Học sinh học thế nào khi chờ sửa sách Cánh Diều?
Nhiều phụ huynh học sinh và giáo viên đang sử dụng sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều lo lắng việc sẽ dạy và học tiếp cuốn sách này ra sao trong khi chờ chỉnh sửa chính thức.
Những chi tiết không phù hợp trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa, báo cáo Bộ GD-ĐT xem xét phê duyệt trước ngày 15.11 – NGỌC DƯƠNG
Phụ huynh lo lắng về “sản phẩm lỗi” đang sử dụng
Bộ sách Cánh Diều (Nhà xuất bản Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) được các trường lựa chọn nhiều nhất trong số 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được phê duyệt trong năm học này, với khoảng 30%.
Nhiều địa phương có tỷ lệ chọn bộ SGK Cánh Diều rất cao. Trong đó, riêng môn tiếng Việt có những địa phương 100% chọn SGK của Cánh Diều như: Phú Thọ, Thái Nguyên , Nam Định . Tỷ lệ chọn SGK Cánh Diều tính theo số học sinh (HS) ở nhiều tỉnh khá cao, như Tây Ninh 95%, Tiền Giang 75,86%, Thái Bình 64,08%, Hậu Giang 77%…
Tại TP.HCM, có khoảng 20% số trường tiểu học lựa chọn bộ sách Cánh Diều. Riêng tại Hà Nội, nơi có số trường học và HS lớp 1 cao nhất cả nước, cũng có tới khoảng 50% số trường tiểu học chọn SGK của bộ sách Cánh Diều. Một số quận như Tây Hồ có tới 14/15 trường tiểu học chọn bộ SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều với hơn 2.700 HS…
Do vậy, trước thông tin nhiều nội dung trong SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều sẽ phải chỉnh sửa, thay đổi, nhiều phụ huynh có con học sách này cũng như giáo viên (GV) rất băn khoăn, không biết sách sẽ sửa thế nào, SGK mà con em họ đang dùng có dùng tiếp hay không?…
Một phụ huynh có con đang học lớp 1 Trường tiểu học Chu Văn An (Q.Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Sách là do nhà trường chọn, nhưng phụ huynh mới là người trả tiền cho sản phẩm ấy. Do vậy, với tư cách là khách hàng, chúng tôi có quyền được trả lời rõ ràng về “sản phẩm lỗi” mà chúng tôi đã nhận được. Đó là chưa kể việc chúng tôi phải được xin lỗi, thậm chí bồi thường…”.
Đây cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh HS và cả GV. Câu trả lời mà nhiều phụ huynh và GV mong muốn nhận được là đơn vị cung cấp sản phẩm sẽ thu hồi sản phẩm ấy để đổi lại sản phẩm tốt hơn, hay sửa chữa, bổ sung thế nào? Bao giờ thì HS sẽ nhận được bản SGK đã sửa ấy?
Sách là do nhà trường chọn, nhưng phụ huynh mới là người trả tiền cho sản phẩm ấy. Do vậy, với tư cách là khách hàng, chúng tôi có quyền được trả lời rõ ràng về “sản phẩm lỗi” mà chúng tôi đã nhận được. Đó là chưa kể việc chúng tôi phải được xin lỗi, thậm chí bồi thường
Phụ huynh có con học lớp 1 Trường tiểu học Chu Văn An (Q.Tây Hồ, Hà Nội)
Điều mà phụ huynh và GV cũng đặc biệt quan tâm là từ nay đến ngày 15.11, còn gần 1 tháng nữa mới có nội dung chỉnh sửa được phê duyệt, và trong quá trình chờ đợi, HS sẽ học thế nào với SGK chưa sửa? Hiện nay, theo thiết kế chương trình ở lớp 1, mỗi tuần có tới 12 tiết tiếng Việt. Như vậy, nếu phải chờ trong 1 tháng nữa thì đã có khoảng 50 tiết học môn tiếng Việt trôi qua với rất nhiều bài học trong SGK.
Sẽ có hướng dẫn trong khi chờ nội dung sửa chính thức
Xung quanh những băn khoăn trên, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ đã yêu cầu nhà xuất bản (NXB) và tác giả SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính. Trước mắt, khi chưa có nội dung chỉnh sửa chính thức, tác giả và NXB cần sớm xây dựng hướng dẫn để báo cáo Bộ GD-ĐT và gửi tới các trường, các GV, HS đang sử dụng bộ SGK Cánh Diều để áp dụng phù hợp.
