13 sự thật ngạc nhiên về sức khỏe của xương
Có một vài điều bất ngờ ẩn giấu trong những đốt xương của bạn, do đó thậm chí những thói quen khi còn trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến bộ xương bạn khi ở tuổi già. Hãy khám phá nhé!
1. Xương cũng có sự sống
Bộ xương có thể trông như đá, vô tri vô giác, nhưng chúng chính là những sinh vật sống. Thực tế, một tổ hợp các tế bào luôn sản sinh ra các thành phần mới của nền xương, trong khi đó tổ hợp thứ hai có nhiệm vụ tiêu hủy xương.
“Cuộc chiến gay go” giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương được gọi là chu chuyển xương.
Đó là nguyên nhân tại sao tổ chức xương mới luôn được tái tạo sau khi bị gãy, phát triển nhanh trong giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, sự phát triển này sẽ giảm dần lúc về già – khi quá trình hủy xương mạnh mẽ hơn quá trình tạo xương.
2. Xương cũng có thể tiết kiệm được
Bạn có muốn xương mình “sinh sôi nảy nở”? Hãy bắt đầu “gửi tiết kiệm” từ ngay bây giờ!
Chơi thể thao, tập thể hình, chạy bộ và hầu hết những hoạt động làm cơ bắp bạn vận động sẽ kích thích xương bạn sản sinh ra nhiều khoáng chất quan trọng hơn, chắc khỏe và có mật độ xương cao hơn. Do mật độ xương đạt đỉnh cao ở tuổi 30 và sau đó bắt đầu tuột dốc, bạn càng “tích lũy” nhiều lúc trẻ thì lúc già sẽ có nhiều xương để “xài”. Hãy xem đó như tài khoản xương của bạn.
3. Không thấy “kỳ đèn đỏ” sẽ gây rắc rối cho xương
Những phụ nữ trẻ có chu kỳ kinh đột nhiên trở nên thất thường, sẽ gặp phải một sự sụt giảm hormone giống như đến thời kỳ mãn kinh, dẫn đến mất xương. Chứng biếng ăn làm ngăn trở chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây hại cho xương.
4. Xương là nơi lưu trữ
Muốn có thêm khoáng chất? Hãy kiếm trong xương bạn. Nếu bạn cần canxi khi đang trong thời kỳ cho con bú, cơ thể sẽ giải phóng thêm canxi từ xương và theo một quá trình có lợi cho em bé và không gây tổn thương đến người mẹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, xương còn là nơi lưu trữ các hóa chất độc hại như chì hay thủy ngân. Nhưng có rất ít khả năng những chất được xương lưu trữ – cả tốt và xấu – sẽ được giải phóng vào một thời điểm nào đó với số lượng lớn và gây ra các vấn đề về sức khỏe.
5. Bia rượu không tốt cho xương
Những người nghiện rượu nặng có xu hướng giảm mật độ xương, đến một lúc nào đó sẽ gọi là thiếu xương.
Đây là một tình trạng nhẹ hơn loãng xương, nhưng nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ra thiếu hụt canxi và giảm mật độ xương, nghiêm trọng hơn, gọi là chứng loãng xương. Hút thuốc cũng được biết đến như một yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương.
6. Thừa cân giúp xương khỏe hơn
Nghe dường như mâu thuẫn, nhưng thừa cân – tuy không tốt cho sức khỏe của bạn xét trên nhiều phương diện – lại có thể thực sự làm cho xương mạnh mẽ hơn, mặc dù các nghiên cứu vẫn còn đang tranh cãi.
7. Mỡ bụng gây hại cho xương
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiền mãn kinh với lượng mỡ bụng dư thừa có nhiều nguy cơ loãng xương hơn.Đó là bởi vì mỡ bụng khác với thứ tích tụ ở đùi hoặc mông bạn. Mỡ bụng tạo ra tất cả các loại hormone có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể và kết quả là lượng xương bị phân huỷ tăng lên.
8. Thuốc giúp xương chắc khỏe không phù hợp cho tất cả mọi người
Trên thị trường có rất nhiều phương thuốc giúp xương trở nên cứng cáp hơn. Nhưng chúng không phải dành cho tất cả mọi người.
Bạn cần đi kiểm tra sức khỏe lại sau 3-5 năm để chắc rằng bạn vẫn cần phải dùng thuốc. Những bệnh nhân có nguy cơ bệnh thấp có thể ngưng trị liệu nhưng vẫn cần được giám sát chặt chẽ.
9. Nha sĩ có thể chẩn đoán bệnh cho bạn
Bệnh thiếu hụt xương có thể tấn công bất cứ nơi nào trên cơ thể, và các hàm không có khả năng miễn dịch.
Nếu xương hàm bị suy giảm hoặc mất độ xương, có thể dẫn đến kết quả răng bị lỏng lẻo, nứu bị suy yếu và răng giả không vừa vặn.
