2 cách nấu cháo bồ câu cho bé yêu hay ăn chóng lớn
Cách nấu cháo bồ câu cho bé chắc chắn mẹ nào cũng muốn tham khảo, vì đây là món cháo rất bổ dưỡng cho con. Có các cách nấu cháo bồ câu khác nhau, tùy theo vùng miền, cũng như đầu bếp.
Riêng với món cháo bồ câu cho trẻ, nhiều bà nhiều mẹ thường nấu theo 2 cách phổ biến như dưới đây, các mẹ cùng tham khảo nhé.
1. Cách nấu cháo bồ câu với hạt sen, đậu xanh
Nguyên liệu
1 con bồ câu mới ra ràng
20g gạo nếp
15g gạo tẻ
20g đậu xanh
20g hạt sen
Gia vị: dầu olive, gia vị phù hợp với độ tuổi của trẻ
Hành khô, rau mùi
Thực hiện
- Đầu tiên là khâu sơ chế chim bồ câu. Khác với cách làm gà vịt, bạn chỉ cần làm chết con chim, chứ không cắt tiết, vì máu chim bồ câu rất bổ dưỡng. Sau đó, vặt sạch lông (không cần phải cho vào nước sôi trước khi vặt như các loại gia cầm khác).
Chim bồ câu vặt lông thật sạch – Ảnh Internet
- Tiếp tục dùng que xiên qua thân chim bồ câu và bỏ lên bếp thui vàng. Rửa sạch, tiến hành mổ xẻ. Bạn chỉ cần dùng kéo, cẩn thận mổ bụng chim, đem bỏ hết diều, phổi, lòng… chỉ giữ lại mề, tim, gan, trứng. Khi mổ phải chú ý thật cẩn thận để tránh làm bẩn thân chim, phải rửa lại nhiều lần, mất chất dinh dưỡng.
- Dùng dao sắc lọc phần thịt ở đùi, lườn đem băm nhỏ, ướp với chút nước mắm nếu trẻ đã dùng được nước mắm. Nhớ cắt bỏ chân chim để tránh món cháo bị hôi sau khi chế biến.
Thịt chim bồ câu băm nhuyễn và đem ướp gia vị – Ảnh Internet
Video đang HOT
– Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, hạt sen đem nhặt sạn, rửa sạch, cho vào nồi, bỏ thêm xương chim bồ câu và 1 lít nước sôi vào ninh nhừ trên lửa nhỏ.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu olive vào đun nóng già, phi thơm hành khô, đổ thịt chim băm nhuyễn đã tẩm ướp vào xào đều tay đến lúc chín tới.
Xào thịt chim bồ câu chín tới – Ảnh Internet
- Khi cháo chín mềm, cho một nửa thịt chim vào hầm thêm 5 phút nữa, phần còn lại ăn kèm với cháo. Khi cháo đã nhừ thì cho hạt sen đã giã nhỏ vào nồi khuấy đều, bỏ chút rau mùi thái nhuyễn (nếu bé đã ăn được rau mùi). Múc cháo chim bồ câu ra để nguội bớt cho bé dùng.
2. Cách nấu cháo bồ câu với cà rốt, đậu cô ve
Nguyên liệu
1 con bồ câu
Gạo tẻ
Nửa củ cà rốt
5-6 cọng đậu cô ve
Hành khô, rau mùi
Dầu ăn, gia vị phù hợp theo độ tuổi của bé
Thực hiện
- Gạo tẻ nhặt sạn, đem vo sạch, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng đồng hồ để món cháo mềm và thơm hơn. Sau đó vớt gạo ra rổ, để ráo, cho vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa với 500ml nước cho đến khi gạo nở chín mềm. Cà rốt, đậu cô ve rửa sạch, để ráo nước, thái hạt lựu.
Gạo tẻ vớt ra rổ, để ráo – Ảnh Internet
- Chim bồ câu sau khi sơ chế sạch sẽ, cắt bỏ chân, lọc lấy phần thịt nạc băm nhỏ, còn xương cho vào nồi hầm với 1000ml để lấy nước dùng nấu cháo.
- Cho hành khô vào chảo phi thơm với dầu ăn, đổ thịt bồ câu vào xào cho đến khi chín mềm, nêm nếm chút nước mắm nếu bé đã dùng được nước mắm.
