10 câu hỏi về thực phẩm và sức khỏe mọi phụ nữ cần biết
Sữa béo nguyên chất hay sữa tách kem? Đường hay chất làm ngọt? Việc lựa chọn thực phẩm để có được chế độ ăn uống lành mạnh không hề dễ dàng, thậm chí còn dễ nhầm lẫn.
Một nhóm chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng hàng đầu đã cho biết những kết quả đầy bất ngờ:
Thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đông lạnh
Theo Michela Vagnini – chuyên gia dinh dưỡng tại Nature’s Plus: “Thông thường nếu thực phẩm tươi sống không phải là một lựa chọn, tôi đề xuất chọn thực phẩm đông lạnh thay vì đóng hộp. Trong thực phẩm đóng hộp có thể chứa các kim loại như nhôm, cadium, chì và thủy ngân. Đặc bệt nguy hiểm là cá đóng hộp, cà chua hay các thực phẩm có tính axit khác bởi nó tăng cường các chất kim loại nặng có hại”.
Thực phẩm tươi để từ tay nhà sản xuất, bán buôn bán lẻ tới người tiêu dùng ít cũng phải mất một vài tuần. Đó là lí do tại sao thực phẩm đông lạnh tốt như thực phẩm tươi – nếu như bạn là một người mua sắm am hiểu, cần đảm bảo rằng bạn chọn được sản phẩm hữu cơ.
Nếu bạn đang vội hay muốn một bữa ăn nhanh, luộc hay xào rau đông lạnh có thể giữ lại các chất dinh dưỡng quan trọng là một lựa chọn không tồi.
Kem sữa và sữa nguyên
Chất béo trong sữa nguyên giúp hấp thụ nhiều vitamin.
Theo Katy Mason – nhà dinh dưỡng học tại NutriCentre: “Sữa nguyên chất có thể chứa nhiều chất béo. Trong thực tế, các chất béo giúp chúng ta hấp thụ một số vitamin như vitamin A và vitamin D, nhưng quá nhiều chất béo cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe”.
Nhiều người cho rằng: ăn nhiều chất béo là lí do tăng cân, nhưng thực tế không phải. Nguyên nhân chính là chúng ta ăn lượng lớn thức ăn có đường và tinh bột. Sau bữa ăn, sữa nguyên chất là sự lựa chọn phù hợp.
Chất ngọt và đường
Video đang HOT
Đường có thể khiến bạn thay đổi cảm xúc và trầm cảm
Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Anh – tiến sĩ Marilyn Glenville cho biết: đường có thể làm bạn tăng cân, làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, gây ra mất cân bằng nội tiết tố. Đường là “calo rỗng” – nó không cung cấp bất kì giá trị dinh dưỡng nào. Bạn có thể thay thế đường bằng các chất làm ngọt nhân tạo để cắt giảm lượng calo. Nếu bạn thật sự thèm muốn một thứ gì đó ngọt ngào, bạn hãy thử thêm quế và sữa chua tự làm.
Sữa chua Probotic và chất bổ sung Probotic
Quá trình tạo ra chất béo như bơ.
Probotic sản sinh ra trong quá trình lên men. Các vi khuẩn trong cơ thể chúng ta nhiều hơn lượng tế bào khoảng 10 lần, do đó việc tạo ra Probotic nhân tạo rất cần thiết.
Thực phẩm lên men có thể cung cấp một loạt vi khuẩn có lợi, bổ sung chất và phát triển sức khỏe. Chất bổ sung probotic là sự lựa chọn an toàn và thuận tiện sau bữa ăn.
Chất béo chậm và cacbonhydrat chậm
Đường – không phải chất béo, là chất chính liên quan đến bệnh béo phì, tiểu đường và dễ khiến người ta bị nghiện. Những thực phẩm giàu cacbonhydrat tinh chế cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, và nó cũng ít chất xơ, cacbonhydrat được nhanh chóng phân hủy thành glucose và được hấp thụ vào máu, tạo cảm giác như khi ăn đường.
Theo Sharon Morey – chuyên gia dinh dưỡng tại Quest Vitamin: khi công ty thực phẩm tạo ra thức ăn có lượng chất béo thấp, những gì họ làm là loại bỏ chất béo và thay bằng chất làm ngọt, hương liệu nhân tạo và các chất phụ gia để tạo cảm giác ngon miệng và hương vị bị mất khi loại bỏ chất béo. Thực phẩm này được quảng cáo là có chất béo thấp, được nhiều người lựa chọn nhưng không đồng nghĩa là nó khiến sức khỏe tốt hơn.
Bơ thực vật và bơ
Dầu thực vật hydro hóa được liệt kê trong thành phần của hầu hết các loại bơ thực vật. Quá trình hydro hóa thay đổi các chất béo chưa no cần thiết có trong thức ăn thành các chất béo chuyển hóa axit làm tăng nguy cơ đau tim. Do đó bạn nên lựa chọn bơ trong khiểm duyệt (có điều độ).
