15.000 phụ nữ bị ung thư vú mỗi năm
Theo Bộ Y tế, cứ 10 phụ nữ Việt thì một người có nguy cơ bị ung thư vú, tỷ lệ được xem là quá cao. Đa phần người bệnh đến viện khi đã muộn khiến hiệu quả điều trị thấp, khoảng 35% tử vong.
Theo Bộ Y tế, cứ 10 phụ nữ Việt thì một người có nguy cơ bị ung thư vú, mỗi năm có thêm 15.000 mắc bệnh này. Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết, trong các loại ung thư thì ung thư vú là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, thường gặp thứ hai trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng về bệnh còn hạn chế. Phụ nữ trong lứa tuổi nguy cơ chưa biết tự khám vú và phát hiện sớm bệnh – đây là nền tảng kiểm soát ung thư vú, giúp cải thiện đáng kể kết quả điều trị. Y tế cơ sở cũng cần nhiều sự hỗ trợ trong vấn đề chuyên môn để phát hiện, điều trị bệnh.
“Ung thư vú nếu phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi lên đến 85%. Vì thế, điều quan trọng để giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian sống là nâng cao nhận thức của cộng đồng để phòng chống và phát hiện bệnh sớm”, Thứ trưởng Xuyên nói.
Ngày 14/11, tại Hà Nội dự án phòng chống bệnh ung thư vú do Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Vì ngày mai tươi sáng, Bộ Y tế tổ chức, chính thức được triển khai. Dự án sẽ kéo dài 3 năm tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ. Mục tiêu là sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cho 100.000 phụ nữ. Bên cạnh việc tuyên truyền kiến thức cho cộng đồng, chương trình cũng sẽ huấn luyện chuyên môn cho các y bác sĩ về chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh chị em cần chú ý không để tăng cân thái quá, thể dục thể thao, sống lành mạnh, yêu đời. Phụ nữ cần có thói quen tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất là sau kỳ kinh nguyệt. Trường hợp đã bị bệnh cần tuân thủ điều trị và cần tái khám đều đặn, năm đầu cứ 3 tháng một lần, năm thứ hai cách 6 tháng một lần, năm thứ ba trở đi tái khám hàng năm.
Những yếu tố nguy cơ gây bệnh là tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, người trên 35 tuổi, kinh nguyệt sớm (dưới 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 50 tuổi), không có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi, có bệnh lành tính ở vú, có khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật.
Theo VNE
Video đang HOT
Kiểm định chất lượng ĐH: Mỗi năm kiểm tra 100 trường
Các trung tâm kiểm định chất lượng mới được thành lập phải tuân thủ các quy trình kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trung bình mỗi năm phải kiểm định 100 trường.
Bô Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa thành lập Trung tâm Kiêm đinh Chât lương Giáo duc, thuôc ĐH Quôc gia Hà Nôi (VNU-CEA) và sắp tới là Trung tâm Kiêm đinh Chât lương Giáo duc, thuôc ĐH Quôc gia TP HCM (VNU-HCM EAC). Các trung tâm này được quyền đưa ra các quyết định công nhận hay không công nhận các trường ĐH, các chương trình đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mà không bị can thiệp bởi bên thứ ba. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại liệu 2 trung tâm này có khách quan và thưc sư đôc lâp trong viêc đánh giá, công bô kêt qua khi vân chiu sư quan lý cua Bô GD-ĐT.
Kiểm định theo tiêu chí của bộ
Trước những lo lắng này, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT cho rằng cần hiểu rõ khái niệm kiểm định độc lập. Sự độc lập ở đây là chủ động lập kế hoạch và đưa ra các quyết định không phụ thuộc vào bên thứ ba, chứ không phải độc lập là không thuộc đơn vị nào. Dẫn chứng cho điều này, Bộ GD-ĐT cho biết trên thế giới có không ít tổ chức kiểm định trực thuộc nhà nước như Úc, Thái Lan, Malaysia. Tổ chức kiểm định của Indonesia cũng do Bộ Giáo dục thành lập và cho phép hoạt động.
Sinh viên Trường ĐH Văn Hiến trong giờ học Ảnh: Tấn Thạnh
Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, 2 tổ chức kiểm định này chỉ thuộc nhà nước trong giai đoạn đầu để có thời gian hình thành và phát triển. Sau 5 năm đầu, các đơn vị này sẽ tách ra độc lập hoàn toàn, trong lộ trình đến 2015 sẽ thành lập 3 tổ chức kiểm định và sau năm 2015, cho phép thành lập các tổ chức ngoài công lập.
Cả nước có tới gần 500 trường ĐH, CĐ với chu kỳ 5 năm/lần kiểm định và bình quân mỗi năm, tổ chức này sẽ kiểm định 100 trường. Trong khi đó, dự kiến mỗi trung tâm kiểm định thuộc các ĐH quốc gia sẽ có khoảng 30 kiểm định viên và 25 nhân viên hỗ trợ. Trước khi có thêm các tổ chức kiểm định khác được thành lập sau năm 2015, 2 trung tâm này sẽ phải gồng mình để đảm nhận nhiệm vụ kiểm định 100 trường/năm.
