11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung cùng người khác dù là người thân đến mấy
Để bảo vệ sức khỏe, tốt hơn hết bạn nên dùng riêng một số vật dụng cá nhân để tránh lây nhiễm bệnh từ người khác trong trường hợp dùng chung.
Vi khuẩn, mầm bệnh sẽ không phân biệt vật chủ hay là đối tượng mà chúng sinh sống. Đó là lý do tại sao việc lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác hoàn toàn có thể dễ dàng xảy ra. Và dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân là một trong những nguyên nhân lây bệnh nhanh nhất. Mầm bệnh sẽ lây từ người này sang người khác qua đồ vật mà họ dùng chung đó.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, tốt hơn hết bạn nên dùng riêng một số vật dụng cá nhân để tránh lây nhiễm bệnh từ người khác trong trường hợp dùng chung.
Mặc dù không thể nhìn thấy nhưng có một lượng lớn vi khuẩn, virus và vi sinh vật nấm trên ngón tay và móng tay của con người. Do đó, cắt móng tay theo cách thông thường có thể trở thành một con đường lây nhiễm trùng. Nhiều người sử dụng chung kìm bấm móng tay có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm và virus HPV (papillomavirus ở người).
Bởi vậy, nếu không thể dùng riêng kìm bấm móng tay của mình, hãy làm thao tác rửa sạch bấm trước và sau khi dùng chung với người khác.
2. Khuyên tai
Có nhiều mạch máu trong tai. Đó là lý do tại sao nó rất dễ bị nhiễm các bệnh truyền qua đường máu chỉ bằng cách đeo chung một đôi khuyên tai với người khác. Lần tới khi bạn muốn mượn khuyên tai của ai hoặc là trót cho ai đó mượn, hãy lau chúng bằng cồn trước khi dùng.
Bác sĩ của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ nói rằng, dưới bề mặt của môi cũng có các mạch máu và các tác nhân bên ngoài, kể cả vi khuẩn, đều có thể dễ dàng đi vào máu qua các mạch máu này.
Virus herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người mang mầm bệnh không có triệu chứng rõ ràng của bệnh. Đặc biệt, nếu có vết thương hở trên môi mà dùng chung son môi cùng người khác thì nguy cơ lây bệnh càng cao hơn.
Nếu bạn sử dụng nhíp của người khác để nhổ một vài sợi lông nào đó thì cũng không đáng sợ lắm. Nhưng nếu bạn sử dụng chúng để loại bỏ những sợi lông mọc ngược và sau đó thấy có máu xuất hiện, thì bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng sau đó, ví dụ như bệnh viêm gan C và HIV.
Một trong những vấn đề được đại học American College of Gastroenterology tại Hoa Kỳ đưa ra thảo luận là một người có thể mắc bệnh viêm gan B do lây truyền từ tiệm làm móng và hớt tóc do dùng chung dụng cụ làm đẹp. Vì vậy, nếu không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải dùng chung một cái nhíp, hãy chà rửa nó kỹ bằng cồn trước và sau khi dùng.
5. Lăn khử mùi
Lăn khử mùi có thể là “thủ phạm” gây nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ sau khi dùng dao cạo. Hầu hết các chất khử mùi thơm chỉ che giấu mùi chứ không ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn. Do đó, điều bạn cần nhớ là luôn luôn chọn chất khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không nên chia sẻ chúng với ai, ngay cả với những người trong gia đình bạn cũng không.
Video đang HOT
6. Xà phòng
Vi sinh vật sẽ bao phủ quanh một bánh xà phòng sau mỗi lần sử dụng, bao gồm cả vi khuẩn vô hại và virus nguy hiểm. Điều tồi tệ hơn là khi xà phòng nằm trong đĩa xà phòng ướt thì vi khuẩn sẽ càng sinh sôi nhanh và nhiều hơn. Đó là vì độ ẩm ướt tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm và virus. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, sử dụng xà phòng lỏng từ một bộ phân phối.
Không bao giờ đưa lược chải tóc của bạn cho bất cứ ai và cũng không nên sử dụng người khác. Lý do là vì nó làm tăng cơ hội cho các ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn di chuyển từ đầu người này sang người khác qua chiếc lược dùng chung đó.
Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ), các ký sinh trùng này có thể tìm thấy trên đầu, lông mày và lông mi của người. Nếu bạn dùng chung lược chải tóc, hãy làm sạch ngay bằng chất khử trùng. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân bạn là không dùng chung đồ dùng này với ai.
8. Khăn lau người
Khăn là nơi sinh sản của vi trùng, đặc biệt là khi nó treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu khăn của bạn có mùi mốc, điều đó có nghĩa là đã có sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Điều đáng nói là vi khuẩn hoàn toàn có thể di chuyển từ người sang khăn và trú ngụ lại đó, chờ cơ hội lây sang người khác. Một chiếc khăn như vậy có thể làm cho người dùng nó bị lây nhiễm nấm và vi khuẩn gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc.
Thậm chí, dù là dùng một mình một khăn nhưng không giặt sạch sẽ, mầm bệnh từ bạn lây sang khăn từ trước đó cũng có thể lây ngược trở lại bạn nếu bạn trong những lần dùng sau đó. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, hãy giặt khăn sau 4-5 lần sử dụng và luôn để khô hoàn toàn.
9. Bông tắm
Một bông tắm không có thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Do đó, nó là một “nhà máy sản xuất” tuyệt vời cho các vi khuẩn gây bệnh, tương tự như trong khăn lau ngược. Về bản chất, bông tắm có rất nhiều ngóc ngách, và chúng rất xốp. Khi mọi người sử dụng bông tắm để tẩy sạch các tế bào da chết, những tế bào đó sẽ bị kẹt lại trong các ngóc ngách. Và điều đó tạo tiền đề cho một nơi sinh sản của vi khuẩn, bác sĩ da liễu Melissa Piliang cho biết.
Vì vậy, hãy để bông tắm của bạn thật khô trước những lần dùng tiếp theo. Và cũng giống như khăn tắm, đừng dùng chung bông tắm với ai, nhất là khi nó còn ướt.
10. Dụng cụ trang điểm
Tránh dùng chung các dụng cụ trang điểm tiếp xúc với chất lỏng cơ thể như nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Điều này có nghĩa là không nên dùng chung bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, son môi và phấn mắt… sẽ tốt hơn cho bạn.
11. Tai nghe
Dùng tai nghe của người khác có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai, nhất là vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ. Nguy cơ này tăng lên nếu bạn sử dụng chúng trong khi tập luyện vì lúc này nhiệt và độ ẩm tăng lên, góp phần bổ sung vào sự phát triển của chúng. Nếu bạn vẫn muốn chia sẻ phụ kiện này với ai đó hoặc mượn nó, hãy lau tai nghe bằng tăm bông nhúng vào cồn trước khi dùng.
Theo Helino
Để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, "dắt túi" ngay 8 bí quyết này để tràn đầy năng lượng trong những ngày lễ hội
Ngay cả người về cơ bản là khỏe mạnh nhưng vẫn có thể mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng gây ra tình trạng ốm đau, bệnh tật trầm trọng.
Vấn đề không chỉ nằm ở các loại "vi trùng" mới lộ diện. Một vấn đề thực sự đáng lo ngại chính là các "vi trùng cũ" trở nên thông minh hơn. Làn da của bạn hoạt động như một bức tường rào tự nhiên chống lại các vi sinh vật có hại gây bệnh nhiễm trùng.
Nhưng "những vi sinh vật thông minh" lại tìm ra các ngả đường khác để xâm nhập cơ thể bạn. Chúng còn học được cách tạo ra các hợp chất có thể dễ dàng vô hiệu hóa rất nhiều, đôi khi là tất cả, loại kháng sinh hiện tại của chúng ta. Chắc hẳn bạn đã nghe nhắc tới sự trỗi dậy của những loại siêu khuẩn cực kỳ đáng sợ này.
Nếu bạn đã xem tin tức về những căn bệnh nhiễm trùng mới, có thể bạn cảm thấy đôi chút e sợ. Có vẻ tất cả chúng ta đều biết, ngay cả người về cơ bản là khỏe mạnh nhưng vẫn có thể mắc bệnh nhiễm trùng gây ra tình trạng ốm đau, bệnh tật trầm trọng. Liệu lần tới, bạn sẽ là nạn nhân?