Vitamin tổng hợp và vitamin đơn
Vitamin tổng hợp thường tốt cho sức khỏe, cung cấp năng lượng và làm đẹp da. Đo đó vitamin tổng hợp thường là lựa chọn hơn cả.
Tuy nhiên lựa chọn vitamin đơn và các khoáng chất có thể giải quyết sự thiếu hụt dinh dưỡng khi cần thiết.
Bữa sáng và bữa ăn thường
Hày ghi nhớ rằng: Nghiên cứu cho thấy những người ăn sáng có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh hơn và bộ não cũng hoạt động tốt hơn.
Theo Thùy Nguyễn
Đời sống pháp luật
Những thông tin cần biết về bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ...
Cần tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ - Ảnh: Shutterstock
Bệnh có thể gặp ở trẻ em và cả người lớn, nếu không đề phòng, bệnh có thể gây thành dịch và để lại những biến chứng, như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.
Những thông tin cần thiết sau trên trang About, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh sởi.
Bệnh sởi có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng. Bệnh sởi là một trong 10 bệnh có thể được khống chế hoặc tiêu diệt bằng vắc xin. Bệnh sởi nằm trong danh sách một trong những loại bệnh nguy hiểm. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính từ năm 2000-2012, trên toàn thế giới có đến 13,8 triệu người tử vong vì bệnh sởi dù đã được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin.
Bệnh sởi rất dễ lây. Sởi là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan qua ho và hắt hơi. Quá trình nhiễm bệnh thường diễn ra khoảng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban tới 4 ngày sau khi ban xuất hiện. Vi rút gây bệnh sởi có thể sống và gây bệnh cho đến 2 giờ trên các bề mặt bị ô nhiễm, do đó việc vệ sinh tay vô cùng quan trọng trong việc phòng chống bệnh sởi.
Sởi vẫn có thể xảy ra dù đã tiêm vắc xin. Hầu hết bệnh sởi có thể phòng ngừa bằng vắc xin, nhưng vẫn có một số trường hợp vắc xin không hoàn toàn chắc chắn có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sởi, đặc biệt khi thực hiện việc tiêm phòng chậm trễ.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh sởi. Một số đứa trẻ không thể chủng ngừa vắc xin sởi do còn quá nhỏ, hoặc những đứa trẻ có nguy cơ đối với bệnh sởi bao gồm: không được chủng ngừa (sởi-quai bị-rubella), chẳng hạn như bị suy giảm miễn dịch, và kể cả trẻ em được điều trị ung thư hoặc đang dùng liều cao corticoid.
Chủng ngừa bệnh sởi. Trẻ em thường được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi khi được 12-15 tháng tuổi (liều đầu tiên) và một lần nữa vào khoảng 4-6 năm sau (liều nhắc lại), điều đó có nghĩa trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ bị bệnh sởi trước khi được tiêm liều vắc xin đầu tiên. Ngoài ra, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị sởi bởi liều vắc xin đầu tiên chỉ có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch một phần nào đó cho đến khi chúng nhận được liều vắc xin nhắc lại.
Sởi được chú ý bởi sự xuất hiện của các đốm đỏ. Bệnh sởi phát ban có thể trông giống như phát ban do vi rút. Không có cách chữa bệnh sởi khi bị nhiễm, cũng không có thuốc kháng vi rút để điều trị bệnh sởi. Cách điều trị được khuyến cáo áp dụng hiện nay bao gồm chăm sóc hỗ trợ, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng tốt, uống nhiều nước.
Theo About, sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em trên toàn thế giới, mặc dù đã có vắc xintiêm phòng hiệu quả. Các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi thường xuyên xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển với hệ thống chăm sóc y tế nghèo nàn.
Cách vi rút sởi gây bệnh. Vi rút sởi xuất hiện trong tế bào mặt sau của cổ họng và phổi. Nó lây lan qua hệ thống bạch huyết trong khắp cơ thể, gây nhiễm vi rút toàn thân. Khi vi rút vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể, từ đó gây thiệt hại cho các thành mạch máu nhỏ, dẫn đến phát ban.
Triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện khoảng 10-12 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc vi rút với các biểu hiện sốt cao kéo dài 4-7 ngày kèm theo chảy nước mũi, ho, chảy nước mắt, và xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng bên trong má. Từ 7-18 ngày sau khi tiếp xúc vi rút, phát ban sẽ xuất hiện trên mặt và cổ, lan xuống trong khoảng thời gian 3 ngày và kéo dài 5-6 ngày. Các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên hai bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, hai tay và sau cùng là hai chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.
Lam Nghi
Theo Thanhnien
Ba tác dụng phụ của rau ngót bạn cần biết Rau ngót là một loại thực phẩm giàu chất đạm, vitamin, muối khoáng, photpho, vitamin C... Tuy nhiên, rau ngót có những tác dụng phụ không mong muốn. Một nghiên cứu về thành phần rau ngót cho thấy, rau có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng... trong rau ngót có 5.3% protit, 3.4% gluxit,...