2 món ăn giúp cơ thể ‘tự chữa bệnh’ hiệu quả, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm từ gốc
Cảm cúm tuy là bệnh nhẹ nhưng nếu không chú ý chữa trị cũng có thể gây ra các bệnh khác, do đó, mọi người nên chú ý chăm sóc sức khỏe để phòng bệnh hiệu quả.
Ăn cháo nóng khi bị cảm cúm có thể thúc đẩy việc “tự chữa bệnh”
Theo các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng chia sẻ trên kênh People, khi bị cảm cúm, chúng ta nên ăn cháo loãng nóng, có thể giúp ra mồ hôi, xua tan cảm gió, cảm lạnh, thúc đẩy quá trình “tự chữa bệnh” của cơ thể. Sau khi bị cảm cúm, chúng ta thường ăn ít, kén ăn, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, nên ăn cháo loãng cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Ngoài ra, khi bị cảm cúm, chúng ta nên uống nhiều nước hơn và đi tiểu nhiều hơn, để các chất thải được bài tiết ra ngoài kịp thời nhờ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp ích cho việc chữa cảm.
Cháo ấm nóng với hành, tía tô rất tốt cho việc phòng ngừa và giảm nhẹ cảm cúm.
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và nấm để phòng tránh cảm cúm từ gốc
Thức ăn không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, các loại thực phẩm cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Để phòng tránh bệnh cảm cúm hiệu quả, chúng ta nên chú ý bổ sung đầy đủ hai loại thực phẩm sau trên cơ sở một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và điều độ.
Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C
Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, nếu người trưởng thành tiêu thụ 300mg vitamin C mỗi ngày, có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh như cảm lạnh.
Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng bổ sung vitamin C tự nhiên từ rau củ quả. Đây là cách bổ sung vitamin C hợp lý và an toàn nhất. Các loại trái cây giàu vitamin C bao gồm ổi, táo tàu tươi, kiwi, táo gai (hay quả sơn tra), bưởi, dâu tây, cam, quýt, v.v…
Ví dụ hàm lượng vitamin C trong táo tàu tươi là 243mg/100g, ớt ngọt 130mg/100g; củ cải trắng 77 mg/100 g; kiwi 62mg/100g; súp lơ trắng 61mg/100 g; dâu tây 47mg/100 g; cải thảo 47mg /100g;…
Video đang HOT
Nên ăn thực phẩm giàu Vitamin C sẽ giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật rất tốt (Ảnh minh họa)
Nên ăn các loại nấm khác nhau
Nên ăn khoảng 50gram nấm (trọng lượng tươi) mỗi ngày. Nấm rất giàu chất selen, riboflavin, niacin và các chất chống oxy hóa, giúp điều hòa miễn dịch của cơ thể. Các loại nấm phổ biến gồm có nấm hương, nấm rơm, nấm sò, nấm kim châm, nấm hầu thủ,… Mỗi loại đều có những đặc điểm dinh dưỡng riêng biệt.
Trước nhiều loại nấm để lựa chọn, nhiều người sẽ thắc mắc: Nên ăn loại nấm nào là tốt nhất?
Trên thực tế, các loại nấm trên đều thuộc cùng một chi nên bạn có thể ăn loại nào cũng được. Tuy vậy, bạn nên ăn nấm xen kẽ để đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất và ngon miệng hơn.
Chẳng hạn hôm nay nếu bạn ăn nấm rơm, thì ngày mai nên ăn nấm hương, ngày kia ăn nấm sò. Cách ăn này không chỉ khiến khẩu vị thêm đậm đà mà còn giúp bạn không bị thiếu dinh dưỡng. Về lượng cụ thể, bạn có thể tham khảo gợi ý phía trên, tức là ăn trung bình khoảng 50gram mỗi ngày và ăn không dưới 300gram mỗi tuần.
Nấm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nên nấu chín kỹ và ăn xen kẽ cùng thực phẩm khác để tối ưu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, cách chế biến nấm đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất là hấp, luộc và hầm, không nên chiên nấm ở nhiệt độ cao, càng ít dầu mỡ và muối càng tốt. Đây là nguyên tắc cơ bản bạn nên nhớ kỹ.
