10 điều thú vị mà mọi phụ nữ cần biết về Pap Smears – xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung
Hầu hết phụ nữ không nhận thức đầy đủ về những gì liên quan đến xét nghiệm Pap smear. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy tìm hiểu qua thông tin sau đây nhé.
Hầu hết chúng ta đã nghe đến cụm từ “Pap smear” (xét nghiệm Pap – xét nghiệm tế bào cổ tử cung) và biết rằng chúng ta nên thực hiện nó. Thế nhưng rất nhiều phụ nữ lại mơ hồ, không biết vì sao nên xét nghiệm Pap smear và tác dụng của nó là gì.
Hầu hết chúng ta đã nghe đến cụm từ ” Pap smear ” (xét nghiệm Pap – xét nghiệm tế bào cổ tử cung) và biết rằng chúng ta nên thực hiện nó.
“Xét nghiệm Pap smear rất quan trọng vì chúng cho phép chúng ta phát hiện những bất thường trước khi chúng trở thành ung thư. Về cơ bản, chúng tôi lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung để đánh giá xem chúng là bình thường, tiền ung thư hay ung thư”, tiến sĩ Christine Greves, bác sĩ sản khoa và phụ khoa được chứng nhận tại bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Winnie Palmer, nói với Bustle.
Hầu hết phụ nữ không nhận thức đầy đủ về những gì liên quan đến xét nghiệm này. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy tìm hiểu qua thông tin sau đây nhé.
1. Pap Smear chỉ dùng để kiểm tra đối với ung thư cổ tử cung, không có tác dụng kiểm tra ung thư buồng trứng
Xét nghiệm Pap smear cũng không có nghĩa là bạn đang được xét nghiệm STIs.
“Pap smears chỉ được áp dụng để kiểm tra ung thư cổ tử cung và đôi khi có thể phát hiện một dạng ung thư tử cung đang đi vào cổ tử cung. Tuy nhiên, nó không có tác dụng gì đối với việc chẩn đoán ung thư buồng trứng”, bác sĩ Shahin Ghadir nói với trang thông tin Bustle.
Xét nghiệm Pap smear cũng không có nghĩa là bạn đang được xét nghiệm STIs (nhiễm trùng lây qua đường tình dục). Để kiểm tra ung thư buồng trứng, hầu hết các bác sĩ sản phụ khoa sẽ kiểm tra kích thước, hình dạng và tính nhất quán của tử cung và buồng trứng trong khi khám xương chậu.
2. Pap Smear không giống như một xét nghiệm vùng chậu
Đây là 2 hình thức xét nghiệm được tiến hành riêng biệt.
“Một số phụ nữ nghĩ rằng họ đã được kiểm tra Pap smear mỗi khi khám vùng chậu – 1 bước kiểm tra phụ khoa nhưng thực tế đây là 2 hình thức xét nghiệm được tiến hành riêng biệt. Xét nghiệm Pap được thực hiện bằng cách dùng bàn chải nhỏ để quét qua bên ngoài và bên trong cổ tử cung để lấy dịch ở đây và mang đi xét nghiệm. Điều quan trọng là bạn phải đề nghị bác sĩ cho thực hiện hình thức xét nghiệm này”, bác sĩ phụ khoa Tiến sĩ Caryn St. Clair nói với Bustle
3. Bạn vẫn cần xét nghiệm Pap Smear ngay cả sau khi bạn đã sinh con
Miễn là bạn có cổ tử cung, bạn cần phải được kiểm tra xét nghiệm Pap thường xuyên.
Có con không có nghĩa là bạn được “miễn” thực hiện một số hình thức kiểm tra sức khỏe. Tiến sĩ St Clair nói: “Những phụ nữ đã sinh con đôi khi tin rằng họ không cần khám và xét nghiệm Pap nữa. “Điều này là hoàn toàn sai. Miễn là bạn có cổ tử cung, bạn cần phải được kiểm tra xét nghiệm Pap thường xuyên”.
4. Không được xét nghiệm Pap Smear trong khi đang có kinh nguyệt
Các bác sĩ nói rằng thời gian tốt nhất để lên lịch xét nghiệm Pap smear của bạn là từ 10- 20 ngày sau ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt.