Với câu hỏi sẽ chỉnh sửa SGK theo cách thức thế nào để nội dung ấy đến tay người dạy, người học, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết NXB là đơn vị có trách nhiệm đề xuất với Bộ phương án sửa để Bộ cho ý kiến. Về nguyên tắc là tất cả nhà trường, HS đã chọn, đã mua và sử dụng SGK này phải nhận được nội dung chỉnh sửa, hiệu đính sau khi nội dung đó đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Một đại diện khác của Bộ GD-ĐT cho hay toàn bộ kinh phí cho việc chỉnh sửa, hiệu đính chắc chắn sẽ do NXB có SGK này chi trả, và nội dung hiệu đính tất nhiên phải phát miễn phí tới các nhà trường, HS, chứ không sử dụng ngân sách nhà nước, vì việc biên soạn SGK lớp 1 cũng không hề sử dụng ngân sách mà kinh phí là do các NXB đầu tư.
Yêu cầu thì nhà xuất bản sẽ thực hiện
Chiều 16.10, ông Lê Thanh Hà, Giám đốc NXB Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết nếu Bộ GD-ĐT yêu cầu thì NXB sẽ thực hiện theo đúng quy định và trên tinh thần cầu thị. Về phương án thực hiện, ông Hà cho biết đang chờ hướng dẫn chính thức của Bộ và sẽ làm tốt nhất có thể.
Hà Ánh
Bộ GD-ĐT cho biết riêng về nội dung chỉnh sửa, NXB SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều cũng sẽ xây dựng bản thảo và gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định. Sau khi bản thảo được thẩm định đánh giá “đạt” sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15.11.2020.
Quy trình sửa sách giáo khoa ra sao ?
Thông tư 33 của Bộ GD-ĐT ban hành về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, trong đó điều 9 có quy định về quy trình chỉnh sửa SGK.
Theo đó, quy trình chỉnh sửa thực hiện như quy trình biên soạn, trừ quy định về thực nghiệm (trường hợp phải tổ chức thực nghiệm chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định). Có thể hình dung tác giả biên soạn SGK sẽ gửi bản thảo chỉnh sửa đến NXB đã xuất bản cuốn sách đó. NXB tổ chức biên tập, hoàn thành dự thảo chỉnh sửa, và gửi Bộ tổ chức thẩm định. Bộ trưởng phê duyệt, cho phép sử dụng nội dung chỉnh sửa ấy.
Có bất thường trong chọn sách giáo khoa lớp 1?
Lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện một chương trình nhiều sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong quá trình chọn sách, có nhiều vấn đề khiến dư luận băn khoăn.
Từ năm nay sẽ có cuộc chiến thị phần SGK lớp 1?. Ảnh: Như Ý
Có tỉnh 100% trường chọn cùng 1 bộ SGK
Theo báo cáo của hai nhà xuất bản (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm TPHCM), đơn vị biên soạn và phát hành bộ sách Cánh Diều, nhiều địa phương có tỷ lệ chọn bộ sách này rất cao. Ở tỉnh Long An, 100% các trường chọn toàn bộ 9 quyển. Ở tỉnh Sơn La, 100% các trường chọn SGK 5 môn: Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm. Ở tỉnh Phú Thọ, 100% các trường chọn SGK 4 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội và Giáo dục thể chất. Ở tỉnh Thái Nguyên, 100% các trường chọn SGK 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội. Ở tỉnh Nam Định, 100% các trường chọn SGK 2 môn: Tiếng Việt, Tự nhiên-Xã hội.
NXB Giáo dục Việt Nam có 4 bộ SGK lớp 1 phục vụ năm học mới. Theo báo cáo của NXB này, các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Khánh Hoà, Quảng Bình, Đắk Nông có 100% các trường tiểu học chọn sách của họ; Quảng Trị 94%; Trà Vinh 91%; Bến Tre 90%; Nghệ An và Quảng Nam 89%; Cao Bằng 88%; Đắk Lắk và TPHCM 85%; Kiên Giang 80%. Đặc biệt, Khánh Hòa có 100% các trường tiểu học chọn 1 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở GD&ĐT Long An lý giải, 100% các trường của tỉnh lựa chọn sách Cánh Diều là do có 70% trong tổng số 218 trường tiểu học trong tỉnh chọn bộ sách Cánh Diều. Trên cơ sở này, Sở đã trình UBND tỉnh Long An phê duyệt, báo cáo về Bộ GD&ĐT để áp dụng cho 100% học sinh lớp 1 (29.000 em) học bộ sách này trong năm học 2020-2021.
