10 loại rau củ quả quen thuộc nhưng bạn tuyệt đối tránh xa nếu mắc những bệnh này.
Rau củ quả được biết đến là một thực phẩm có lượng vitamin dồi dào và thân thiện với con người. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào sử dụng cũng được, nếu như bạn đang mắc một các bệnh trên thì nên tìm hiểu kĩ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
1. Bị gout không ăn măng tây
Bệnh gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, bệnh gout có liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt và ăn uống. Chính vì vậy mà các bác sĩ thường khuyên bệnh bệnh nhân hạn chế tối đa ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như nội tạng động vật, các loại thực phẩm có màu đỏ, hạn chế ăn hải sản,… và măng tây cũng không phải là ngoại lệ.
2. Dùng thuốc giảm loãng máu cẩn thận khi ăn rau
Cố gắng ăn số lượng rau tương ứng mỗi ngày. Nếu bạn thích các loại rau giàu vitamin K như cải xoăn, rau bina, rau mù tạt, củ cải thì hãy ăn nửa cốc mỗi ngày và nên ăn cùng vào một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn đang dùng thuốc giảm loãng máu như warfarin (Coumadin), thì điều quan trọng là duy trì nồng độ vitamin K ổn định trong máu, sự tăng đột ngột có thể làm giảm tác dụng thuốc. Điều này nghĩa là việc cân bằng số rau ăn vào là rất quan trọng, vì đây là nguồn cấp vitamin K chính.
3. Viêm đại tràng không nên ăn rau cải
Chất xơ như bông cải xanh, bắp cải, cần tây là những loại rau khó tiêu hóa bởi chúng chứa vi khuẩn sống tự nhiên trong đường ruột và gây ra khí ga, làm chướng bụng đầy hơi. Thế nên người bị viêm đại tràng có thể cắt nhỏ, nấu chín sẽ tốt hơn hoặc dùng các thực phẩm khác thay thế như súp lơ, cà rốt, khoai lang.
4. Mắc bệnh về tuyến giáp không ăn củ cải sống
Củ cải chứa hai chất goitrogenic là progoitrin và gluconasturtin có thể can thiệp vào khả năng tạo ra hoocmon của tuyến giáp. Các hợp chất này không gây nguy hiểm cho người khoẻ mạnh, nhưng bất cứ ai bị chứng tuyến giáp cũng nên nấu củ cải chín lên trước khi ăn vì nấu chín sẽ khử hoạt tính của goitrogen.
5. Người dị ứng không uống atiso
Atiso là loại thảo dược có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe và được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người có thể bị dị ứng atiso nên khi uống nước được nấu từ cây này không những không tốt mà còn gây hại đến sức khỏe. Nhất là những người có cơ địa tỳ vị, hư hàn nếu sử dụng atiso sẽ bị khó tiêu, hại dạ dày và chướng bụng do atiso có tính hàn.
6. Bệnh tuyến giáp không nên ăn đậu nành
Người ta thường nói đậu nành là thức uống cho sức khỏe, bên cạnh những điểm có lợi thì đậu nành cũng có một số điểm bất lợi với một số bệnh. Nếu cung quá nhiều và dư thừa có thể gây một số bệnh về tuyến giáp. Như chất Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp ở những người sử dụng thường xuyên. Biểu hiện dễ nhận thấy là lượng hormone tuyến giáp bị giảm sút, gây ra các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, thờ ơ, rụng tóc, trí nhớ kém và bệnh bướu cổ.
Video đang HOT
7. Bệnh sỏi thận không nên ăn củ cải đường
Củ cải đường là loại thực phẩm có màu đỏ, chứa nhiều vitamin giúp giảm viêm nhiễm, tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, một ngày nào đó nếu bạn dùng nhiều củ cải đường và có các biểu hiện: tiêu “máu”, hạ huyết áp, sỏi thận…thì hãy dừng ngay việc ăn củ cải đường. Vì các axit oxalic có trong củ cải đường ảnh hưởng nhiều, gây ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate, nên những ai bị sỏi thận thì không nên ăn thực phẩm này.
8. Rối loạn tiêu hóa không ăn cà chua
Ăn cà chua và các sản phẩm có thành phần từ cà chua có thể là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày cho bạn. Nếu bạn gặp các triệu chứng như ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, hãy thử không ăn cà chua trong 2-3 tuần để xem liệu đó có thật sự là tác nhân gây bệnh cho bạn hay không. Nếu không phải, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kĩ lưỡng hơn.