Bạn đã biết cách dùng tỏi tươi đúng cách để tăng đề kháng
Tỏi tươi khi nghiền nát kích thích enzym alinase hoạt động thì alliin có trong tỏi mới biến thành allicin, giúp tăng đề kháng cho cơ thể, phòng cảm lạnh.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 cho biết, tỏi là loại gia vị quen thuộc, luôn có trong căn bếp của mỗi gia đình, đồng thời tỏi cũng là vị thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong y học cổ truyền, tỏi có vị cay thơm nồng, tính nóng, là vị thuốc thuần dương, có thể giúp tăng cường chính khí, trị cảm lạnh, tiêu chảy do hàn. Theo y học hiện đại, tỏi có công dụng trị cảm cúm, tăng cường miễn dịch, hạ áp, giảm mỡ máu,...
Để tiện lợi, tỏi được bào chế dưới nhiều chế phẩm như bột tỏi dùng trong nấu ăn hoặc viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm chứa tinh dầu tỏi để uống hoặc bôi ngoài da như dạng gel hoặc kem tỏi, đang được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày.
Thành phần và công dụng của tỏi
Allicin được cho là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Nhưng trong củ tỏi sống chỉ chứa tiền thân của allicin là alliin, nên phải nghiền nát hoặc đập dập củ tỏi, kích thích enzym alinase hoạt động thì alliin có trong tỏi sống mới biến thành allicin. Allicin trong tỏi có nhiều tác dụng như kháng sinh, tăng cường các tế bào bạch cầu khỏe mạnh tăng sức đề kháng cơ thể, loại bỏ các độc tố trong máu như nicotine, giúp thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp.
Allicin còn giúp bảo vệ da do tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và đồng thời cản trở hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa mụn trứng cá và phòng ngừa các bệnh ngoài da hiệu quả. Tuy nhiên allicin bị phá hủy rất nhanh bởi nhiệt độ và sự ô xy hóa, vì vậy hiệu quả nhất là dùng tỏi sống hoặc ngâm rượu. Allicin cũng là chất tạo ra mùi nên có thể gây khó chịu và khó sử dụng đối với trẻ nhỏ, một số người mẫn cảm.
Sulfur rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu viêm, giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa cảm cúm, ngoài ra polysulfides và những phân tử lưu huỳnh có trong tỏi có thể làm giãn cơ trơn, đồng thời kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu và giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Ajioene được nghiên cứu là có tính chất tương tự như aspirin giúp hạn chế hình thành huyết khối, chống kết tập tiểu cầu, hạn chế hình thành mảng xơ vữa trên thành mạch máu, phòng ngừa bệnh lý tim mạch hiệu quả. Khi ăn tỏi thường xuyên, quá trình lão hóa của động mạch chủ có thể được làm chậm lại.
Trong tỏi còn chứa hàm lượng cao germanium và selen những hoạt chất có khả năng chống lại nguy cơ đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị một số loại ung thư, đặt biệt là nhóm ung thư đường tiêu hóa như ung thư vòm họng, dạ dày, thực quản, gan hoặc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang.
Tỏi tươi nghiền nát biến alliin thành allicin giúp tăng đề kháng. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vitamin B, C, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho và một số chất chống ô xy hóa giúp ngăn ngừa hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Những người thường xuyên ăn tỏi sẽ có khả năng hấp thụ canxi tốt hơn và từ đó xương cũng chắc khỏe hơn. Phụ nữ ăn nhiều tỏi sẽ giúp tăng cường nội tiết tố estrogen và làm chậm quá trình loãng xương. Những người mắc bệnh về xương khớp, ăn tỏi sẽ thấy những triệu chứng đau nhức xương giảm rõ rệt.
Một số công dụng khác đang nghiên cứu thêm như chống lại quá trình lão hóa, giảm cholesterol, giúp phòng ngừa những bệnh về thần kinh liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là bệnh suy giảm trí nhớ người già Alzheimer. Ngoài ra, thai phụ ăn tỏi cũng giúp giảm nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi muốn sử dụng. Đối với nam giới, các hợp chất trong tỏi có thể tạo ra loại enzymes có tên gọi là nitric oxide synthase giúp hỗ trợ sinh lý nam.
Cách sử dụng tỏi tươi hiệu quả
Ở dạng nước tỏi, có thể lấy 2-3 tép tỏi, đập giập, cho vào bát, thêm nước gấp 3-4 lần lượng tỏi. Sau đó cho vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong, hấp cách thủy 10-15 phút. Uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần.
