Yêu nghề dạy học – Kỳ 1: Ba thế hệ cùng làm nhà giáo

Theo dõi VGT trên

Điều gì níu giữ những người thầy ở lại với nghề dù phải vượt qua nhiều khó khăn? Chỉ có tình yêu được thắp lên từ thời thanh xuân chưa đủ, mỗi người thầy sẽ phải cố gắng rất nhiều để giữ cho tình yêu ấy luôn ấm nóng.

Yêu nghề dạy học - Kỳ 1: Ba thế hệ cùng làm nhà giáo - Hình 1

“Nhiều đồng nghiệp thường trêu vợ chồng tôi rằng một thế hệ làm nhà giáo đã nghèo xơ nghèo xác rồi, gia đình tôi có đến ba thế hệ cùng làm nhà giáo thì sao chịu nổi” – cô Nguyễn Thị Lệ Hằng, giáo viên môn hóa, Trường THPT Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.

Nếp nhà giáo

Cô Hằng trải lòng: “Ba mẹ tôi trước đây là giáo viên Trường tiểu học Minh Đạo, quận 5. Ông bà có bảy người con thì cả ba cô con gái đều theo nghề giáo, trong đó có tôi. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tôi đã yêu một anh sinh viên cùng khoa. Người ấy là ông xã tôi bây giờ ( thầy Trần Quang Vinh, tổ phó tổ hóa, Trường THPT Hùng Vương – PV). Sau này, con gái tôi cũng tiếp bước truyền thống gia đình, cháu đã tốt nghiệp đại học và trở thành giáo viên dạy vật lý (cô Trần Ngọc Minh Vy – PV) ở Trường THPT Hùng Vương 4 năm nay”.

Chúng tôi đến thăm nhà thầy Vinh – cô Hằng vào một buổi tối đầu tháng 11-2020. Ngôi nhà nhỏ nằm trên con đường Bà Lài, quận 6, đầy ắp tiếng cười, tiếng bi bô của trẻ em, thì ra thầy cô đã lên chức ông bà ngoại. “Bà xã tôi đã có quyết định nghỉ hưu cách đây mấy tháng nhưng hiện vẫn đi dạy với chế độ thỉnh giảng. Bà xã còn khỏe, còn yêu nghề, còn muốn gặp gỡ học sinh thì cứ tiếp tục đến trường chứ chúng tôi đã đứng lớp hơn 30 năm rồi, đến tuổi này cũng không còn áp lực về kinh tế nữa” – thầy Vinh chia sẻ.

Cả ba và mẹ cùng là giáo viên nên thầy Vinh luôn định hướng để hai người con theo ngành sư phạm. “Nhưng tôi mới thành công một nửa. Đứa con gái lớn thì đã yên ấm, hạnh phúc với vai trò là một cô giáo. Còn con trai tôi thì nó bảo: “Tính con nóng nảy lắm, đi dạy mà không kiềm chế được, có hành động không đúng với học trò thì trước sau gì cũng bị kỷ luật”. Tôi đành chiều theo ý con, cho nó theo ngành dược” – thầy Vinh tâm sự.

“Thường các bậc phụ huynh ngày nay hay khuyên con cái chọn những nghề thời thượng, dễ kiếm tiền, sau này sẽ tạo dựng một cuộc sống sung túc, nhàn hạ. Còn thầy thì…?” – tôi hỏi.

Nghe đến đây, thầy Vinh phá lên cười, nụ cười sảng khoái và viên mãn: “Nhà giáo mà có khả năng thì đâu có nghèo. Như gia đình tôi bây giờ, giàu thì không giàu nhưng chắc chắn không nghèo. Nhà giáo có niềm hạnh phúc riêng mà có thể những nghề khác không có. Học sinh cũ của tôi ngày xưa bây giờ thành đạt nhiều lắm, các em ấy có chức tước, có địa vị cao trong xã hội, bận rộn nhưng ngày lễ, tết vẫn đến thăm thầy, một mực cung kính với thầy. Nhiều em còn mang ôtô đến chở thầy đi chỗ này, chỗ kia thăm thú cho biết…”.