Xào chim bồ câu với gia vị vừa ăn – Ảnh Internet
- Lúc cháo chín mềm, đổ nước dùng hầm từ xương bồ câu vào hầm tiếp cùng phần rau củ đã sơ chế khoảng 10 phút. Tiếp tục đổ thịt chim bồ câu đã xào vào đun thêm khoảng 5 phút cho đến khi cháo đặc sánh là có thể cho bé thưởng thức cùng chút rau thơm cho ngon mắt (nếu tuổi của bé đã dùng được rau thơm).
- Món cháo bồ câu này mẹ nên cho bé dùng lúc còn ấm nóng, không để nguội cháo sẽ có mùi tanh và mất vị ngon ngọt. Ngoài ra, đối với những trẻ có cơ địa không bị dị ứng với nấm, các mẹ có thể cho thêm nấm vào cháo, tăng độ thơm ngon cho món cháo chim bồ câu , lại vừa tăng cường dinh dưỡng cho bé yêu.
Cho bé ăn cháo bồ câu khi còn hơi nóng – Ảnh Internet
Học 2 cách nấu cháo bồ câu cho bé vừa được chia sẻ trên đây, các mẹ lại có thêm món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu hay ăn, chóng lớn. Đặc biệt, sự kết hợp giữa thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao, cùng các loại rau củ thanh mát là lựa chọn tuyệt vời, giúp bé ăn ngon và chóng lớn.
Phô-mai cho bé
Phô mai là một chế phẩm từ sữa nên cũng có tác dụng tốt với trẻ như sữa. Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể chế biến phô mai thành nhiều món lạ khác để bé thích thú hơn.
Phô mai giàu đạm, hàm lượng canxi cao và chất dinh dưỡng dồi dào. Dùng phô mai rất tốt cho sự phát triển cũng như quá trình tiêu hóa của trẻ. Trẻ em dưới 5 tuổi chỉ cần 60g phô mai mỗi ngày là đã nạp đủ lượng canxi cần thiết trong ngày.
Tùy sở thích của trẻ mà bạn có thể cho trẻ ăn phô mai trực tiếp (trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn tối đa 1 miếng phô mai/ngày) hoặc cho lẫn vào cháo, bột, súp, bánh... nếu dùng phô mai cho các món súp, cháo... chỉ nên cho vào sau cùng hoặc tắt bếp mới cho vào để giữ thành phần dinh dưỡng.
Một điều lưu ý là tuy 1 miếng phô mai cung cấp lượng canxi và năng lượng tương đương 100ml sữa nhưng lại có lượng protein và lipid cao gấp 2 lần nên khi chế biến phô mai cùng các món ăn bạn phải giảm các nguyên liệu khác, kể cả gia vị nêm.
1. Phô mai vo viên 3 màu
Nguyên liệu:
3 miếng phô mai (bò cười)
50g nho khô vàng
30g nho khô đen
50g mứt cherry
Thực hiện:
Nho khô đen, vàng cắt hạt lựu
Mứt cherry trộn chung với nho khô trong một cái đĩa
Phô mai bóc vỏ, mỗi miếng vo thành viên tròn
Cho từng viên phô mai vào đĩa nho và mứt, lăn đều đến khi viên phô mai được bọc kín. Làm lần lượt cho đến hết.
Cho phô mai ra đĩa, có thể đựng trong các ly giấy loại dùng để làm cho bánh đẹp mắt và để bé cầm.
2. Súp phô mai nấm
Nguyên liệu:
200g nấm rơm (hoặc nấm đông cô tươi, nấm kim châm)
300ml nước dùng gà
1 thìa súp bơ nhạt
1 thìa súp phô mai sợi
1 thìa súp bột mỳ, thìa cà phê muối, thìa cà phê đường, 1 nhánh hành lá.
Thực hiện:
Nấm băm nhuyễn, hành là cắt nhuyễn
Làm tan bơ, xào sơ bột mỳ, cho nước dùng gà vào đun sôi đến khi sền sệt. Cho nấm và hành lá vào đun thêm 1 phút, cho phô mai vào quấy đều. Nêm muối, đường vừa ăn, tắt bếp
Múc súp ra bát, hoặc chén nhỏ, trang trí vài cây nấm đã luộc sơ, cho bé dùng nóng.
Cách nấu cháo bằng nước dashi cho bé ăn dặm đúng chuẩn nhất mẹ cần biết Cách nấu cháo bằng nước dashi như thế nào là đúng cách, các mẹ đã biết chưa? Nước dashi được biết đến là một trong những thành phần rất quan trọng, khi nấu cháo cho bé ăn dặm. Thông thường, đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi, mẹ không nên nêm nếm các loại gia vị như muối vào đồ ăn. Vậy nên,...