11 thay đổi nhỏ trong bữa ăn giúp đem lại lợi ích lớn
Một số lời khuyên về chế độ ăn uống có thể giúp làm cho bữa ăn của bạn lành mạnh hơn và do đó, dẫn đến sức khỏe tốt hơn.
Shutterstock
Nhiều người có xu hướng tin rằng làm cho bữa ăn lành mạnh hơn là công việc không dễ thực hiện và tốn kém nhiều.
Đây là một quan niệm sai lầm. Thực tế, có nhiều cách để làm cho bữa ăn của bạn lành mạnh hơn nhiều mà vẫn tiết kiệm.
Sau đây là 11 cách giúp bữa ăn lành mạnh hơn.
Bạn hoàn toàn có thể làm cho bữa ăn của bạn trở nên lành mạnh hơn với những thay đổi rất nhỏ như sau, theo Step To Health.
1. Nêm ít muối
Nếu bạn có thói quen ăn mặn thực sự, áp dụng thay đổi này sẽ gặp nhiều khó khăn lúc đầu.
Tuy nhiên, bạn không phải cắt giảm hoàn toàn muối mà chỉ cần giảm bớt lượng muối nêm vào món ăn.
Khuyến cáo này xuất phát từ việc muối ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn đến tăng huyết áp, gây ứ nước và liên quan đến nhiều vấn đề về tiêu hóa và tim mạch khác.
2. Sử dụng gia vị và thảo mộc thay thế muối
Gia vị và thảo mộc làm cho món ăn có hương vị thơm ngon và có thể được sử dụng để thay thế muối.
Vì các loại gia vị có hương vị đặc biệt, sử dụng chúng sẽ giúp bạn giảm lượng muối nêm vào món ăn.
Ngoài ra, nhiều loại gia vị có những đặc tính rất có lợi cho sức khỏe.
Video đang HOT
3. Cắt giảm đường
Có lẽ đây là biện pháp quyết định nhất mà bạn có thể thực hiện đối với sức khỏe của bạn và gia đình.
Đường tinh luyện có liên quan trực tiếp đến béo phì, tiểu đường và rất nhiều bệnh khác nữa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải nói lời tạm biệt với sự ngọt ngào. May mắn là có những sản phẩm làm cho món ăn có vị ngọt mà không gây hại. Ví dụ, hãy thử các chất làm ngọt tự nhiên như cỏ ngọt và mật ong.
4. Ăn nhiều trái cây
Điều này có liên quan đến việc giảm đường, vì trái cây có chứa một loại đường rất tốt cho cơ thể. Trái cây cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng vi lượng có lợi có thể cải thiện sức khỏe.
Bạn thậm chí có thể sử dụng trái cây để đưa vào công thức nấu ăn. Hãy thử làm salad với táo, quả óc chó, dứa và xoài, và các loại trái cây khác. Sẽ rất ngon đấy!
5. Ăn nhiều rau
Mặc dù bạn có thể không thích, nhưng rau quả là một trong những nguồn vitamin và khoáng chất lớn nhất và là một số những thực phẩm lành mạnh nhất trên thế giới.
Nếu bạn không thích rau cải, hãy thử mua các loại khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy loại mình yêu thích, theo Step To Health.
6. Làm món nướng thay cho món chiên
Thực phẩm chiên rất phổ biến. Một số người có xu hướng chiên gần như tất cả mọi thứ.
Tuy nhiên, bạn nên cố gắng tìm những cách mới để chuẩn bị bữa ăn. Thay vì chiên, hãy thử nướng.
Điều này sẽ cho phép bạn ăn uống lành mạnh hơn. Bạn thậm chí có thể khám phá ra rằng bạn thích đồ nướng hơn đồ chiên!
7. Hạn chế bơ thực vật (margarine) khỏi chế độ ăn
Bơ là một chất béo không lành mạnh. Mặc dù cơ thể bạn cần chất béo, nhưng nó chỉ cần loại chất béo lành mạnh.
Do đó, nên hạn chế bơ hoặc thay thế bơ bằng dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu trái bơ trong các món ăn chế biến với bơ, để làm cho bữa ăn lành mạnh hơn, theo Step To Health.
8. Chỉ ăn các sản phẩm từ sữa ít béo
Bạn cần tiêu thụ các sản phẩm sữa vì chúng cung cấp canxi, vitamin và protein chất lượng cao. Tuy nhiên, tốt nhất là nên chọn loại ít béo.
9. Đọc nhãn sản phẩm
Đọc nhãn của thực phẩm đóng gói bạn mua quan trọng hơn nhiều so với bạn nghĩ.
Bạn cũng phải hiểu những gì bạn đang đọc. Một số thực phẩm được bán dưới dạng “ít đường” hoặc “không có đường” hoặc “tự nhiên” dễ gây nhầm lẫn.
Nắm rõ những gì thực sự có trong thực phẩm sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất khi mua sắm.
10. Cắt giảm thực phẩm chế biến
Nên cắt giảm thực phẩm chế biến càng nhiều càng tốt.
Hãy nhớ rằng thực phẩm chế biến có chứa nhiều chất bảo quản có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe về lâu dài. Thực phẩm càng hữu cơ thì càng tốt.