Video đang HOT
Mặc dù bạn không phải lo lắng về việc “dọn dẹp lông” trước khi làm xét nghiệm nhưng bạn vẫn nên tránh một số điều sau đây.
“Bạn nên tránh quan hệ tình dục, thụt rửa, sử dụng băng vệ sinh trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không nên xét nghiệm Pap khi đang có kinh nguyệt vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả, làm cho kết quả không rõ ràng”, Tiến sĩ Angela Jones, cố vấn sức khỏe tình dục cư trú của Astroglide, nói với Bustle. Các bác sĩ nói rằng thời gian tốt nhất để lên lịch xét nghiệm Pap smear của bạn là từ 10- 20 ngày sau ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt.
5. Xét nghiệm Pap chỉ mất một vài phút
Xét nghiệm Pap smears chỉ mất tất cả khoảng 5-10 phút để thực hiện mà thôi.
“Một số phụ nữ phàn nàn rằng họ không có thời gian để đi đến bác sĩ và làm các xét nghiệm như thế này, nhưng thực tế, xét nghiệm Pap smears chỉ mất tất cả khoảng 5-10 phút để thực hiện mà thôi”, bác sĩ phụ khoa Tami Prince nói với Bustle.
6. Tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm kể từ khi Pap Smears được áp dụng
Kể từ khi kỹ thuật này đã được thực hiện như là một phần của sàng lọc thường xuyên, tử vong do ung thư cổ tử cung ở Mỹ đã giảm 60% phần trăm.
Theo nghiên cứu được công bố trên StatPearls, trước khi phát minh ra Pap Smear, ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ. Kể từ khi kỹ thuật này đã được thực hiện như là một phần của sàng lọc thường xuyên, tử vong do ung thư cổ tử cung ở Mỹ đã giảm 60% phần trăm.
7. Xét nghiệm Pap không hề gây đau đớn
Thực tế, xét nghiệm Pap smears không hề đau đớn hơn so với giao hợp.
Bạn có thể sợ hãi khi được yêu cầu làm xét nghiệm Pap vì nghĩ rằng nó sẽ rất đau. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm. “Quan niệm sai lầm lớn nhất là nghĩ rằng xét nghiệm Pap smears gây đau đớn. Thực tế, xét nghiệm Pap smears không hề đau đớn hơn so với giao hợp. Điều quan trọng là để thư giãn và hít thở sâu khi mỏ vịt đang xâm nhập vào âm đạo. Siết chặt cơ bắp âm đạo trong khi một mỏ vịt đang được đưa vào trong chắc chắn sẽ gây đau”, bác sĩ Prince nói.
8. Bạn không cần làm Pap smear mỗi năm
Lên lịch các cuộc hẹn hàng năm với bác sĩ sản phụ khoa của bạn là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe.
Nếu bạn ở độ tuổi từ 21-29 thì được khuyến khích xét nghiệm Pap smear mỗi 3 năm/lần. được khuyến khích, Greves nói. Nếu bạn trên 30 tuổi và lần xét nghiệm trước đó là bình thường thì bạn có thể xét nghiệm 5 năm/lần.
“Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi kiểm tra hàng năm. Là phụ nữ, chúng ta có nhiều thứ khác nhau để thảo luận và kiểm tra, như thời kì kinh nguyệt, làm thế nào để ngăn ngừa mang thai, đau khi quan hệ tình dục… Vì vậy, lên lịch các cuộc hẹn hàng năm với bác sĩ sản phụ khoa của bạn là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe”, bác sĩ Greves nói.
9. Có virus HPV không có nghĩa là đã lây từ đối tác tình dục của bạn
Chúng ta không có khả năng tìm ra bao lâu thì virus gây nhiễm trùng này phát triển ra ngoài.
“HPV sinh dục có thể đến và biến mất. Nó có thể ở trong cơ thể chúng ta trong nhiều tuần, vài tháng, hoặc suốt đời mà không hề thấy dấu hiệu của nó hiện diện. Mọi người có thể có nó mà thậm chí không hề biết. Chúng ta không có khả năng tìm ra bao lâu thì virus gây nhiễm trùng này phát triển ra ngoài. Vì vậy, nếu bạn được chẩn đoán mắc HPV, hãy thảo luận cởi mở với bạn tình của bạn thay vì nghĩ ngay rằng mình đã lây bệnh từ anh ấy”, bác sĩ , Greves nói.