9. Hệ tiêu hóa yếu không ăn rau muống
Ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
10. Bệnh dạ dày không ăn bắp cải
Bắp cải ngoài nấu chín còn được nhiều người dùng làm gỏi sống hay ăn sống, tuy nhiên nó lại là điều gây hại đối với những người mắc bệnh về dạ dày, gây sình bụng, khó chịu cho dạ dày. Vì vậy, những người này nên nấu chín bắp cải trước khi ăn, không nên ăn sống hay muối xổi.
Theo www.phunutoday.vn
Lời khuyên bác sĩ: Chữa khỏi bệnh gout không phải thuốc, mà do bí quyết "ĂN ít, ỘP nhiều"
Đây là lời khuyên của một bác sĩ về cách chữa bệnh gout (gút) và việc làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Các bạn hay hỏi tôi, chữa gout thế nào tốt nhất. Giải thích "lằng ngoằng" bằng khoa học, bạn không nhớ. Giải thích bằng Đông y bạn càng mù mờ. Vậy suy nghĩ mãi, tôi mới cho ra một câu kệ, rất dễ nhớ và có hiệu quả.
Ngày nay, câu kệ ấy đã được bạn tôi, có cả phó giáo sư, tiến sĩ y khoa thuộc lòng và áp dụng có hiệu quả cho bản thân và bạn bè.
Trước tiên, nên có mấy lời phi lộ.
Bệnh gout, thống phong... nôm na là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, một sản phẩm trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa protid từ thức ăn thành protein của cơ thể. Quá trình chuyển hóa đó có nhiều sản phẩm phụ mà để đánh giá, người ta tính theo nồng độ của a xít uric trong máu.
Việc tăng axit uric, gây lắng đọng muối urat gây viêm "lung tung", người thể hiện ra ở chỗ này, người khác ở chỗ khác. "Giời phạt" chỗ nào, chỗ đó chịu. Có mấy vị trí đặc hiệu dễ thấy là ở khớp gốc ngón tay cái hay gốc ngón chân cái sưng - nóng - đỏ - đau, mặt mũi "dàu dàu" dễ là đã bị gout.
Nguyên nhân là thế, cơ chế gây bệnh được giải thích cặn kẽ qua nhiều lý thuyết. Mà ở đời cái gì càng cặn kẽ, càng nhiều "lý toét" thì càng mù mờ và xa sự thật.
Tóm lại, urat là một loại bồ hóng có hại, lắng đọng urat ở khớp, gây đau khớp, ở gan gây suy gan, ở da gây hạt to đùng. Lâu dài sẽ gây tổn thương nội tạng, khớp - da không hồi phục và cuối cùng, giống như mọi người khác, bệnh nặng quá, suy gan thận gây tử vong.
Chữa nó, Đông Tây y đều chung một cách: hạn chế lắng đọng urat và tác động vào men nào đó cùng với trục được tý urat bằng cách gây tiêu tiểu nhiều để hạ nồng độ urat trong cơ thể "được tí nào hay tí đó".
Bài thuốc thì có rất nhiều, chẳng hạn như sau:
Tây y dùng các loại thuốc kháng viêm giảm đau không corticoid; các thuốc Colchicine; Alopurinol, 6 Mecaptopurin... và các thuốc chữa trị triệu chứng khác.
Theo Đông y thì "chả thiếu lá lẩu nào" không có tác dụng chữa gout. Từ tía tô, lá lốt, đậu xanh, củ ráy, cây nở từ đất đến hạt gắm, tơ hồng, cà gai leo, khúc khắc, bồ công anh, cam thảo đất... đến kiểu kỳ lạ như hấp một tổ kiến vống lấy nước uống (một dạng tự nhiên của axit formic...)
Kết quả cả hai bên (Đông -Tây y) là: Chưa bao giờ thấy chữa khỏi được bệnh, chỉ giảm đau tạm thời và bệnh nhân vẫn chờ ngày tái phát. Bác sĩ mỗi lần nhìn thấy "cố bệnh nhân" đều ngượng...
Vậy, tôi cho các bạn một câu kệ để đối phó với bệnh gout một cách lạc quan, vui vẻ nhất. Đó là: ĂN ÍT - ỘP NHIỀU.