Ðịa phương làm sai thông tư hướng dẫn
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng, giáo viên cơ bản dạy 5 môn có 25 đầu sách và giáo viên chuyên biệt có 21 đầu sách để lựa chọn. Tại Trường Marie Curie, tổ giáo viên cơ bản dạy lớp 1 họp thảo luận, đánh giá, nhận xét và bỏ phiếu kín chọn 5 đầu sách của 5 môn, mỗi môn chỉ chọn 1 đầu sách.
Các tổ giáo viên chuyên biệt họp theo chuyên môn, làm tương tự. Kết quả, chọn 9 đầu sách (trong tổng số 46 đầu sách) của 9 môn học là 7 đầu sách có số phiếu lựa chọn đạt 100% và 2 đầu sách đạt gần 96%. Các đầu sách được lựa chọn thuộc 3 bộ sách khác nhau. "Với cách làm nói trên thì khả năng cả 9 môn học rơi vào 1 bộ sách là rất ít", thầy Khang nói.
Đại diện một đơn vị phát hành SGK lớp 1 năm nay cho rằng, có sự thiếu khách quan khi một tỉnh nào đó có 100% các trường chọn 1 bộ SGK. "Vì không bao giờ có sự đồng đều tư duy ở cả một địa phương như thế... Thực tế sự lựa chọn vừa qua cũng có nhiều vấn đề. Có địa phương chọn rồi, lại chọn lại, con số thay đổi liên tục, các NXB cũng gặp khó khăn khi phải tuân theo cơ chế thị trường", vị này nói.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ GD&ĐT, nói rằng, Bộ đã nhận báo cáo của 63 tỉnh thành, có 2 đơn vị cho kết quả hơi bất thường. Đó là những đơn vị mà 100% các trường lựa chọn 1 bộ SGK. Bộ đã tìm hiểu và thấy hai tỉnh này chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện theo đúng Thông tư 01 về lựa chọn SGK của Bộ.
Nhưng khi tổng hợp kết quả về Sở GD&ĐT, Sở đã báo cáo với UBND tỉnh xin ý kiến chọn 1 bộ SGK được các trường lựa chọn tỷ lệ cao nhất để dùng chung cho tỉnh. Bộ nhận thấy đây là việc làm không đúng theo tinh thần thông tư hướng dẫn của Bộ cũng như thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về SGK chương trình mới. Bộ đã yêu cầu 2 địa phương này thực hiện theo đúng quy định, tôn trọng quyền lựa chọn SGK của tất cả các trường tiểu học trên địa bàn.
PGS. Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT (đơn vị soạn thảo Thông tư 01 hướng dẫn chọn SGK trong các cơ sở giáo dục), cho biết, theo Thông tư 01, quyền chọn sách lớp 1 thực hiện cho năm học tới là của các đơn vị trường học. Do vậy, ông Thành khẳng định, Bộ hay UBND tỉnh và Sở GD&ĐT đều không có quyền chỉ đạo điều chỉnh kết quả chọn SGK của cấp trường, nếu việc lựa chọn ấy không có vi phạm gì.
Nếu địa phương nào giải thích rằng chọn 1 bộ SGK nào đó mà tỷ lệ các trường chọn cao nhất để dùng chung cho toàn tỉnh là hoàn toàn sai, vi phạm quyền lựa chọn SGK của cấp trường được nêu trong Nghị quyết 88 của Quốc hội và Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT.
Một giáo sư công tác tại một trường đại học sư phạm cho biết, ông cảm thấy rất lo ngại về chất lượng đổi mới giáo dục. Lựa chọn SGK mà diễn ra cạnh tranh rất thị trường. Điều đó khiến ông không tin các sở lựa chọn SGK theo chất lượng của sách. Đây thực sự là điều đáng lo.
Bộ sách Nhà xuất bản trả thù lao cho lãnh đạo Sở giáo dục thắng lớn ở TPHCM Bộ sách Chân trời sáng tạo mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chi trả thù lao cho một số lãnh đạo Sở GD&ĐT được lựa chọn nhiều nhất ở TPHCM. Sở GD&ĐT TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM và Ban Tuyên giáo Thành ủy báo cáo số liệu cụ thể về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học...