Và để an toàn cho cả 2, tốt nhất bạn nên khuyên anh ấy cũng nên đi xét nghiệm để cả 2 được tư vấn cách bảo vệ bản thân tốt nhất.
10. Kết quả xét nghiệm Pap Smear không bình thường không có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
Có nhiều lý do khác nhau làm cho một loại tế bào Pap trở nên bất thường, trong đó có cả nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Greves cho biết: “Có nhiều lý do khác nhau làm cho một loại tế bào Pap trở nên bất thường, trong đó có cả nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những thứ khác, như viêm hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây ra những bất thường trong kết quả xét nghiệm Pap.
Nếu bác sĩ của bạn cho bạn biết kết quả xét nghiệm Pap smear của bạn là bất thường, đừng vội lo lắng. Họ sẽ theo dõi chi tiết về những gì gây ra những bất thường đó và sẽ thảo luận với bạn cách tốt nhất để tiến hành điều trị nếu cần thiết”.
Nguồn: Bustle
Theo Helino
Các thói quen dễ gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới
Theo ước tính, mỗi ngày có 7 phụ nữ chết và 14 trường hợp mắc mới căn bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc nắm rõ nguyên nhân dễ mắc bệnh sẽ giúp chị em có thể phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này.
Cảnh báo nguy cơ ung thư tử cung ở nữ giới
Ung thư cổ tử cung chủ yếu do nhiễm virus HPV (Human papillomavirus) gây ra. Bệnh diễn tiến âm thầm trong 10-15 năm. Đầu tiên là biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung. Đến giai đoạn tiền ung thư, nữ giới hầu như không có triệu chứng nhận biết rõ ràng nếu không đi thăm khám phụ khoa.
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Ngoài ra, virus HPV còn là nguyên nhân gây ung thư âm hộ, âm đạo và mụn cóc sinh dục ở cả nam lẫn nữ. Đặc biệt, HPV có thể lây từ mẹ sang con và gây ra bệnh lý đường hô hấp cho trẻ.
Hàng năm, ở Việt Nam có hơn 5.000 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung tương ứng với 7 phụ nữ chết và 14 trường hợp mắc mới mỗi ngày. 95% các trường hợp UTCTC có liên quan đến việc nhiễm virus mang tên HPV.
Ung thư cổ tử cung chủ yếu do nhiễm virus HPV (Human papillomavirus) gây ra. Bệnh diễn tiến âm thầm trong 10-15 năm. Đầu tiên là biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung. Đến giai đoạn tiền ung thư, nữ giới hầu như không có triệu chứng nhận biết rõ ràng nếu không đi thăm khám phụ khoa.
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Ngoài ra, virus HPV còn là nguyên nhân gây ung thư âm hộ, âm đạo và mụn cóc sinh dục ở cả nam lẫn nữ. Đặc biệt, HPV có thể lây từ mẹ sang con và gây ra bệnh lý đường hô hấp cho trẻ.
Hàng năm, ở Việt Nam có hơn 5.000 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung tương ứng với 7 phụ nữ chết và 14 trường hợp mắc mới mỗi ngày. 95% các trường hợp UTCTC có liên quan đến việc nhiễm virus mang tên HPV.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên từ 35- 40 tuổi, song gần đây, tỷ lệ phát bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Một số trường hợp được chẩn đoán bệnh lý ở độ tuổi 40, nhưng khi làm các xét nghiệm, thì phát hiện thấy mầm mống virus HPV đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ trước đó.
Các thói quen dễ gây ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do một chủng virus nguy hiểm HPV lây qua đường tình dục gây nên. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do một chủng virus nguy hiểm HPV lây qua đường tình d.ục gây nên
Không vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ
Việc không chú ý vệ sinh cá nhân nên kéo theo tình trạng viêm nhiễm kéo dài cũng là một biến chứng hình thành nên bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn nên chú ý vệ sinh "vùng kín" đúng cách mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, lại ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm trên cơ thể.
