10X từng giành giải Nhất quốc gia kể chuyện học Văn trên đất Mỹ
“Từng giành điểm cao nhất trong kỳ thi HSG quốc gia môn Ngữ Văn, nhưng tôi vẫn chỉ đạt 18/20 điểm, tức không phải mức điểm tuyệt đối. Nhưng ở Mỹ lại khác, người học hoàn toàn có thể đạt A dù quan điểm có trái ngược với số đông”.
Phạm Uyên Linh (sinh năm 2000) là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM). Linh từng giành giải Nhất môn Văn học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11 và giải Nhì quốc gia năm lớp 12.
Sau khi tốt nghiệp, nữ sinh giành học bổng toàn phần theo học hai ngành Văn học so sánh và ngành Ngôn ngữ và Văn học tiếng Trung tại Trường ĐH Iowa (Mỹ).
Iowa vốn là thành phố thứ 3 của thế giới sau Edinburgh (Scotland) và Melbourne (Úc), cũng là thành phố đầu tiên của nước Mỹ được UNESCO công nhận là Thành phố văn chương.
Những trải nghiệm tại ngôi trường công lập hàng đầu nước Mỹ đã cho Linh cách nhìn nhận khác về việc dạy và học môn Văn.
Phạm Uyên Linh là sinh viên ngành Văn học so sánh và ngành Ngôn ngữ và Văn học tiếng Trung tại Trường ĐH Iowa (Mỹ).
Giảng viên không dạy cách cảm nhận một tác phẩm văn học
Khi tôi quyết định đi du học ngành Văn ở nước Mỹ, không ít người đã rất ngạc nhiên. Nhưng Iowa giống như một nam châm ma lực hấp dẫn hầu hết tất cả những người yêu và viết văn trên toàn thế giới. Khi theo học, không ít trải nghiệm ở đây khiến tôi hứng thú và bất ngờ.
Trước đây, tôi từng là học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn tại Việt Nam với 2 năm liên tiếp đều đoạt giải. Từng là người có điểm cao nhất cả nước, nhưng điểm số khi ấy của tôi vẫn chỉ đạt 18/20, tức chưa phải là mức điểm tuyệt đối.
Ở Việt Nam, dù trong các bài kiểm tra thông thường hay bất kỳ cuộc thi nào đó, rất hiếm khi học sinh có thể đạt được điểm tuyệt đối ở môn Văn.
Nhưng ở Mỹ lại khác, học sinh hoàn toàn có thể giành được điểm tuyệt đối mà không cần phải viết đúng theo barem nào cả. Giáo viên Mỹ cũng không chấm điểm cho học sinh theo ý. Chỉ cần bài viết có chất văn, lập luận sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, người học hoàn toàn có thể đạt điểm A hay A dù điều đó có thể đối lập với quan điểm của số đông hay bày tỏ suy nghĩ khác với thầy cô.
Học sinh được khuyến khích nói ra suy nghĩ của mình, kể cả đó là suy nghĩ, quan điểm khác biệt.
Linh là là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Suốt những năm cấp 3, chúng tôi quen với hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu phải là người lam lũ, cam chịu. Tất cả những phân tích, cảm nhận khác với điều đó đều được cho là không đúng.
Nhưng thực tế, không có cảm nhận nào là hoàn toàn đúng cho một tác phẩm văn học, kể cả đó là ý kiến của các nhà phê bình, thì cũng không có giá trị tuyệt đối. Ép học sinh vào một lối nghĩ sẵn có sẽ làm học sinh mất dần tư duy văn chương độc lập, khả năng tư duy logic và diễn giải thuyết phục.
Một điểm khá thú vị, khi viết văn ở Mỹ, chúng tôi hoàn toàn có thể mở tài liệu để tìm dẫn chứng. Điều này hoàn toàn khác với ở Việt Nam, học sinh phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ dẫn chứng trong một tác phẩm văn học.
Muốn học được môn Văn, phải “ngốn” số lượng sách khổng lồ
Học Văn nên dĩ nhiên, số lượng tác phẩm văn học mà chúng tôi phải đọc tương đối nhiều. Thông thường, mỗi tuần, thầy cô sẽ đưa ra số lượng tác phẩm, thể loại cụ thể sinh viên cần phải đọc. Chúng tôi cũng được phép đề xuất những tác phẩm mình mong muốn.
Sinh viên sẽ phải đọc toàn bộ tác phẩm được giao trước khi đến lớp. Tất nhiên, đọc không có nghĩa là đọc lướt cho xong mà còn phải cảm nhận và tìm được điểm hay/chưa hay ở tác phẩm ấy. Khi đến lớp sẽ chỉ là những cuộc thảo luận cởi mở, sôi nổi về sự cảm nhận sau khi đã đọc xong tác phẩm.