Thầy Vinh kể: “Ba mẹ tôi tuy không làm việc trong ngành giáo dục nhưng ông bà có 3/5 đứa con theo nghề giáo. Tính ra, bên nội bên ngoại đều có rất nhiều người làm thầy cô. Thế nên, chúng tôi có nếp nhà đầm ấm, hòa thuận, con cái ngoan ngoãn, học hành đàng hoàng, cuộc sống ổn định. Do vậy, tôi luôn mơ ước con cháu mình cũng sẽ tiếp nối truyền thống ấy”.

Yêu nghề dạy học - Kỳ 1: Ba thế hệ cùng làm nhà giáo - Hình 2

Cô Nguyễn Thị Lệ Hằng dạy môn hóa cho học sinh lớp 11A8 Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Video đang HOT

Và những trăn trở

“Học sinh bây giờ khác học sinh ngày xưa nhiều lắm. Các em được dùng điện thoại thông minh thoải mái, nhiều em bị cuốn hút bởi game online, bởi mạng xã hội, YouTube… nên lơ là việc học. Mình quan tâm, hỏi han và săn sóc, nhưng nếu không khéo sẽ bị các em cho là cô theo dõi con, cô vi phạm quyền riêng tư của con …” – cô Hằng tỏ ra tâm tư. Cả gia đình cô đều cho rằng giáo viên ngày nay chịu áp lực hơn so với trước kia rất nhiều, nhất là áp lực giáo dục học sinh trong bối cảnh đất nước hội nhập như hiện nay.

Thầy Vinh còn kể: “Không những thế, có em còn nói với tôi rằng: “Con đâu cần học làm chi, nhiều người tốt nghiệp đại học ra mà lương tháng có 4 triệu đồng. Con không cần làm gì thì mỗi tháng mẹ con cũng cho 6 triệu đồng tiêu xài rồi. Nhà con giàu lắm…”. Để thuyết phục những em như vậy có động lực học tập, động lực phấn đấu không phải dễ…”.

Thầy Vinh tạm biệt chúng tôi với nụ cười giòn tan, đây nhiêt huyêt.

Yêu nghề dạy học - Kỳ 1: Ba thế hệ cùng làm nhà giáo - Hình 3

Tiết dạy môn hóa của thầy Trần Quang Vinh cùng học sinh lớp 12A1 Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Đã từng nghĩ bỏ nghề

“Tôi tốt nghiệp khoa hóa, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 1988 và được phân công giảng dạy, đồng thời làm trợ lý thanh niên tại Trường THPT Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Trường Lê Minh Xuân thời ấy nằm trong khu kinh tế mới, mọi thứ đều thiếu thốn và khó khăn. Mỗi ngày, tôi đạp xe đạp hơn 15km trên đường đầy những ổ gà, ổ voi – trời mưa thì trơn trượt, trời nắng thì bụi mịt mù từ nội thành ra ngoại thành dạy học với mức lương chỉ đủ ăn sáng. Học sinh thì quá khó khăn, tôi mở lớp dạy phụ đạo cho các em, không thu phí nhưng có em còn không đi học đều được vì còn bận đi kiếm sống.

Tôi tự hỏi đến việc ăn uống, sinh hoạt mà tôi còn phải nhờ ba mẹ trợ cấp thì khi lấy vợ, sinh con sẽ sống như thế nào? Rồi tôi manh nha nghĩ chuyển nghề. Cũng rất may, khi học sinh của tôi biết được điều đó, nhiều em đã đến gặp tôi: “Thầy đừng bỏ tụi con”. Câu nói ấy đã giữ tôi ở lại với nghề cho đến bây giờ”.