Bệnh nhiễm trùng cũ và mới, dù đều có thể đe doạ cả những người giàu sức chịu đựng nhất, chúng ta không phải là không có cách ứng phó. Bằng cách thực hiện một số thay đổi hành vi đơn giản, mà rốt cuộc nhằm mục đích giảm sự tiếp xúc của vi trùng tới cơ thể, bạn có thể dễ dàng ngăn ngừa sự lây lan của nhiều bệnh nhiễm trùng.
Cùng tham khảo 10 bí quyết thực tế để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cho bạn. Bên cạnh đó là một số lưu ý đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai hoặc bị ức chế miễn dịch do một căn bệnh nào đó hoặc do hóa trị. Một số bí quyết dưới đây có thể bạn đã biết. Nhưng một số khác có thể khiến bạn bất ngờ.
1. Rửa tay thường xuyên và thật sạch
Bạn có biết vi sinh vật có thể sống trên những bề mặt trơ bất cứ đâu trong vài phút tới nhiều tháng trời? Yếu tố quyết định nằm ở chính vi sinh vật đó và môi trường. Một số loại chỉ có thể sống sót trong khoảng thời gian ngắn. Những loại khác lại tồn tại rất lâu. Hãy tưởng tượng những loại vi sinh vật gây bệnh này sống trên bàn phím máy tính của bạn, công tắc đèn trong nhà, tay vịn thang máy trong siêu thị... Nhiều căn bệnh có thể được truyền qua fomite - thuật ngữ dùng để mô tả vật trung gian giữa bạn và một người bị bệnh nhiễm trùng khác.
Thật bất ngờ, phần lớn chúng ta không biết cách tốt nhất để rửa tay hiệu quả. CDC khuyến nghị nên rửa tay thật kỹ và chà mạnh bằng xà bông với nước trong vòng ít nhất 20 giây. Sau đó, bạn cần làm khô tay bằng khăn giấy. Nếu không có nước, gel rửa tay chứa cồn hoặc giấy ướt sẽ là lựa chọn thay thế, mặc dù không gì tốt bằng xà bông và nước. Khoảng thời gian rửa tay nên dài đúng bằng thời lượng bạn hát bài "Chúc mừng sinh nhật".
2. Không chia sẻ vật dụng cá nhân
Bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu, khăn tay, cắt móng tay đều có thể là nguồn chứa tác nhân gây bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm). Hãy ghi nhớ điều này: không chia sẻ vật dụng cá nhân với người khác.
Một ví dụ về sự truyền nhiễm "bất ngờ" liên quan tới bệnh viêm gan B. Chúng ta biết rằng, virus cần truyền từ máu một người sang máu một người khác. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người mắc bệnh không nhớ nổi bất cứ yếu tố nguy cơ "rõ rệt" nào có thể lý giải vì sao mình nhiễm virus.
3. Che miệng khi bạn ho hoặc hắt hơi
Vệ sinh cá nhân tốt không chỉ bao giờ giữ sạch cơ thể bạn. Nó còn có nghĩa là đừng quên thực hành thói quen "lâu đời" này: che miệng khi bạn ho hay hắt hơi. Tại sao điều này lại quan trọng khi bạn không hề ốm? Với phần lớn bệnh nhiễm trùng, vi sinh vật gây bệnh đã bắt đầu sinh trưởng và phân chia từ lâu trước khi bất cứ triệu chứng nào biểu hiện ra.
Ho hay hắt hơi có thể làm lây lan những vi trùng này thông qua các giọt không khí. Các khuyến nghị hiện này đều là: che miệng bằng cánh tay, khuỷu tay, ống tay thay vì bàn tay.
4. Nấu nướng an toàn
Bệnh tật bắt nguồn từ thực phẩm thường xảy ra do việc chế biến thực phẩm không đảm bảo và các thói quen ăn uống. Điều mà nhiều người không nhận ra là, phần lớn các trường hợp "đau bụng, đi ngoài" ở người trưởng thành thực sự đều là ngộ độc thực phẩm. Vi sinh vật sinh sôi nảy nở trên mọi loại thực phẩm, nhất là những thực phẩm để ở nhiệt độ phòng.