Thế nào là ĂN ÍT?
Hãy biết tiết chế chế độ ăn, nên ăn ít đồ bổ và quá bổ. Trước khi dùng các biện pháp làm hạ nồng độ urat trong máu, các bạn hãy hạ purin trong thức ăn hàng ngày, như "Mít-tơ Google" nói loại thức ăn nào, thứ thịt nào có nguy cơ gây tăng purin thì chừa nó ra hay hạn chế nó đi.
Người bị gout hãy chủ động hay bị động xem mình bị phản ứng rõ nhất với thức ăn nào để "chừa" nó, kiêng nó triệt để. Nhớ rằng mỗi người mỗi bệnh, khác nhau xa lắm. Người sợ thịt đen, kẻ ngại ăn cá, có ông cứ "dính" tý hải sản lại rên la ầm ầm..
Tựu trung, những người ăn nhiều cá và rau xanh ít bị gout hơn những người ăn sơn hào hải vị thừa mứa.
Thế nào là ỘP NHIỀU?
Hãy hiểu một cách vui vẻ, thì ỘP ở đây gồm mấy thứ:
Lao động chân tay và thể thao là thứ gây những khoái cảm tột bậc. Lao động là một thứ doping nhất hạng; còn thể thao, khi bạn ghi được một bàn thắng, khi bạn chiến thắng, cơ thể tiết lượng Endorphin cao như bạn vừa Ộp xong một cái.
Vậy hãy tăng thời lượng cho lao động chân tay và chơi thể thao nhiều lên nhé.
Còn ỘP, con người mà thiếu ỘP thì còn là con gì nữa, cứ theo quy luật con số 9 mà dùng. Nếu thiếu thừa, hãy cứ cân đối cho vừa với bản thân mình.
Chứ nhịn ỘP quá cũng gây tăng urat, dễ đau ngón chân ngón tay lắm, chưa kể máu nó dồn lên đầu gây ngố.
Bệnh gout, còn có khi được gọi là bệnh của nhà giàu, cũng đúng thôi, người giàu suốt ngày ăn ngon, ăn bổ, lao động chân tay ít, trí óc mải lo làm giàu, không rối loạn chuyển hóa mới là lạ.
Khi ỘP điều hòa, các bạn đã thải rất nhiều sản phẩm của chuyển hóa protein ra ngoài qua đường "sung sướng", chả tốt hơn qua đường "đi tướt tóe loe" à?
Vừa được cái này, vừa thải được u ríc u rát qua đường không phải tiêu tiểu, gout giảm là cái chắc.
Vậy, túm lại, hỡi các bạn bị gout, hãy ĂN ÍT - ỘP NHIỀU các bạn nhé!
Còn các loại thuốc, các bạn hãy uống bất cứ loại nào bạn thích, kết quả như nhau thôi, các bạn đã quá hiểu rồi, tôi chả nói nữa.
Phòng bệnh, kiêng cữ, thể dục thể thao nhiều lên, yêu kịch liệt vào... giảm đau giảm gout - hãy sống như bạn đang tận hưởng, bạn nhé.
Chú thích: Quy luật con số 9 theo Đông y là tuổi 20s thì sinh hoạt tình dục 29 = 18, một tuần tám lần; 30s thì 3x 9= 27 hai tuần bảy lần; 40s thì 49= 36: ba tuần sáu lần; 50s thì 59=45: bốn tuần năm lần; 60s thì 69= 54 năm tuần bốn lần... Cứ thế tính tiếp.
Bài viết của Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng (từng công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện quân y 103 - Học viện Quân y, giáo viên bộ môn Ngoại khoa dã chiến Học viện Quân y. Sau đó là bác sĩ điều trị, Nghiên cứu sinh tại bệnh viện 175 - Bộ Quốc phòng, nay đã nghỉ hưu.
Theo Soha
10 loại rau và trái cây không đường tốt cho sức khỏe Nếu bạn sợ ăn ngọt hoặc kiêng đường thì đây là những thực phẩm bạn nên có trong bữa ăn của mình. Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên dùng rau củ quả và trái cây làm thực phẩm thay thế. Nhưng không phải loại rau hay trái cây nào cũng có thể sử dụng thoải mái bởi có rất nhiều...