Những loại trà thảo dược nên tránh trong thai kì
Một điều quan trọng chị em cần ghi nhớ là, ngay cả với những loại trà được coi là an toàn cho thời gian thai kỳ thì cũng không nên uống quá nhiều.
Không cần nói ra thì chị em đều biết caffeine và rượu là hai thức uống cần tránh khi mang bầu để giảm thiểu nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết có một số loại trà thảo dược cũng nên tránh khi mang thai vì có thể gây hại cho cả mẹ và con, nhất là nếu được uống quá nhiều.
Các loại thảo dược vốn vẫn được coi là một dạng thuốc, có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Nhưng các loại thảo dược này chưa được nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của chúng đối với em bé chưa sinh.
Một số loại trà thảo dược được coi là tốt trong thời kỳ thai nghén
Khi mang thai, ai cũng rất lo lắng cho sức khỏe của mẹ và con. Những loại trà thảo dược dưới đây được cho là an toàn khi bạn mang thai:
- Trà gừng
- Trà chanh
- Trà húng
- Trà lúa mạch
- Trà bạc hà
Những loại trà không nên dùng khi mang thai
Một số loại thảo mộc nếu uống nhiều có thể kích thích tử cung và vô tình gây ra sẩy thai hoặc các cơn co dạ con. Tốt nhất chị em nên chú ý và hạn chế uống các loại trà từ các loại thảo dược sau:
Video đang HOT
- Hoa cúc
- Cây ma hoàng
- Rễ cây cam thảo
- Lá mâm xôi
- Hoa hồi
- Cây ngải đắng
- Cây hương thảo
- Cây dâm bụt
- Cây sả
- Cây de vàng
- Cây tầm ma
- Cây thìa là
Trà từ lá cây mâm xôi được cho là có tác dụng giúp kích thích tử cung để chuẩn bị cho cơn co dạ con và sinh nở. Mặc dù chưa được khoa học chứng minh, nhưng trà lá mâm xôi có thể uống được ở thời gian gần cuối của thai kỳ (sau 38 tuần).
Điều đáng lưu ý là hầu hết các loại thảo mộc ở trên vẫn có thể ăn kèm trong các thức ăn. Chỉ có khi được pha thành trà thì các loại thảo mộc này mới cô đặc và nguy hiểm hơn.
Dùng trà xanh khi mang thai
Rất nhiều chị e thắc mắc trà xanh có được uống nhiều khi mang thai. Thực tế thì trà xanh không phải là một loại thảo mộc, nhưng nó có chứa caffein.
Tuy nhiên, vẫn có tranh luận về tác dụng và tác hại của trà xanh khi mang thai. Một số bằng chứng cho thấy trà xanh thực sự có thể làm giảm sự hấp thụ axit folic, trong khi đó, axit folic rất cần thiết trong thai kỳ để giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh sinh ở em bé.
Trà dành cho phụ nữ mang thai
Trên thị trường ngày nay xuất hiện các loại trà dùng khi mang thai. Các nhà sản xuất của các loại trà này giới thiệu sản phẩm của họ như là một sự trợ giúp cho những người đang mang thai.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là, mặc dù các loại trà này không nhất thiết phải được chứng minh lâm sàng là an toàn cho thai nhi khi được tiêu thụ với số lượng lớn, nhưng chị em khi mua trà cũng nên chú ý các thành phần được liệt kê trên vỏ hộp hoặc bao bì.
Theo PLXH
Dùng gừng tươi trị cảm lạnh như thế nào?
Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.
Liều lượng dùng khi bị cảm
Có nhiều cách dùng gừng: có thể dùng dạng tươi hay chiết xuất. Sử dụng nó dưới dạng tinh dầu để thoa vào các chỗ đau mãn tính. Khi mua, nên chọn mua những củ gừng có mùi thơm hăng.
Để điều trị các triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh, nên uống gừng hằng ngày với liều lượng 1/2 đến thìa bột gừng tươi. Vỏ gừng tươi cũng rất tốt, nên dùng để pha trà và uống mỗi 4 tiếng, 3 lần/ngày.
Một trong những hỗn hợp trị cảm lạnh hiệu quả là một mẩu gừng nguyên vỏ mài nhuyễn pha với 2 thìa nước chanh, 1 nhúm ớt cayen và 2 thìa mật ong.
Cách làm trà gừng
Trà gừng luôn hấp dẫn bởi hương vị và công dụng đối với sức khỏe. Bạn có làm trà gừng từ gừng khô hay gừng tươi.
Nếu làm trà gừng từ gừng tươi thì cần xắt nhỏ củ gừng bằng dụng cụ nạo phô mai hay máy xay. Hương thơm cay nồng của gừng tươi sẽ đánh thức mọi giác quan của bạn và hãy ủ chúng với nước nóng rồi rót ra pha với đường để có cốc trà gừng cay nóng, thơm ngon.
Dưới đây là 3 bước làm trà gừng:
1. Thái gừng thành những miếng bằng ngón tay. Lưu ý là không gọt lớp vỏ ngoài.
2. Cầm các miếng gừng này trên tay và dùng dụng cụ mài phô mai để xắt nhỏ gừng.
3. Khi được 2 thìa gừng mịn thì cho vào ấm, rót nước sôi ủ trong 10 phút rồi rót ra thưởng thức.
Nhân Hà
Theo EH
Những cơn "đói giả" Nhiều khi bụng no nhưng ai đó vẫn cảm thấy thèm ăn, nguyên nhân một phần do thói quen, cũng có thể do các nhân tố kích thích khác. Hãy tìm hiểu những cơn đói "giả" và giải pháp đơn giản để tránh những cái "bẫy" này. Không ngủ đủ. Thiếu ngủ là nguyên nhân gây ra 2 kích thích tố của cơn...