Đông lạnh giúp làm chậm hay ngăn ngừa sự phát triển của phần lớn vi sinh vật. Nhanh chóng, bảo quản đông lạnh thực phẩm trong vòng 2 giờ sơ chế. Ngoài ra, bạn cần lưu ý: Dùng thớt riêng khi chế biến thịt sống và rau. Luôn lau chùi bàn bếp thật sạch. Rửa thật sạch rau và trái cây trước khi ăn.
5. Là người du lịch thông minh
Bạn có thể dễ dàng bị mắc bệnh nhiễm trùng trong lúc đi du lịch, đặc biệt tới các quốc gia hạn chế về nguồn sinh hoạt. Nếu điểm đến của bạn là nơi mà nước dùng không đảm bảo, hãy đảm bảo dùng nguồn nước an toàn như nước đóng chai để uống và đánh răng. Nhớ rằng, các viên đá viên lấy từ khay đá trong ngăn đông đôi khi có thể là nguồn nước bẩn được "che giấu".
Hãy ăn thực phẩm đã được nấu chín và tránh ăn rau sống, trái cây. Khi ăn trái cây, chọn loại có thể gọt vỏ và đảm bảo rằng phần vỏ này không chạm vào phần thịt quả trong lúc bạn gọt. Cuối cùng, hãy cập nhật các mũi vắc-xin được khuyến nghị cho điểm du lịch mà bạn sẽ tới.
6. Thực hành quan hệ tình dục an toàn
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có lẽ là những bệnh nhiễm trùng dễ ngăn ngừa nhất. Hãy khôn ngoan trong các vấn đề tình dục (sử dụng bao cao su). Nhờ đó, sẽ ngăn ngừa được nguy cơ truyền vi khuẩn, virus gây bệnh nhiễm trùng từ người này sang người khác.
Không chỉ là căn bệnh nhiễm trùng, hay thậm chí khả năng dính bầu, mới tiềm ẩn vấn đề. Ở Mỹ, 10% số ca ung thư liên quan tới bệnh nhiễm trùng và con số này trên toàn thế giới là 25% - phần lớn trong số này lây nhiễm qua đường tình dục.
7. Không ngoáy mũi, cậy mũi (tương tự với việc chọc tay vào miệng, dụi mắt)
Không chỉ là hành động mất lịch sự, ngoáy mũi còn dẫn tới sự lây lan nhiều bệnh nhiễm trùng. Hãy nhìn quanh xem, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều người vẫn duy trì thói quen này. Nhiều vi sinh vật ưa thích môi trường ẩm, ấm trong mũi bạn, cũng như các bề mặt bao phủ bởi dịch nhày khác như mắt và miệng. Bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng được ngăn ngừa bằng cách tránh chạm vào những vùng này.
8. Cảnh giác với các loài vật
Bệnh nhiễm trùng có thể lây lan từ loài vật sang con người và chúng phổ biến hơn so với hình dung của nhiều người. Nếu bạn nuôi thú cưng, hãy đảm bảo, chúng thường xuyên được kiểm tra sức khỏe và tiêm vắc-xin đúng lịch. Làm sạch các hộp nhỏ thường xuyên (trừ khi bạn mang thai - hãy tránh xa!) và không để trẻ nhỏ tiếp xúc gần với chất thải động vật.
Nhiều loại động vật hoang dã có thể mang bệnh như bệnh dại hay cúm gia cầm. Bọ chét và bọ ve có thể truyền bệnh dịch hạch và bệnh Lyme. Hãy dọn dẹp sạch sẽ và đảm bảo khu vực quanh nhà bạn không trở thành môi trường sống lý tưởng cho loài gặm nhấm hay các động vật có vú khác bằng cách loại bỏ những thứ, những vị trí mà chúng có thể trốn, làm tổ.
Theo Helino
Mùa đông cũng rất dễ bị hôi nách nếu bạn mắc phải những điều này Dù thời tiết mùa đông không quá nóng nực và gây tiết mồ hôi như mùa hè nhưng nếu bạn mắc phải các vấn đề như dưới đây thì khả năng bị hôi nách cũng rất cao đó. Lười tắm, thay/giặt quần áo Nhiều người thường vin vào cớ mùa đông thời tiết lạnh nên lười tắm rửa, thay và giặt quần áo...