài lòng chứ không phải vì sự nổi tiếng của em với bạn.
Có thể, nếu Trường Đại học Y Hà Nội đồng ý xét đặc cách trong trường hợp này sẽ không có nhiều ý kiến phản đối. Thế nhưng, với ngành học có nhiều đặc thù như ngành y, "đầu vào" chưa nói lên được nhiều. Phía trước là chặng đường 6 năm và dài hơn thế nữa để các em có thể khẳng định được mình...
Hiếu có quyền từ chối và đã thực hiện quyền từ chối của mình. Tin rằng, với sự nhân hậu, lòng tự tôn của mình, Hiếu sẽ vượt qua tất cả để đi đến đích: Trở thành một bác sĩ giỏi, dù học ở Trường Đại học Y Dược Thái Bình hay Trường Đại học Y Hà Nội. Quan trọng hơn, Hiếu đã tự tạo và nắm bắt được cơ hội cho mình một cách công bằng, sòng phẳng.
Trường ĐH Y Hà Nội đào tạo được 1.440 tiến sỹ trong 40 năm 40 năm qua, Trường ĐH Y Hà Nội đã đào tạo được 1.440 tiến sỹ. Nhiều cựu nghiên cứu sinh đã và đang là lãnh đạo các bệnh viện, viện nghiên cứu, giữ các trọng trách quản lý trong ngành Y. Chia sẻ tại Lễ kỷ niệm 40 năm đào tạo tiến sĩ diễn ra chiều qua (24/11), GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ...