10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019
Lần đầu tiên không tiêm vắcxin được WHO đưa vào nhóm 10 mối đe dọa sức khỏe con người bởi khiến các bệnh truyền nhiễm trỗi dậy.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2019. Trong số này, lần đầu tiên xuất hiện vấn đề không tiêm vắcxin.
Theo Live Science, vắcxin giúp nhân loại phòng tránh 2-3 triệu cái chết mỗi năm. Tuy nhiên, do dự tiêm phòng, được địch nghĩa là chậm trễ hoặc từ chối tiêm vắc xin dù có sẵn dịch vụ tiêm chủng, đang đe dọa đảo ngược mọi nỗ lực con người đạt được trong công cuộc chống lại bệnh truyền nhiễm.
Ví dụ điển hình nhất là bệnh sởi. Những năm gần đây, số ca mắc bệnh sởi trên thế giới tăng 30% cho dù đây là bệnh phòng được bằng vắcxin. Thực tế, các quốc gia gần như đã xóa sổ bệnh sởi giờ đây chứng kiến căn bệnh trỗi dậy. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là do không tiêm vắcxin.
Ảnh: WHO.
Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Baltimore nhận định cách đây 100 năm, danh sách các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu chỉ có bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, điều này thay đổi nhờ vắcxin.
Bên cạnh vắcxin, các mối đe dọa khác được WHO đề cập là bệnh không truyền nhiễm như tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Video đang HOT
“Trước kia, con người không sống đủ lâu để mắc nhiều bệnh không truyền nhiễm”, tiến sĩ Adalja giải thích. “Việc các bệnh không truyền nhiễm cũng được đưa vào danh sách cũng là bằng chứng cho thấy vắc xin hiệu quả đến mức nào”.
WHO nhận định do dự tiêm phòng là vấn đề phức tạp cần giải quyết bởi mỗi cá nhân lại có lý do riêng để từ chối vắc xin. Ví dụ, một số người nghi ngờ độ an toàn của vắcxin trong khi vài người khác cho rằng con cái họ phải tiêm quá nhiều. Đặc biệt, một bộ phận người dân chủ quan, cho rằng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất thấp nên không cần tiêm vắcxin.
Với những trường hợp trên, tiến sĩ Adalja khuyên khi thấy bệnh nhân do dự tiêm phòng, các bác sĩ cần tìm hiểu căn nguyên và đưa ra những bằng chứng khoa học chứng minh vắcxin là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi người cần tự nhận thức các bệnh truyền nhiễm vẫn rất nguy hiểm.
“Chúng ta cần quay lại thời điểm khi vắcxin được đón nhận như những chiếc smartphone mới”, tiến sĩ Adaljia nói.
10 mối đe dọa sức khỏe năm 2019
Ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu
Bệnh không truyền nhiễm (như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch)
Đại dịch cúm
Môi trường sống không đảm bảo
Kháng kháng sinh
Ebola và các bệnh nguy hiểm khác (như Zika, Nipah, MERS-CoV, SARS)
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu yếu kém
Không tiêm vắcxin
Sốt xuất huyết
HIV
Theo VNE
Kon Tum: Tiêm vacxin cho hơn 8.000 người tại ba xã có ổ dịch bạch hầu
Ngày 16/10, bác sĩ Nguyễn Thị Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Kon Tum cho biết, ngành y tế Kon Tum đang chỉ đạo rất quyết liệt và đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.
Bệnh nhân bạch hầu điều trị tại BVĐK tỉnh Kon Tum
Đối với các huyện có bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu gồm Đăk Hà, Đăk Tô và Tu Mơ Rông, ngành y tế đã xử lý môi trường ổ dịch bằng CloraminB và giám sát chủ động bệnh bạch hầu, lấy mẫu xét nghiệm tiếp xúc gần 70 ca gửi Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, kết quả đều âm tính với bệnh bạch hầu.
Hiện nay tỉnh Kon Tum đã cấp hơn 5.200 viên kháng sinh Erythromycin điều trị dự phòng những trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu; triển khai chiến dịch tiêm vacxin cho hơn 8.000 người từ 7 - 30 tuổi tại 3 xã có ổ dịch bạch hầu ở huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông. Hiện nay đã xác định được một ca mắc bệnh bạch hầu và 3 trường hợp nghi ngờ bị bệnh đang tiếp tục được cách ly điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Trước đó, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có hai bệnh nhân tử vong, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Q.KHẢI
Theo nongnghiep
30 ca tai biến nặng sau tiêm chủng nửa năm 2018 6 tháng đầu năm có 4.114 trường hợp bị phản ứng thông thường và 30 ca tai biến nặng sau tiêm chủng trong đó 2 người tử vong. Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng có 27 người tiêm vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, 3 tiêm vắxin dịch...