Video đang HOT
Mỗi người hoàn toàn có thể nêu ý kiến cảm nhận khác nhau. Nhiệm vụ của giảng viên chỉ là đặt câu hỏi để đảm bảo cuộc thảo luận có trọng tâm và giúp sinh viên củng cố vững chắc lập luận chứ không phải ngồi giảng giải, càng không phải là đọc để sinh viên chép lại nội dung phân tích của mình.
Tất cả ý kiến đều sẽ được ghi nhận và giáo viên là người thống nhất một số kết luận chung, nhưng mỗi người vẫn được giữ quan điểm của riêng mình. Các sinh viên có thể ghi chép lại tất cả cuộc thảo luận của các bạn và thầy cô.
Một điểm đặc biệt, ở Mỹ rất đề cao việc đọc. Kỳ trước, chỉ tính riêng lớp “Văn học thế giới toàn cầu”, tôi đã phải đọc tới 15 cuốn sách. Trong khi đó, mỗi kỳ, sinh viên cần lấy từ 4 – 6 lớp.
Năm ngoái, có 1 học kỳ tôi đã thử ghi chép lại tên những cuốn sách mình đã đọc. Thật bất ngờ, nguyên một học kỳ đó, tôi đã đọc được tới 62 – 65 quyển sách.
Nhưng điều này khá bình thường ở “thành phố văn chương”. Tại đây, bước ra ngoài đường, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy ai cũng đang đọc sách. Ví dụ, ngồi trên xe bus, mọi người sẽ chọn đọc sách thay vì nghịch smartphone.
Sẽ không bị lạc loài khi bạn tự nhiên bắt chuyện với một người lạ và nói rằng: “Đây là cuốn sách mà tôi rất yêu thích”.
Trong thành phố, tôi cũng không thể đếm nổi có bao nhiêu hội nhóm liên quan đến hoạt động đọc sách. Thậm chí, ngay tại hội sinh viên Việt Nam trong Trường ĐH Iowa của tôi cũng có một câu lạc bộ đọc sách riêng. Thời điểm nghỉ hè, sinh viên vẫn thường gặp nhau mỗi tuần để trao đổi về cuốn sách mình đang đọc.
Bởi vậy, học ở Iowa, người học cũng được thúc đẩy việc đọc để không bị “thụt lùi”.
Nhiều cách kiểm tra lý thú
Ở mỗi môn học, người học sẽ phải tham gia một số bài kiểm tra theo những cách thức khác nhau, nhưng hầu hết đều đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
Ví dụ, tôi từng tham gia lớp “Phụ nữ trong văn học tiền hiện đại ở Đông Á”. Sau khi đọc 4 – 5 tác phẩm, chúng tôi được yêu cầu phải làm một bài kiểm tra: “Viết lại tác phẩm văn học trong bối cảnh thời kỳ hiện đại”.
Trong những tác phẩm tiền hiện đại của Đông Á, nhiều nhân vật không có tên, có tuổi. Ngay cả khi chuyển sang thời hiện đại, nếu người viết đặt cho nhân vật đó một cái tên thì cũng phải giải thích được lý do vì sao mình lại đặt cho họ một cái tên như thế.
Những bài kiểm tra này chủ yếu bắt sinh viên phải lý giải “tại sao lại có suy nghĩ như vậy” hơn là kiểm tra khả năng ghi nhớ.
Hay ở trong lớp “Văn học Nga”, sau khi đọc xong các tác phẩm bất hủ của Lev Tolstoy hay Dostoyevsky, chúng tôi phải làm bài tập là: “Tưởng tượng Lev Tolstoy và Dostoyevsky gặp nhau trong lúc hai ông đang viết các tác phẩm của mình. Khi đó, họ sẽ đánh giá tác phẩm của nhau như thế nào?”.
Còn trong lớp “Văn học thế giới”, sau khi đọc xong một tác phẩm bất kỳ, giảng viên sẽ yêu cầu chúng tôi làm một dự án sáng tạo. Trong lớp tôi, có bạn chọn làm về thơ Trung Quốc. Vì “thi trung hữu họa” nên bạn ấy đã vẽ một bức tranh và đề từ cho bức tranh đó dựa trên bài thơ mà mình đã đọc. Điều đó làm giáo viên vô cùng thích thú.
Hồi năm thứ 2, tôi có theo học một lớp có tên gọi “Văn chương thế giới ngày nay”. Trong lớp học đó, chúng tôi đã được học tới 40 nhà văn đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi ngày, sẽ có một giảng viên giảng dạy một chuyên đề khác nhau, ví dụ dạy học sinh cách viết, cách đọc sách hay xuất bản sách ở quốc gia của họ.
