2 loại rau dễ ‘tắm’ thuốc trừ sâu, cái số 1 mâm cơm nhà nào cũng có
Loại rau quen thuộc này vừa rẻ vừa ngon, hầu như gia đình nào cũng ăn. Tuy nhiên nó cũng là một trong những loại rau dễ bị ‘tắm’ nhiều hóa chất.
Hành lá loại rau dễ “tắm” thuốc trừ sâu
Hành lá là loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Chúng rất dễ trồng và sinh trưởng được trong nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra, trong thành phần của hành lại chứa lượng lớn vitamin C và nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Điều đáng nói hành lá và một số loại rau chứa allium khác có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư, đặc biệt là ở dạ dày. Nhiều nhà nghiên cứu không chắc chắn bằng cách nào nhưng họ tin rằng một hợp chất gọi là allicin – chất khiến hơi thở có mùi tỏi sẽ giúp ngăn chặn tế bào nguy hiểm chuyển thành ung thư hoặc làm chậm tốc độ khối u lây lan.
Nhiều người thường nghĩ, hành lá chỉ sử dụng để giúp mùi vị món ăn thêm trọn vẹn, nhưng trên thực tế loại thực phẩm này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt từ lâu, trong y học đã chiết xuất tinh chất hành, tỏi và họ hàng của chúng để làm thuốc thuốc chữa bệnh. Vì chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus. Nhiều phòng nghiên cứu đã thí nghiệm trên một số loại hành cho thấy, ở nồng độ đủ cao, loại thực phẩm này có thể tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn salmonella hoặc E. Coli.
Để cây hành phát triển tốt, bà con cần nắm vững một số biện pháp phun trừ sâu bệnh. Tuy nhiên có nhiều nơi chưa hết thời gian đã hái đi bán dễ gây hại sức khỏe.
Loại rau này ngoài các bệnh do nấm và vi khuẩn, cây hành còn bị đối tượng sâu xanh da láng gây hại bằng cách đục vào thành vách bên trong dọc hành rồi đẻ trứng. Sâu non nở ra tiếp tục ăn phần thịt dọc gây nên hiện tượng rũ dọc. Đối tượng sâu hại này rất khó phun trừ vì chúng nằm trong dọc. Bà con nên tìm, ngắt tỉa những dọc có triệu chứng bị rũ rồi đem tiêu hủy ở nơi xa ruộng là hiệu quả nhất.
Nên chọn hành lá tươi. Ảnh minh họa.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình các bà nội trợ khi đi chợ nên bỏ túi mẹo hay sau:
- Mua hành, nên chọn hành lá còn tươi là hành có thân màu xanh đậm, vì vậy nếu hành còn tươi thì lá sẽ xanh tươi từ gốc đến tận ngọn trừ phần củ có màu trắng.
- Nếu thấy hành lá bị vàng, úa thì không nên mua vì hành đã bị hỏng, không giữ được hương vị tươi ngon.
Video đang HOT
- Nên chọn hành lá còn rễ, hành lá có phần gốc đầy đặn không xây xát.
- Nên chọn hành lá có phần gốc đầy đặn không xây xát, nếu không lượng dinh dưỡng có trong hành lá sẽ bị hao hụt đi.
- Hành lá nếu còn tươi ngon thì không chỉ lá có màu xanh đậm và củ có màu trắng tinh. Tuy nhiên nếu thấy củ hành ngả màu vàng hay bị thối, thì không nên mua vì hành đó đã để lâu, không giữ được hương vị thơm ngon.
- Biết cách chọn hành lá còn rễ. Thông thường khi nhổ hành lá người ta sẽ nhổ cả rễ, sau đó rửa sạch rồi đem bán. Nếu thấy hành lá có rễ trắng, tươi thì có nghĩa là hành đó mới nhổ, còn nếu rễ đã ngả vàng hay bị thối rụng thì hành đã cũ.
Nấm hương – loại thực phẩm dễ bị “tẩm” hóa chất
Ở Việt Nam nấm hương là một thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn. Tùy theo vùng miền nấm hương có tên gọi khác nhau như hương tín, hương tẩm, hương cô, đông cô… Theo quan niệm của y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết, tiêu đờm, chữa được bệnh sởi (đậu chẩn).
Nấm hương là nguyên liệu tuyệt vời trong chế biến món ăn. Ảnh minh họa.
Là một loại thực phẩm thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng nên loại rau này có nhiều cách dùng khác nhau. Đơn giản nhất là ăn riêng nhưng thông thường người ta hay sử dụng nó như một thứ phụ trợ trong các món ăn được chế biến từ nhiều loại thực phẩm.