11. Tự nấu ăn
Khi bạn tự nấu ăn, bạn biết chính xác những gì bạn thêm vào món ăn. Do đó, tự nấu ăn cho phép bạn kiểm soát các thành phần, số lượng, phương pháp chuẩn bị và thậm chí cả các điều kiện vệ sinh trong khi nấu.
Và một mẹo cuối cùng, hãy lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ hay chuyên gia, vì điều này sẽ cho phép bạn thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống và chăm sóc cơ thể của bạn, theo Step To Health.
Theo Thanh Niên
Bộ Y tế đề nghị ghi nhãn dinh dưỡng ở Việt Nam
Những thông tin trên nhãn thực phẩm cho biết người sử dụng có đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho sức khỏe hay không.
Ngày 19/4, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trương Đình Bắc cho biết, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm thực phẩm chế biến và bao gói có sẵn.
Việt Nam mới chỉ có quy định về hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá được ban hành năm 2017. Tuy nhiên, các quy định này chỉ bắt buộc ghi tên, xuất xứ, hạn sử dụng và một số thành phần dinh dưỡng bắt buộc như đường, protein, chất béo... chưa bắt buộc các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường thực phẩm lành mạnh như một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông...
Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trương Đình Bắc cho biết, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm thực phẩm chế biến và bao gói có sẵn. (Ảnh: Duy Anh)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra các khuyến cáo về cung cấp hệ thống tiêu chí dinh dưỡng Nutrient Profiling (NP) là cách phân loại thực phẩm một cách khoa học dựa trên các thành phần dinh dưỡng với mục tiêu phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khoẻ. Trong đó, có yêu cầu cần ghi nhãn dinh dưỡng bao gồm có công bố về thành phần muối, tổng đường, và chất béo... giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần của sản phẩm.
Theo ông Bắc, thói quen ăn uống và tiêu dùng thực phẩm của người Việt Nam là một trong những yếu tố nguy cơ cần được thay đổi. "Dán nhãn minh bạch sản phẩm giúp người dùng xác định lượng calo và chất dinh dưỡng có trong một khẩu phần thực phẩm như chất béo, đường, đạm, vitamin và khoáng chất... từ đó giúp họ lựa chọn thực phẩm phù hợp với sức khoẻ", ông Bắc nói.
Hiện, đã có một số doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh cực ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm, như thực phẩm trên các chuyên bay hay một số công ty sản xuất thực phẩm lớn của Việt Nam.
Sắp tới, Cục Y tế dự phòng sẽ có chương trình điều tra đánh giá về những sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn được lựa chọn và sử dụng nhiều ở Việt Nam. Sau đó, sẽ phối hợp với các tổ chức, cơ quan khác để ban hành chính sách, quy định phù hợp về ghi nhãn dinh dưỡng, và vận động các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng.
Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư, và đây hầu hết là bệnh liên quan chế độ ăn uống. Ước tính có đến 80% số ca tử vong ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm.
Bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống như thừa cân, béo phì... đang tăng ở nhóm người trẻ. Nghiên cứu cho thấy ăn ít rau và trái cây có liên quan đến 19% trường hợp ung thư dạ dày và ruột, 31% bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ và 11% đột quỵ. Chế độ ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác...
Tỷ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh. Năm 2015, tỷ lệ thừa cân béo phì ở tre em trên toàn quốc là 5,3% và người lón là 15,6%. Tỷ lệ này đang gia tăng nhanh ở lứa tuổi tiền học đường và học đường, nhất là ở các thành phố lớn. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở TP.HCM đã tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua từ 3,7% lên 11,7%; ở học sinh phổ thông cũng tăng gấp đôi từ 11,6% lên 21,9%.
Điều tra của Bộ Y tế năm 2015, hơn 50% người trưởng thành ăn thiếu rau hoặc trái cây. Người dân ăn 9,4 gam muối/ngày, nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của WHO. Những vấn đề trên làm gia tăng các bệnh do rối loạn chuyển hoá và bệnh mạn tính không lấy như tim mạch, ung thư, đái tháo đường.
Ông Trương Đình Bắc cho biết trên thực tế, tại Việt Nam, các chính sách, quy định liên quan đến môi trường thực phẩm lành mạnh đã có nhưng vẫn cần phải hoàn thiện. "Chương trình Sức khỏe Việt Nam" do Chính phủ phê duyệt, trong đó về lĩnh vực dinh dưỡng đã kêu gọi tăng cường phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế, đặc biệt là tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
"Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền giúp người dân biết cách lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng có lợi hơn cho sức khỏe, khuyến khích nhà sản xuất chủ động công bố ghi nhãn dinh dưỡng cho người tiêu dùng dễ nhận biết tổng năng lượng, đạm, béo, tinh bột và muối, đường...", ông Trương Đình Bắc cho biết.
Theo Helino
Phương pháp khắc phục chứng tim đập nhanh sau ăn Chúng ta thường thấy tim đập nhanh hơn sau khi ăn một bữa ăn nặng, đặc biệt khi bữa ăn có đồ uống chứa caffein. Chúng ta thường thấy tim đập nhanh hơn sau khi ăn một bữa ăn nặng, đặc biệt khi bữa ăn có đồ uống chứa caffein. Tuy nhiên, khi thức ăn đã tiêu hóa hết, tim sẽ trở lại...