Kết thúc môn, bài tập của chúng tôi là lựa chọn và phỏng vấn một nhà văn bất kỳ trong số 40 nhà văn đó, sau đó viết về một chủ đề mà mình quan tâm.
Rất nhiều lĩnh vực thời sự đã được sinh viên lựa chọn để viết. Điều đó vừa cho phép người học nói lên quan điểm, ý kiến riêng của bản thân, đồng thời cũng khiến người dạy cảm thấy hứng thú với tiết học, vì chính họ cũng đã học được rất nhiều thứ từ sinh viên.
Trường Phổ thông Năng khiếu - ngôi trường có đề thi văn đang gây bão mạng: Đặc biệt ngay từ cái tên, chất lượng giáo dục xứng danh "lò đào tạo nhân tài"
Trường Phổ thông Năng khiếu Đại học Quốc gia TP.HCM khiến người ta nhớ đến không chỉ vì "nét lạ" trong tên trường mà còn bởi thành tích nghe qua cũng đủ "xỉu lên xỉu xuống".
Sáng 27/5, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu Đại học Quốc gia TP.HCM diễn ra với môn thi là Ngữ văn. Đó là một kỳ thi "kì lạ": Không có cảnh tan lớp ồn ào, cảnh bố mẹ đứng san sát nhau hồi hộp ngóng con. Đó là một buổi thi "yên ả" theo đúng nghĩa đen bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thế nhưng, ngôi trường chuyên này vẫn gây "bão mạng" bởi một đề thi Văn được đánh giá: Độc - Lạ.
Đề bài năm nay gồm 2 câu hỏi được đánh giá là mang tính gợi mở nhiều, không đóng khung trong các tác phẩm văn học ở sách giáo khoa. Trong đó câu 1 khiến nhiều người thích thú, cho rằng "xứng danh" để làm đề thi chuyên Văn:
"Chúng ta đọc rất ít các tiểu thuyết ra đời cách nay 200 năm. Mọi thứ thay đổi nhanh đến nỗi sách hôm nay sẽ bị lãng quên trong 100 năm tới. Chỉ rất ít cuốn sách còn được tìm đọc. 200 năm nữa, trong số sách thời đại này chỉ còn 5 cuốn sống sót được". Hãy viết một bài nghị luận bày tỏ suy nghĩ về nhận định trên, đồng thời chọn bàn về một giá trị mà theo bạn bất biến với thời gian.
Trên thực tế, không chỉ năm nay trường mới có đề thi Văn gây bão mạng. Đề thi hay, cần tư duy theo chiều sâu dường như đã trở thành một "đặc sản" của trường Phổ thông Năng khiếu. Không chỉ vậy, ngôi trường này còn nhiều điều thú vị khác...
"Ta chỉ là Phổ Thông Năng khiếu, khiêm tốn và giản dị"
"Trường chúng ta không phải là THPT, lại càng không phải là THPT Chuyên Năng khiếu. Ta chỉ là Phổ Thông Năng khiếu, khiêm tốn và giản dị, chỉ có lớp Toán, lớp Văn... thay vì những lớp C.T, C.V... mà chữ C được viết tắt cho từ "Chuyên". Những bạn không trong các lớp ấy cũng hoàn toàn không phải là "thường" - họ chẳng qua là những người "không chuyên", còn "chuyên" là gì, hình như từ điển của Năng khiếu không có".
Trường chúng ta không phải là THPT, lại càng không phải là THPT Chuyên Năng Khiếu. Ta chỉ là Phổ Thông Năng khiếu, khiêm tốn và giản dị.
Có một câu nói nơi đây được nhiều học sinh truyền tai nhau: "Ở Phổ thông Năng khiếu không có nội quy. Nội quy duy nhất đó là lòng tự trọng" . Dù ít quy củ nhưng học sinh Phổ thông Năng khiếu luôn được đánh giá ngoan ngoãn, dễ thương, có khả năng tự học tốt, chủ động, sáng tạo, có cá tính và luôn dám nói ra chính kiến của mình.
Nhắc đến Phổ Thông Năng Khiếu, điều người ta nhớ đến không phải là cơ sở vật chất lung linh, khuôn viên quá hoành tráng.
Trường không có cơ sở vật chất lung linh, thế nhưng...
Nhắc đến Phổ Thông Năng khiếu, điều người ta nhớ đến không phải là cơ sở vật chất lung linh, khuôn viên quá hoành tráng, kiến trúc độc lạ, hiện đại hay hoài cổ. Nhắc đến trường là nhớ đến chất lượng giảng dạy tốp đầu, những cựu sinh viên đình đám với thành tích siêu khủng.