Nấm hương dùng để nấu canh và chế biến các món xào và nó là vua của các loại nấm bởi nó ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc. Theo dân gian, nấm hương thường được sử dụng để chữa trúng gió, đau đầu, chóng mặt và bệnh dạ dày. Còn các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm hương tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các khối u và ngăn ngừa ung thư.
Mặc dù nấm hương tốt nhưng hiện nay một số người vì lợi nhuận trước mắt mà sử dụng chất bảo quản không rõ nguồn gốc cho thực phẩm. Đặc biệt những gói nấm không ngày sản xuất, không hạn sử dụng, bảo quản sai quy định, nhưng các loại nấm tươi vẫn đang được bày bán tràn lan khắp các khu chợ. Theo đó bạn cần chọn nhưng nơi uy tín để mua thực phẩm để tránh “rước bệnh vào thân”.
Nếu ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… phải lập tức đến bệnh viện. Trước đó, cần có các biện pháp sơ cứu đơn giản như gây nôn, hoặc tìm những thuốc dễ thấy để rửa ruột nhằm loại bỏ những thành phần độc hại trong nấm mà cơ thể chưa kịp hấp thu, nhờ đó giảm nhẹ mức độ ngộ độc. Sau khi sơ cứu, phải đưa ngay người bệnh đi cấp cứu để được xử trí kịp thời.
Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng
Nắng nóng và độ ẩm cao trong mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không cẩn thận trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm.
Mối nguy hiểm từ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh - Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Tổng hội Y học Việt Nam cho biết: Bên cạnh nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do nhiễm hóa chất, chất bảo quản, ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn thức ăn rất hay gặp phải trong mùa hè.
Nắng nóng và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không cẩn thận trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Các vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Listeria, Staphylococcus... có thể xâm nhập vào thực phẩm từ quá trình sản xuất, chế biến đến bảo quản.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, một số loại thực phẩm đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn như:
Thịt, hải sản: do hàm lượng protein cao, nếu không được sơ chế đúng cách, chế biến đảm bảo vệ sinh, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Rau sống: Rau sống có thể nhiễm khuẩn từ đất, nước tưới, hoặc trong quá trình vận chuyển và chế biến.
Trứng: Trứng sống hoặc trứng lòng đào có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ vỏ trứng cũng có thể xâm nhập ra bên ngoài, làm ô nhiễm các thực phẩm, dụng cụ chế biến khác và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn như giò chả, nem chua, salad, thịt nguội, thịt quay, bánh mỳ kẹp... nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách cũng dễ bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
PGS. TS Xuân Ninh cho biết: Sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ 1 giờ đến 24 giờ, ngộ độc xảy ra khi có đủ lượng vi khuẩn phát triển trong cơ thể người bị ngộ độc. Sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn 1 vài giờ đến 24 giờ, có thể xuất hiện các triệu chứng như:
Buồn nôn và nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày và nôn mửa.
Đau bụng: Đau quặn bụng, có thể kèm theo cảm giác đầy hơi.
Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng hoặc nước nhiều lần trong ngày.
Sốt: Cơ thể tăng nhiệt độ để chống lại nhiễm trùng.
Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi: do mất nước và mất cân bằng điện giải vì nôn, tiêu chảy.
Trong trường hợp nặng, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, rối loạn thần kinh, hội chứng tăng ure huyết tán...
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chế biến thực phẩm. Vệ sinh kỹ các dụng cụ nhà bếp và bề mặt chế biến thực phẩm.
Chọn thực phẩm an toàn, sơ chế đúng cách: Mua thực phẩm từ nguồn uy tín, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng; chọn thịt, cá tươi, không có mùi lạ; sơ chế sạch trước khi bảo quản. Rửa sạch rau sống dưới vòi nước chảy.
Nấu chín thực phẩm: Đảm bảo thịt, cá được nấu chín kỹ. Không ăn các món tái, sống như gỏi, tiết canh, nem chua...
Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp (dưới 5 độ). Không để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Thức ăn của bữa trước cần được đun/ làm nóng lại trước khi ăn.
Ăn chín, uống sôi: Không uống nước lã, nước đá không rõ nguồn gốc. Uống nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai.
Không để chung thực phẩm sống và chín: Dùng dao, thớt riêng cho thực phẩm sống và chín.
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nên uống nhiều nước, oresol, nước dừa để bù lại lượng nước và điện giải đã mất; nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn; ăn các món ăn dễ tiêu như cháo, súp, bánh mì..., tránh ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Nếu triệu chứng nặng hoặc kéo dài, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
3 loại quả dễ 'ngậm' thuốc sâu, cái số 3 nhiều người vẫn ăn hàng ngày Hoa quả là một phần quan trọng của chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số có thể mang dư lượng thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Táo Trong một nghiên cứu gần đây phát hiện, mức độ chì trong vỏ táo đã tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu khác cho thấy, hàm lượng các kim loại...