Bộ GD-ĐT cho biết toàn bộ tiêu chuẩn kiểm định, quy trình kiểm định, đào tạo kiểm định viên, cấp và thu hồi thẻ kiểm định viên đều phải tuân thủ quy định của cơ quan này. Bên cạnh đó, việc cấp phép hoạt động 5 năm/lần, đình chỉ hoạt động hay giải thể các trung tâm kiểm định đều do Bộ GD-ĐT quyết định.
Cần khách quan
Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Điện lực, cho rằng kiểm định là việc còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì thế, trong giai đoạn chuyển tiếp, cần có những chuyên gia kiểm định am hiểu về giáo dục, nếu không sẽ rất khó làm. Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh, băn khoăn: "Không quan trọng đơn vị công lập hay ngoài công lập, điều cốt lõi là việc kiểm định có độc lập, khách quan hay không".
Theo ông Bùi Đức Hiền, lâu nay, tiến độ kiểm định của các trường ĐH, CĐ rất chậm nên yêu cầu mỗi năm phải kiểm định 100 trường ĐH, CĐ là rất khó với 2 trung tâm mới thành lập. "Phải có kinh nghiệm và thời gian để làm việc này" - ông Hiền nhấn mạnh. Ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng kiểm định khách quan hay không phụ thuộc vào đội ngũ kiểm định và một bộ tiêu chí khách quan. "Để việc kiểm định chất lượng đi vào thực tế, cần tăng cường sử dụng kết quả kiểm định trong công tác quản lý.
Ví dụ, chỉ các trường ĐH nào được kiểm định thì mới được tiếp cận với các quỹ hỗ trợ, quỹ nghiên cứu khoa học, tài trợ của các dự án; chỉ sinh viên tốt nghiệp trường hay chương trình được kiểm định thì mới được học lên; trường nào được kiểm định thì mới được mở rộng ngành nghề hay tăng số lượng tuyển sinh..." - ông Hùng kiến nghị.
Cần sớm có kiểm định tư nhân
Đó là quan điểm của TS Nguyễn Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Phóng viên: Việc thành lập 2 tổ chức kiểm định đầu tiên của Việt Nam là VNU-CEA và VNU-HCM EAC có vai trò như thế nào đối với giáo dục ĐH, thưa bà?
- TS Nguyễn Kim Dung:
Trước mắt, 2 tổ chức này sẽ có vai trò chuyên nghiệp hóa công tác kiểm định chất lượng. Đây là những đơn vị "giữ cửa" chất lượng các trường, công bố cho công chúng biết trường nào đáng tin cậy. Nếu 2 tổ chức này làm tốt, có uy tín thì là dấu hiệu đáng mừng.
Bà đánh giá thế nào về sự độc lập của 2 tổ chức này?
- Hai tổ chức này nằm trong các ĐH Quốc gia nhưng vẫn trực thuộc bộ nên có thể nói là tương đối độc lập chứ không hoàn toàn độc lập. Tại các nước ở Đông Nam Á, một số tổ chức, hiệp hội cũng trực thuộc bộ giáo dục. Có lẽ hiện nay Bộ GD-ĐT vẫn muốn quản lý các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho biết tổ chức kiểm định ngoài công lập chỉ có thể được thành lập tại Việt Nam sau năm 2015. Theo bà, vì sao cơ quan này chưa cho phép ra đời các tổ chức kiểm định tư nhân?
- Trong điều kiện hiện nay thì việc tin tưởng vào khu vực công mà chưa tin tưởng vào khu vực tư nhân là điều dễ hiểu. Lĩnh vực giáo dục tương đối nhạy cảm nên trước mắt phải có sự giám sát của nhà nước, sau đó tạo điều kiện để các tổ chức tư nhân ra đời. Có lẽ cơ quan quản lý vẫn lo các tổ chức kiểm định tư nhân "bắt tay" với các trường để công bố kết quả có lợi cho trường, hiện trạng này vẫn tồn tại ở một số nước châu Á.
Hiện việc kiểm định chất lượng được thực hiện chậm và chưa hiệu quả, làm thế nào để hoạt động này đi vào thực chất?
- Công tác kiểm định tại nhiều trường còn mang tính đối phó nên chưa phát huy hiệu quả và sự chuyên nghiệp. Để hoạt động này đi vào thực chất và có hiệu quả, phải gắn kiểm định chất lượng với giải pháp. Ví dụ, khi không kiểm định thì vấn đề gì xảy ra? Trách nhiệm của đơn vị không thực hiện kiểm định trước xã hội thế nào?... Thực tế, thời gian qua có nhiều trường chất lượng không như sự quảng cáo rầm rộ của họ. Do đó, cần sớm cho phép hình thành các tổ chức kiểm định tư nhân hoạt động độc lập để tạo "sân chơi" cạnh tranh và giúp bức tranh giáo dục ĐH được rõ ràng, minh bạch.
Theo TNO
Thằn lằn 'quái vật' chỉ ăn 3 lần mỗi năm Loài thằn lằn có vẻ bề ngoài rất giống khủng long được mệnh danh là 'quái vật' Gila. Cơ thể được cấu tạo bởi lớp gân cứng, thằn lằn Nam Mỹ hay còn gọi là Gila Monster sinh sống chủ yếu ở vùng sa mạc khô cằn như Arizona của Mỹ và Mexico. Chúng là loài lớn nhất trong họ hàng thằn lằn...