Thầy Trần Quang Vinh

Áp lực quá nhiều

“Hiện tôi hài lòng với cuộc sống của một giáo viên, tôi cũng cảm thấy hãnh diện khi mình mới đi dạy đã được nhà trường giao làm công tác chủ nhiệm, mặc dù mọi thứ không đơn giản như tôi nghĩ. Nhưng thực sự, giáo viên bây giờ chịu áp lực nhiều quá, trong đó áp lực lớn nhất là yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy. Chưa kể, học sinh bây giờ bị cuốn hút bởi nhiều thứ bên ngoài nên người giáo viên phải nỗ lực gấp nhiều lần để “kéo” các em về với trường, với lớp, với nhiệm vụ học tập và rèn luyện nhân cách để trở thành một người có ích sau này”.

Cô Trần Ngọc Minh Vy

Hành trình 11 năm chèo ghe "bám lớp" của cô giáo người Mường

Bỏ lại thanh xuân nơi đất liền phồn thịnh, cô giáo Đinh Thị Vân Anh (giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) quyết tâm chèo ghe "bám lớp" nơi xã đảo xa xôi, làm tất cả vì tình yêu nghề, yêu trẻ.

Người "chèo đò" nơi đầu sóng

Nằm ở phía Đông và tách biệt hoàn toàn với vùng đất liền của TP.Hồ Chí Minh, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ được xem là nơi khó khăn nhất của thành phố. Bởi, người dân nơi đây chủ yếu bám biển đánh bắt nhỏ lẻ và làm muối sinh sống qua ngày. Họ gặp khó khăn về kinh tế và luôn nghĩ đơn giản rằng: "Cho con đi học, về sau cũng chỉ đi cào, đi lưới".

Đó cũng chính là trở ngại lớn nhất của các thầy cô nơi đầu sóng - những người phải có lòng yêu nghề hơn cả mới có thể trụ lại với nghề, với các em nhỏ - như cô Đinh Thị Vân Anh - giáo viên âm nhạc Trường Tiểu học Thạnh An (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh).

Hành trình 11 năm chèo ghe bám lớp của cô giáo người Mường - Hình 1


Cô giáo Đinh Thị Vân Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận giấy khen thưởng của huyện. (Ảnh: NVCC)

Vốn sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hiếu học Hà Tĩnh, cô Vân Anh được bố mẹ chăm lo đùm bọc với mong muốn sau này con gái có cuộc sống yên bình. Nhưng với sức trẻ, với tinh thần yêu trẻ, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội năm 2009, cô đã xung phong ra xã đảo Thạnh An công tác, dù biết có khó khăn thử thách phía trước.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Cô được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc tại hai điểm trường (cơ sở chính tại Thạnh An, có 362 học sinh và cơ sở Thiềng Liềng, có 48 học sinh). Cách đây chục năm, ấp Thiềng Liềng hoàn toàn không có điện, nước sinh hoạt hạn chế.

Nhớ lại ngày đầu tiên đến xã Thạnh An, cô bồi hồi: "Ngày ấy, lần đầu nhìn thấy đò ghe tôi rất sợ, bởi trước đó tôi có "bệnh" sợ nước. Tuần đầu tiên đi dạy, tôi bị sốt 42 độ do không hợp thời tiết kèm say sóng và áp lực công việc lớn. Đến bây giờ, khi đã quen với cuộc sống nơi đây, tôi thực sự coi Thạnh An là ngôi nhà thứ hai của mình".

Hành trình 11 năm chèo ghe bám lớp của cô giáo người Mường - Hình 2


Vì học sinh xã đảo thân yêu, cô giáo Vân Anh luôn nỗ lực "bám lớp". (Ảnh: NVCC)

Đó là những khó khăn ban đầu buộc cô sinh viên Vân Anh ngày ấy phải trải qua khi mới ra trường. Đó cũng là những kỷ niệm mà mọi lớp lang cát bụi thời gian vẫn không thể xóa nhòa.