Dạng xông mũi họng. Có thể đun nước sôi khoảng 400 ml, bỏ 3-4 tép tỏi đã đập dập vào và xông trong khoảng 10-15 phút. Để tránh bị bỏng và làm quen khi xông lần đầu, nên xông ít 2-3 tép tỏi trong khoảng 5-10 phút, có thể tăng dần nếu đã quen. Có thể thay thế tỏi tươi bằng viên tinh dầu tỏi, trích bằng kim sạch lấy khoảng 8-10 giọt cho khoảng 400 ml nước xông (có thể dùng khăn bông trùm kín đầu hoặc dùng 1 cái phễu nhựa to bằng chén nước xông, quay ngược đầu phễu úp lên chén nước và dùng thân phễu làm đường dẫn hơi để xông mũi).
Làm dung dịch thấm. Ép tỏi lấy nước, pha với mật ong với tỷ lệ 1 phần tỏi 2 phần mật ong, dùng gạc bọc gòn sạch thấm vài giọt dung dịch, nhét vào mũi, ngày 1-3 lần. Lưu ý các dụng cụ phải sạch, không nhiễm bẩn, không đẩy sâu vào trong mũi, cần làm gạc to vừa đủ lỗ mũi tránh làm tổn thương trầy sướt. Hạn chế sử dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
Dạng viên hoặc bào chế dạng lỏng, cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, nếu thắc mắc hãy hỏi bác sĩ có chuyên môn.
Lưu ý khi dùng tỏi và chế phẩm từ tỏi
Một số tác dụng không mong muốn khi dùng nhiều và dài ngày gồm hơi thở hôi, mùi cơ thể, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau cơ, chóng mặt, ra mồ hôi nhiều, dị ứng (khởi phát cơn hen hoặc da nổi mụn, kích ứng da trầm trọng) và tăng nguy cơ chảy máu (trên cơ địa dễ chảy máu, bệnh nguy cơ).
Tuyệt đối, không được nhỏ nước tỏi trực tiếp vào mũi, tai hoặc dán, đắp lên da sẽ bỏng niêm mạc mũi, da.
Đối tượng cần thận trọng gồm phụ nữ mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Trẻ em dưới 6 tuổi, người suy kiệt. Tiền căn có dị ứng với tỏi, tá dược trong chế phẩm tỏi. Người bị rối loạn đông máu, chuẩn bị phẫu thuật: vì tỏi, đặc biệt là tỏi tươi, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Người có các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa hoặc tuyến giáp. Người có huyết áp thấp: tỏi có thể làm hạ huyết áp trên những người bị tăng huyết áp, nên thận trọng khi dùng vì có thể gây hạ áp quá mức.
Những nhóm thuốc có thể tương tác với tỏi và các chế phẩm từ tỏi
Theo bác sĩ Như Thủy một số nhóm thuốc có thể tương tác với tỏi, người dùng cần chú ý:
- Thuốc điều trị lao Isoniazid: Vì tỏi có thể can thiệp vào sự hấp thụ của isoniazid, làm cơ thể hạn chế hấp thu thuốc.
- Các loại thuốc điều trị HIV/AIDS (thuốc ức chế men sao chép ngược ngược không nucleoside - NNRTI) như Nevirapine, Delavirdine và Efavirenz: Tỏi có thể làm giảm nồng độ trong máu của thuốc này, làm giảm tác dụng của thuốc.
- Thuốc tránh thai nhóm Ethinyl estradiol và Levonorgestrel: Tỏi có thể làm thuốc tránh thai kém hiệu quả.
- Thuốc chống thải ghép tạng Cyclosporine: Tỏi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Nhóm thuốc kháng đông, thuốc kháng tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel, Diclofenac, Ibuprofen, hay Warfarin: Tỏi có thể làm tăng hoạt lực của các thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu.
Hậu Covid-19, nhiều người "phát điên" vì mất ngủ, hụt hơi, ho kéo dài, hay quên và sa sút tinh thần: Lời khuyên từ bác sĩ Nhiều người mắc Covid-19 không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ đều "khỏe re" nhưng khỏi bệnh lại mất ngủ, mệt mỏi, ho kéo dài và sa sút tinh thần. Minh Nhật, 27 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội dễ dàng "chiến thắng" Covid-19 sau 10 ngày tự cách ly và điều trị tại nhà. Hai ngày đầu, anh sốt, ho nhẹ và...