10. Thực phẩm không có canxi vẫn tốt cho xương
Sữa chua và phô mai, thực phẩm tăng cường, và các thực phẩm giàu canxi như hạnh nhân và rau xanh rất tốt cho xương của bạn. Các loại trái cây hoặc rau không chứa nhiều canxi có thể có lợi cho xương (mặc dù nghiên cứu về chủ đề này chưa đưa ra kết luận). Trái cây và rau có thể giúp tạo axit đệm trong cơ thể, và hàm lượng axit cao là không tốt cho xương.
11. Gãy xương hông có khả năng xảy ra cao hơn bệnh ung thư
Mặc dù bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư khác dẫn đầu danh sách những lo lắng về sức khỏe của phụ nữ, các bệnh gãy xương liên quan đến bệnh loãng xương cũng nên được xem là một mối quan tâm lớn.
Trong thực tế, nguy cơ mắc bệnh gãy xương hông do loãng xương gây nên cũng giống như nguy cơ của bệnh ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung kết hợp.
12. Xương không chắc khỏe hơn sau khi chấn thương
Sau khi hồi phục, xương sẽ không khỏe hơn là mấy so với tình trạng trước chấn thương. Nhưng không vì vậy mà kết luận rằng khi xương cổ tay bị gãy sẽ không trở lại hình dạng ban đầu sau khi hồi phục.
13. Chủng tộc ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương
Người châu Á hoặc người da trắng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn người da đen hoặc người gốc Nam Mỹ.
Nam giới có khả năng bị loãng xương thấp hơn, nhưng nguy cơ mắc bệnh của nam giới da trắng và Châu Á thì cao hơn những người đàn ông có nguồn gốc dân tộc khác.
Theo VNE
Phát hiện gen dự đoán thời điểm con người từ giã cuộc sống
Các nhà khoa học ở Mỹ vừa phát hiện ra rằng sự biến thể gen ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của con người một cách rất sâu sắc và thậm chí có thể dự đoán được ngày sự sống của một người sắp kết thúc.
Phát hiện này có thể giúp các bác sỹ quyết định được thời gian cho các bệnh nhân đột quỵ hay mắc bệnh tim được điều trị hay theo dõi.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Annals of Neurology của Mỹ. Theo đó, đội ngũ các nhà nghiên cứu của Mỹ đã tình cờ phát hiện ra điều này khi đang điều tra quá trình phát triển của bệnh Parkinson và Alzheimer. Họ hi vọng rằng các phát hiện này có thể được sử dụng để xác định xem thời điểm nào là tốt nhất để các bệnh nhân bị bệnh tim hay đột quỵ cần uống thuốc hay khi nào các bệnh nhân đang nằm viện cần phải được theo dõi nhiều nhất.
Các nhà nghiên cứu tiến hành điều tra giấc ngủ của 1.200 bệnh nhân khỏe mạnh ở độ tuổi 65. Những người này hàng năm đều được kiểm tra đánh giá sức khỏe tinh thần và thể chất.
Kết quả là, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một phân tử đơn lẻ nằm gần một gen có tên gọi "Giai đoạn 1"(Period 1) có hai base là Adenine (viết tắt là A) hoặc Guanine (viết tắt là G).
Loại A thường phổ biến hơn với tỷ lệ là 6 trên 4 và bởi vì mỗi người đều có hai cặp nhiễm sắc thể nên do đó mỗi người sẽ có 36% cơ hội có hai base A, 16% cơ hội có hai base G, và 48% cơ hội có cả A lẫn G.
Theo nghiên cứu, những người nào có kiểu gen AA thường thức giấc sớm hơn nửa giờ so với những người mang kiểu GG, còn những người mang kiểu gen AG thức giấc vào giờ chính giữa so với hai đối tượng nêu trên. Ngoài ra, những đối tượng nghiên cứu mang kiểu gen AA hoặc AG thường chết trước 11h trưa còn nhóm GG có khuynh hướng chết trước 6h chiều.
Và xác định được thời điểm từ biệt cõi đời
Tác giả Andrew Lim, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ khoa Thần kinh tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở thành phố Boston, bangMassachusetts cho biết: "Đồng hồ sinh học" bên trong mỗi người ảnh hưởng khá nhiều tới các hoạt động sinh học và hành vi của con người. Nó cũng tác động tới thời gian xảy ra các vấn đề về sức khỏe ví dụ như đột quỵ hay bệnh tim".
Ông Clifford Saper, trưởng khoa thần kinh tại Trung tâm nói trên phát biểu:"Thực sự là có tồn tại một gen có thể tiên đoán được thời điểm mà bạn từ giã sự sống. Chính xác không phải là ngày nào, mà là thời điểm nào trong ngày".
Phương Hân
Theo Dailymail
Gian nan hành trình đến với sự sống của trẻ sinh non Cứ 30 giây trôi qua trên thế giới lại có một trẻ sinh non qua đời. Tại Việt Nam trong số 10 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ bị sinh non. Ngoài những thua thiệt về thể chất, tâm thần trẻ sinh non đang phải gánh thêm viện phí. Những trẻ lọt lòng mẹ ở thời điểm tuổi thai chưa đến...