Trường sở hữu bảng thành tích dày cộm khiến ai xem qua cũng nể phục như: 5 huy chương vàng, 16 huy chương bạc, 11 huy chương đồng tại các kỳ thi quốc tế. Trường có 767 học sinh giỏi cấp quốc gia, gồm 33 giải nhất, 165 giải nhì, 336 giải ba và 233 giải khuyến khích. Trường còn đứng top đầu cả nước về điểm trung bình trong kỳ thi tuyển sinh đại học nhiều năm.
Học sinh Phổ Thông Năng Khiếu.
Cựu học sinh của Phổ Thông Năng khiếu làm việc và sinh sống ở khắp thế giới, trong khắp các lĩnh vực. Chỉ riêng ngành Toán, trường có đến hơn 30 giáo sư.
Nhiều nhân vật "quái kiệt" là cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu như: Phạm Hy Hiếu (sinh năm 1992) là một trong những chuyên gia trẻ người Việt hàng đầu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, có chân trong nhiều dự án nghiên cứu quan trọng của "ông lớn" Google; Phạm Tuấn Huy từng đoạt hai huy chương vàng toán quốc tế năm 2013, 2014 và là sinh viên Trường ĐH Stanford...
Triều Anh, cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM.
Một số cái tên đình đám gần đây "xuất thân" từ Phổ Thông Năng khiếu như: Lâm Đào Trúc Anh , cô gái dành 12 học bổng đại học Mỹ với học bổng khoảng 42 tỷ đồng; Phạm Phương Thúy - học sinh lớp 12 tin (khóa 18-21) vừa được nhận vào chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Cornell (Mỹ) với suất học bổng 290.000 USD (tương đương hơn 6,8 tỉ đồng). Cô gái Việt duy nhất được ĐH Sydney tuyển thẳng thạc sĩ ngành Y - Triều Anh là một cựu học sinh của trường.
Hoa sứ, tắm mưa, những lần đá bóng trưa... cũng là "đặc sản" của trường Phổ thông Năng khiếu.
Ngoài các môn học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh năng khiếu của trường Phổ thông Năng Khiếu được học các lớp bồi dưỡng chuyên sâu với những giảng viên kỳ cựu. Điều này nhằm mục đích giúp các em rèn luyện năng khiếu của bản thân và tham dự tốt các kỳ thi HSG Quốc gia, Olympic quốc tế.
Tỷ lệ chọi hàng năm luôn ở mức cao
Chất lượng luôn thuộc top đầu nên tỷ lệ chọi hàng năm của trường Phổ thông Năng khiếu luôn cao cũng là điều dễ hiểu. Năm học 2020- 2021, trường tuyển 600 chỉ tiêu vào lớp 10, nhận được 2.682 hồ sơ đăng ký, tỷ lệ 1 chọi 4.
Năm học 2021 - 2022, nhà trường cho biết chỉ tiêu cho hệ đào tạo chuyên và không chuyên là 600 học sinh, tỉ lệ chọi trung bình là 1- 4,45. Trong đó, cơ sở chính ở quận 5 tuyển 245 chỉ tiêu cho 7 lớp chuyên: Toán, Tin, Vật lý, Hoá, Sinh, tiếng Anh, Ngữ văn; mỗi lớp không quá 35 em. Cơ sở này cũng có 145 chỉ tiêu không chuyên. Cơ sở 2 tại khu Đại học Quốc gia TP HCM (TP Thủ Đức) tuyển 210 chỉ tiêu với 6 lớp: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh và Ngữ văn.
Thí sinh làm bài thi vào lớp 10 của trường từ 26 đến 30/5.
Thí sinh vào lớp chuyên trường Phổ thông Năng khiếu phải thi 4 môn, trong đó 3 môn không chuyên bắt buộc là Toán, Ngữ văn và tiếng Anh, cùng một môn chuyên do thí sinh lựa chọn. Các em có thể đăng ký dự thi một môn chuyên hoặc nhiều hơn, nếu trúng tuyển nhiều lớp thì chọn một theo nguyện vọng.
Thí sinh làm bài thi vào lớp 10 của trường từ 26 đến 30/5.
Ảnh: Fanpage Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP. HCM
TP.HCM thêm 36 ca Covid-19, Trường PTNK có hoãn thi vào lớp 10? TP.HCM ghi nhận thêm 36 trường hợp mắc Covid-19 liên quan tới Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.Trong thời điểm này, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đang tổ chức thi vào lớp 10 với hơn 2.600 thí sinh tham gia. Hết ngày hôm nay (27/5), nhà trường đã tổ chức thi được 4 môn chuyên gồm: Toán, Hóa học,...