10 quan niệm sai lầm về bệnh đột quỵ có thể đe dọa tính mạng
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn (thể nhồi máu) hoặc bị vỡ (thể chảy máu), khiến cho 1 phần não bị tổn thương hoặc chết đi. Hậu quả của quá trình này là tổn thương não kéo dài, tàn phế vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Do sự phức tạp của bệnh lý nên có nhiều quan niệm sai
1. Đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi
Sự thật: Mặc dù tuổi càng cao càng tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhưng bệnh không chỉ xảy ra ở đối tượng này. Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tại Mỹ, có tới số trường hợp đột quỵ xảy ra ở người dưới 65 tuổi, trong đó có trẻ em.
2. Đột quỵ là bệnh hiếm gặp
Sự thật: Bệnh đột quỵ ngày càng trở nên phổ biến và là nguyên nhân lớn thứ 2 gây tử vong trên toàn thế giới với gần 6 triệu ca tử vong trong nằm 2016. Tại Việt Nam, đột quỵ vẫn giữ vị trí số 1 trong top 10 nguyên nhân tử vong từ năm 2007 đến 2017.
Top 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam năm 2007 và 2017
3. Đột quỵ không thể phòng ngừa được
Sự thật: Đây là một hiểu sai rất nghiêm trọng về bệnh đột quỵ. Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ cho biết, có tới 80% các trường hợp đột quỵ có thể ngăn ngừa được. Nghiên cứu đột quỵ quốc tế (International stroke study) cho thấy, 90% các ca đột quỵ gây ra bởi các yếu tố như tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì. Đây đều là những yếu tố có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp đơn giản, bao gồm: lựa chọn lối sống lành mạnh và kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm.
4. Đột quỵ không thể điều trị được
Sự thật: 87% các trường hợp đột quỵ là đột quỵ thể nhồi máu. Tức là đột quỵ xảy ra do cục máu đông di chuyển trong lòng mạch làm tắc mạch máu não. Nếu người bệnh đến bệnh viện trong vòng 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng của tai biến và được xử trí phù hợp thì có thể ngăn ngừa được sự hủy hoại tế bào não. Như vậy, người bệnh có khả năng phục hồi một phần hoặc hoàn toàn sau tai biến.
Người bệnh có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn sau đột quỵ
5. Đau đầu là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh đột quỵ
Sự thật: Đau đầu đột ngột và dữ dội là một trong những dấu hiệu của đột quỵ. Tuy nhiên, chỉ 30% người bệnh bị tai biến mạch máu não thể nhồi máu (tắc mạch não do cục máu đông) có biểu hiện đau đầu. Do đó, đây không phải là một triệu chứng tin cậy để phát hiện tai biến. Những triệu chứng phổ biến nhất của tai biến bao gồm:
Tê hoặc yếu vùng mặt, cánh tay, chân, đặc biệt ở một bên cơ thể
Nhìn mờ 1 mắt hoặc 2 mắt hoặc nhìn đôi
Đột ngột bị lú lẫn, khó nói, khó hiểu lời nói
Video đang HOT
Đột ngột khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động
6. Đột quỵ là bệnh không di truyền
Sự thật: Bệnh đột quỵ là bệnh di truyền. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến mạch máu như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì đều mang đặc tính di truyền. Một số nguyên nhân hiếm gây đột quỵ ở người trẻ tuổi như: khối u tim, rối loạn đông máu và dị dạng mạch máu…có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
7. Uống rượu không ảnh hưởng đến nguy cơ bị đột quỵ
Sự thật: Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, uống rượu còn làm tăng nồng độ Triglycerid trong máu, đây là một loại mỡ máu có thể gây xơ cứng động mạch.
Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
8. Hút thuốc không ảnh hưởng đến nguy cơ bị đột quỵ
Sự thật: hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Điều này đúng với vả đột quỵ thể nhồi máu hay thể chảy máu, đột quỵ lần đầu hay tái phát.
9. Khả năng hồi phục chỉ xảy ra trong khoảng vài tháng đầu sau đột quỵ
Sự thật: Quá trình sửa chữa, hàn gắn thương tổn hầu hết xảy ra ở những tháng đầu tiên sau đột quỵ, nhưng quá trình phục hồi này khác nhau ở từng cá thể và có thể kéo dài tới 2 năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, người bệnh đột quỵ vẫn có thể cải thiện nhờ liệu pháp phục hồi chức năng và một số biện pháp điều trị khác một vài năm sau khi xảy ra đột quỵ.
Người bệnh vẫn có thể cải thiện triệu chứng vài tháng tới vài năm sau đột quỵ
10. Nếu các triệu chứng đột quỵ đã qua, bạn không cần điều trị
Sự thật: Một số người có thể gặp biểu hiện đột quỵ tạm thời, gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua, đây cũng là một tình trạng cấp cứu. So với đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi cục máu đông gây tắc mạch não nhưng được tái thông trước khi hình thành những tổn thương vĩnh viễn, có thể do mạch máu não giãn ra hoặc cục máu đông tan ra/nhỏ lại. Tuy nhiên, những người có cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ cao bị đột quỵ trong vòng 1 tuần sau đó.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm cơn thiếu máu này rất quan trọng trong việc dự phòng đột quỵ xảy ra, mặc dù những triệu chứng thiếu máu này đã hết.
