12 loại đồ uống gây tranh cãi nhất thế giới vì hương vị “hiểu chết liền”, nước yến của Việt Nam cũng góp mặt
Sức sáng tạo của những thương hiệu đồ uống đình đám này quả là vượt ngoài giới hạn bình thường.
Nhắc đến những món uống thông dụng trên thế giới, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bia , nước ngọt, các loại trà, cà phê… Để thu hút người tiêu dùng tìm đến mình nhiều hơn, một số hãng sản xuất đồ uống ở các quốc gia sẽ sáng tạo cho riêng mình những sản phẩm mang hương vị “độc nhất vô nhị”, khiến ai uống vào 1 lần là nhớ cả đời.
Dưới đây chính là một vài ví dụ nổi bật trong số đó!
1. Bilk ( Beer Milk) là tên loại đồ uống nổi tiếng của Nhật Bản được sản xuất bởi nhà máy Abishiri. Dù là “sữa bia” nhưng theo nhiều thông tin giới thiệu, nó thực sự lại có vị… trái cây?!
2. Soda bơ đậu phộng và thạch là một trong những sản phẩm “gây bão” thị trường của thương hiệu Lester’s Fixins ở Mỹ.
3. Mamma Mia là loại bia mang hương vị của… pizza, lần đầu tiên được tạo ra vào năm 2006 bởi 2 người đàn ông người Mỹ tại nhà máy bia của họ ở Campton Township, bang Illinois.
4. Còn đây là chân dung món soda vị… dưa chua được tạo ra bởi hãng Grandpa Joe’s Candy Shop ở Pennsylvania, Mỹ. Nó xuất hiện từ giữa năm 2017 với giá bán mỗi chai từ 35,99 đô la (khoảng 835k) trở lên.
5. Pepsi White là một sản phẩm tồn tại độc quyền tại Nhật Bản và xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2008. Được giới thiệu là nước ngọt mang hương vị sữa chua nhưng nhiều người từng uống lại bảo rằng nó như nước chanh kết hợp với vani thì đúng hơn!
Video đang HOT
6. Rau cần tây đâu chỉ dùng để nấu ăn, nó còn được hãng Dr Brown’s biến tấu thành hương vị chính của món soda mang tên Cel-Ray lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1860 và từng khiến không ít người “kỳ thị”.
7. Một thức uống khá phổ biến ở Hàn Quốc chính là loại nước ép làm từ… tỏi đen và hành tây đến từ hãng Reese. Có ai dám thử không?
8. Là sản phẩm khá phổ biến tại Việt Nam cũng như châu Á, nước yến cũng bị liệt vào danh sách các loại đồ uống kỳ lạ nhất trên thế giới. Nó được làm từ tổ của những con chim yến với giá trị cực kỳ đắt đỏ.
9. Nhà máy bia Angel City ở Los Angeles, Mỹ là nơi sản xuất ra những chai bia mang hương vị của trái bơ, thường được mở bán vào mùa hè. Người từng uống diễn tả hương vị của nó khá đắng lúc mới cho vào miệng, sau khi nuốt thì lại thấy béo như kem.
10. Curry Ramune là một loại nước giải khát đến từ Nhật Bản pha trộn giữa nước chanh và… bột cà ri. Nhãn trên chai ghi rằng “ngay cả người Ấn Độ cũng sẽ ngạc nhiên”. Nó được bán với giá lên tới 212 đô la (gần 5 triệu đồng/chai).
11. Ranch Dressing là tên loại soda có hương vị giống như pho mát xanh (một loại pho mát cấy nấm mốc) và… mùi hôi chân. Một số người khác lại cho rằng nó có vị của một trái dừa bị hư.
12. Vào năm 2017, hãng Coca Cola từng cho ra mắt nước ngọt có ga mang hương vị của… tỏi tại Nhật Bản, nhanh chóng nhận được làn sóng quan tâm cực lớn từ người dùng.
Đem thứ này ướp muối rồi để 8 tháng, nay "hốt bạc" vì khách lùng mua
Sản phẩm này càng để lâu càng ngon và có hương vị độc đáo không nơi nào có được.
Nhìn bên ngoài, đặc sản này chẳng phải quá bắt mắt nhưng hương vị của nó được nhiều người ưa thích và rất ngon.
Đây là đùi lợn muối Xuanwei nổi tiếng được làm ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Xuanwei là một trong 3 loại giăm bông nổi tiếng cùng với Jinhua ở Chiết Giang và Rugao ở Giang Tây.
Đùi lợn muối này có lịch sử hơn 1000 năm và được sản xuất nhiều từ năm 1909 đến nay.
Để làm được đùi lợn muối này cũng cần có thời gian. Ban đầu, đùi lợn được đặt trong một căn phòng mát, thoáng 24 giờ.
Đùi được dùng làm món ăn này được lấy từ lợn đen có da mỏng, hàm lượng chất béo cao, đùi dày thịt.
Với chân 20kg thì người làm sẽ rắc nửa kg muối và chà xát để ngấm vào trong.
Sau 12 tiếng, đùi lợn được đặt trong chảo sắt. Sau 10 ngày, lại rắc thêm muối lên và trở mặt kia xuống dưới thêm 10 ngày nữa.
Trước khi sử dụng, đùi lợn phải được để trong phòng thoáng hơn 8 tháng trời. Đùi lợn muối này càng để lâu càng ngon.
Sự độc đáo về hương vị là đặc điểm riêng có. Giăm bông này nếu được làm ở nơi khác ngoài thành phố Xuanwei sẽ không có được hương vị như vậy.
Sản phẩm này có đặc điểm thịt dày, da mỏng và mỡ vừa phải.
Khi ăn, người dùng có thể hấp, chiên để thưởng thức nhưng hấp sẽ giúp giữ được hương vị ban đầu.
Giá bán của sản phẩm này là hơn 11 USD/500g (~230.000 đồng).
Thử mua cơm hộp tự sôi nội địa Trung Quốc giá 150K cho hội lười: Liệu có tương xứng cho số tiền "cắt da cắt thịt"? Dù có mức giá khá "chát" nhưng hộp cơm tự sôi vẫn được nhiều dân văn phòng tìm mua ráo riết. Không cần chuẩn bị nước nóng hay bếp đun, người ăn chỉ mất 15 phút để có một hộp cơm nóng hổi, nghi ngút khói. Tuy nhiên, hương vị liệu có xứng với giá tiền? Nếu bạn là người bận rộn, không...