"Yêu" không an toàn
Làm "chuyện ấy" nhưng không sử dụng "áo mưa" hay bất kỳ biện pháp bảo vệ nào khác chính là nguyên hàng đầu để virus HPV lây lan. Bên cạnh đó, có nhiều bạn tình cũng rất dễ dẫn đến việc phụ nữ bị mắc ung thư cổ tử cung. Triệu chứng đặc trưng của bệnh ung thư cổ tư cung là ra khí hư có mùi hôi, nặng có thể dẫn tới chảy máu âm đạo, đau ở hố chậu, đau kèm theo phù nề chi dưới...
Bổ sung thiếu chất dinh dưỡng
Việc cơ thể bị thiếu vitamin A cũng có thể làm tăng khả năng tạo thành ung thư của các loại virus nói chung và virus gây ung thư cổ tử cung nói riêng. Vì vậy, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày là vô cùng quan trọng. Trong khẩu phần ăn của mình, bạn nên lưu ý ăn thêm các thực phẩm như cà rốt, gan, trứng, thịt bò nạc,... để không chỉ giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh mà còn tránh được nguy cơ ung thư cổ tử cung nhé!
Lười đi khám phụ khoa định kỳ
Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất ổn của sức khoẻ. Thế nhưng, hiện tại thì vẫn chưa có nhiều người duy trì được thói quen đi khám phụ khoa định kỳ. Trong khi đó, căn bệnh này lại không có một dấu hiệu gì rõ ràng và thường đến rất mờ nhạt nên khiến nhiều người dễ nhầm lẫn.
Thói quen hút thuốc
Theo các chuyên gia y tế, hút thuốc lá cũng có liên hệ chặt chẽ với ung thư cổ tử cung. Mặc dù nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại HPV có thể kết hợp với các chất độc hại trong thuốc lá tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào ung thư. Không chỉ vậy, đối với những người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc từ người khác) cũng có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn người khác.
Ăn quá nhiều thịt
Những người coi thịt heo, thịt gia súc, thịt cừu làm thức ăn chủ yếu sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng và nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 2,5 lần so với những người chỉ ăn thịt vài lần trong một tháng. Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cũng tăng theo lượng thịt nạp vào cơ thể, vì thế nên thường xuyên bổ sung cá và hạt ngũ cốc để có cơ thể khỏe mạnh hơn.
Thói quen thức khuya
Thức khuya luôn ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm về các vẫn đề sức khỏe ở cả nam và nữ. Nhưng đối với nữ giới, thức khuya bên cạnh tác hại gây suy giảm sức đề kháng, rối loạn nội tiết tố, béo phì, viêm loét dạ dày... Thường xuyên thức khuya còn có thể gây đến các bệnh liên quan đến "vùng kín", ngực và u xơ tử cung ở nữ giới.
Thường xuyên căng thẳng, ức chế thần kinh
Khi bạn để cơ thể phải chịu nhiều căng thẳng do công việc hay cuộc sống gây ra thì có thể làm hệ miễn dịch bị suy giảm, đồng thời các tế bào ác tính cũng sẽ phát triển và nguy cơ mắc bệnh ung thư là điều rất dễ xảy ra. Vậy nên, để tránh gặp phải căn bệnh này, bạn cần giảm bớt căng thẳng và giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ... sẽ góp phần giúp sức khoẻ được cải thiện tốt hơn.
Thiết nghĩ, ngay khi bạn còn trẻ thì nên từ bỏ ngay những thói quen không tốt để bản thân mình có sức khỏe tốt hơn. Nếu không thay đổi kịp thời thì trong tương lai chắc chắn bạn sẽ gặp không ít rắc rối đâu nhé, tới lúc đó bạn sẽ phải thốt lên hai từ "giá như" cho xem. Hãy mau thay đổi vì chính mình, ngay khi còn có thể.
Theo www.phunutoday.vn
5 bệnh thường gặp ở cổ tử cung mà con gái không nên chủ quan bỏ qua Nếu không chú ý bảo vệ cổ tử cung, bạn rất có thể sẽ gặp phải những căn bệnh nguy hiểm sau. Lộ tuyến cổ tử cung Lộ tuyến cổ tử cung (hay còn gọi là lộn niêm mạc) là do một phần biểu mô tiết ra niêm dịch bên trong khiến cổ tử cung bị lộn ra ngoài. Căn bệnh này có...