"Lần đầu tiên nhận công tác, tôi mới biết ở đây không có điện và không có sóng điện thoại. Vì vậy, tôi phải nhờ người dân leo lên cây, treo điện thoại lên để tìm sóng" - cô Vân Anh nhớ lại.

Chưa dừng lại ở đó, cô gái trẻ năm ấy từ một người sợ nước giờ đây đã trở thành một giáo viên xông pha nơi đầu sóng ngọn gió, nỗ lực đến trường dạy hát, dạy vẽ, dạy người cho học sinh miền đảo xa.

"Vì đây là xã huyện đảo, cách đất liền khá xa nên phương tiện di chuyển duy nhất là ghe, đò. Nhưng cả ngày chỉ có vài chuyến cố định. Vì vậy, khi làm việc xong rồi, muốn về đất liền, vẫn phải chờ ghe đò mới có thể di chuyển.

Những ngày thời tiết đẹp, việc di chuyển bằng đò ghe không gặp nhiều khó khăn. Song, vào những ngày mưa gió, đặc biệt là mùa gió chướng, các thầy cô vẫn hay trêu đùa mình đang được đi chơi cầu tuột, đang lướt ván trên sóng biển" - cô Vân Anh vui vẻ kể lại.

Hành trình 11 năm chèo ghe bám lớp của cô giáo người Mường - Hình 3


Cô Vân Anh đảm nhiệm vai trò Tổng phụ trách Đội từ 1.4.2020. (Ảnh: NVCC)

"Mình đã chọn nghề, nên sẽ yêu nghề, bám lấy nghề"

Đã 11 năm trôi qua, kể từ khi cô đặt chân đến xã đảo Thạnh Anh xa xôi, trải qua muôn vàn khó khăn vất vả, cô vẫn chưa một lần có suy nghĩ chuyển trường hay chuyển nơi công tác về đất liền. Cô cho rằng điều níu chân mình ở lại Thạnh An là lòng yêu nghề, yêu trẻ và tinh thần kiên định.

"Ở đâu cũng có khó khăn, không có khó khăn này sẽ có khó khăn khác. Vì vậy tôi luôn nghĩ, mình đã chọn nghề, mình sẽ yêu nghề, mình sẽ bám lấy nghề. Và đó cũng chính là động lực để tôi tiếp tục bước, tiếp tục chiến đấu và không bao giờ có ý định ngừng vươn lên. Đặc biệt, tôi vẫn luôn ghi nhớ câu dặn dò của mẹ thuở thiếu thời "Chịu khó hơn chịu khổ"" - cô giáo trẻ chia sẻ.

Hành trình 11 năm chèo ghe bám lớp của cô giáo người Mường - Hình 4


Cô Vân Anh cùng học sinh của mình trong giờ hoạt động văn nghệ ngoại khóa. (Ảnh: NVCC)

Khi được hỏi về nguyện vọng lớn nhất hiện tại, cô không ngần ngại trả lời ngay: "Mong mỏi lớn nhất của tôi là học sinh có tinh thần học cao hơn, cố gắng học tập thật tốt, học cho mình và học cho xã hội; đặc biệt phụ huynh sẽ quan tâm sát sao đến việc học tập của con em".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhan sắc gây sốc của Triệu VyNhan sắc gây sốc của Triệu Vy
21:00:18 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

Thế giới

05:59:32 22/02/2025
"Thay vì sử dụng tiền thuế của người dân để mua khí đốt, và số tiền đó lại chảy vào quỹ chiến tranh của Nga, chúng ta cần đảm bảo rằng EU tự sản xuất năng lượng của mình", ông Jorgensen nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn chung với truyề...
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Pháp luật

23:42:13 21/02/2025
Trong quá trình làm việc, Nguyễn Kim Vinh bị cấp trên nhắc nhở, la mắng. Từ đây, anh ta mang lòng thù hận, mua axit tạt vào 4 người gây thương tật nặng cho bị hại.
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.