Điều trị và dự phòng đột quỵ bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Thuốc Đông y thế hệ 2 với cơ chế hoạt huyết, bổ huyết, ôn kinh, thông mạch không những là biện pháp điều trị hiệu quả cho bệnh đột quỵ, tăng khả năng phục hồi các di chứng sau đột quỵ, mà còn có hiệu quả dự phòng đột quỵ thứ phát ở người bệnh đã từng bị đột quỵ hoặc dự phòng khởi phát ở những người nguy cơ cao như người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh mạch vành.
Do vậy, thuốc Đông y thế hệ 2 hiện là loại thuốc được đông đảo chuyên gia và người bệnh tin tưởng để điều trị và dự phòng đột quỵ.
Phạm Hảo
'Sát thủ' gây đột quỵ ở người trẻ: Nhiều người Việt nghiện không sót 'món' nào
Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng "béo phì văn phòng", do dùng thuốc ngừa thai đường uống, thuốc kích thích...
Ảnh minh họa: Internet
TS.BS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi, trước đây đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong và để lại các di chứng sau cơn đột quỵ nặng nề như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần... Một điều đáng lo ngại là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi 40-45 cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Thậm chí những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. (Theo thống kê từ Hội nghị khoa học Đột quỵ và Thần kinh toàn quốc lần thứ 7).
Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng "béo phì văn phòng"...
Ảnh minh họa: Internet
Không chỉ có những nguyên nhân trên, giải thích nguyên nhân người trẻ cũng bị đột quỵ, BS CK2 Nguyễn Thị Phương Nga, Trưởng khoa Nội thần kinh BV Thống Nhất, cho biết ở người trẻ, tỉ lệ đột quỵ do các yếu tố như bệnh tim, dị dạng mạch máu não nhiều hơn, một số trường hợp còn do dùng thuốc ngừa thai đường uống, thuốc kích thích gây viêm mạch máu, vỡ mạch máu...
Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng theo các chuyên gia y tế, chúng ta có thể phòng ngừa được. Để phòng ngừa căn bệnh này, người dân cần kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, tim mạch... để hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Bên cạnh đó cần tích cực vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên (30 phút mỗi ngày); giữ chế độ ăn uống đúng mức để tránh béo phì; hạn chế rượu, bia; tránh hút thuốc lá...
Khi gặp người đột quỵ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc xoa bóp, cạo gió, chích đầu ngón tay... làm mất "thời gian vàng" điều trị mà cần đưa đi cấp cứu ngay giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế.
Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ
Cơn đột quỵ thường biểu hiện ra bằng các dấu hiệu như mất khả năng nói, thay đổi nét mặt và lú lẫn. Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi nói hoặc khi cố gắng hiểu một cuộc đối thoại nào đó.
Những triệu chứng khác liên quan đến tình trạng sụp đổ của não bộ bao gồm hoa mắt, mất phương hướng, mất thăng bằng và hay có những cơn đau đầu bất chợt.
Cơn tai biến còn có thể gây ảnh hưởng đến một vài bộ phận khác trên cơ thể bao gồm:
Không nhìn rõ ở một hoặc cả hai bên mắt
Tay, chân và mặt bị yếu hoặc tê liệt, đa phần là ở một bên cơ thể. Triệu chứng này thường tấn công một cách đột ngột
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Mệt mỏi toàn thân
Đột nhiên khó đi lại
Ảnh minh họa: Internet
Xử lý như thế nào khi một người có dấu hiệu đột quỵ?
Tự bản thân bệnh nhân không có khả năng tự gọi cấp cứu vì họ không thể nhấc cánh tay lên và nói một cách rõ ràng, thậm chí là rối loạn và mất luôn nhận thức. Đó là lý do việc nhận ra những triệu chứng báo hiệu là rất quan trọng.
Nếu bạn cho rằng ai đó có thể đang có dấu hiệu đột quỵ, bạn nên kiểm tra 3 điều sau đây và sau đó hãy hành động càng sớm càng tốt:
Gương mặt: bạn nên kiểm tra xem người mà bạn nghi ngờ có tai biến có thể cười hay không và gọi cấp cứu ngay nếu một bên mặt của người đấy xệ xuống so với bên còn lại
Cánh tay: bạn nên yêu cầu họ giơ cánh tay lên và nếu như một trong hai bên cánh tay chùng xuống phía dưới thì hãy mau chóng gọi cấp cứu
Khả năng nói chuyện: bạn nên yêu cầu họ lặp lại một cụm từ đơn giản, chú ý những lời nói lắp hoặc khó hiểu.
Bạn nên lưu ý không tự lái xe chở bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện vì những nhân viên y tế hiểu rõ những việc cần làm hơn bạn và họ có thể bắt đầu việc điều trị cho bệnh nhân ngay trên xe cấp cứu trên đường đến bệnh viện.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Sơ cấp cứu bệnh nhân đột quỵ Trước đây, bệnh nhân bị đột quỵ thường có độ tuổi từ 60-70. Nhưng thời gian gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh chỉ mới 30-40 tuổi đã bị đột quỵ. Bác sĩ tái khám cho một bệnh nhân phục hồi sau cơn đột quỵ. Ảnh: K. Ngọc * Bệnh đang trẻ hóa Mới 20 tuổi, anh Bùi...