Yên tâm mua sắm online?
Với hơn 90 triệu dân đang bước vào thời kỳ “dân số vàng”, nên thương mại điện tử ở Việt Nam luôn được nhận định rất có tiềm năng. Đã có nhiều website thương mại điện tử ra đời, song trong lúc “vàng, thau” lẫn lộn, người tiêu dùng đã không ít lần bị lừa.
Điều này khiến niềm tin vào hình thức mua hàng trực tuyến của người Việt Nam vốn đã ít nay càng teo tóp hơn. Trước thực tế ấy, mới đây Chính phủ ban hành Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó có quy định cụ thể các chế tài đối với các hành vi vi phạm về thương mại điện tử.
Cụ thể, phạt tiền từ 5-20 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website thương mại điện tử mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký.
Phạt từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định… Đặc biệt, phạt tiền từ 40-50 triệu đồng với hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử; lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép; lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác…
Cùng với việc phạt tiền, các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6-12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện, thu hồi tên miền “.vn” được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về thương mại điện tử…
Video đang HOT
Với những quy định mới này, nhiều người kỳ vọng thương mại điện tử Việt Nam sẽ được lập lại trật tự và phát triển đúng như kỳ vọng, người mua cũng yên tâm hơn với hình thức mua sắm trực tuyến. Song trước vô số website bán hàng hiện nay, việc quản lý cũng là một thách thức không nhỏ.
Đó là chưa kể, hiện nhiều người bán hàng còn sử dụng một số mạng xã hội như facebook hay các diễn đàn như webtretho, lamchame… để kinh doanh miễn phí. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng dù đã có luật, có chế tài cụ thể nhưng vẫn phải vào cuộc một cách tích cực để có kết quả như mong đợi.
Theo Saigondautu
Bỏ án tử hình với tội tham nhũng: Đề xuất tùy tiện!
Vừa qua, dư luận cả nước đồng tình với phán quyết nghiêm minh của tòa án với bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc về tội tham ô tài sản.
Nhiều ý kiến phản đối vì đề xuất bỏ án tử hình với tội tham nhũng. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cũng vào thời gian này, hội thảo nghiên cứu hoàn thiện quy định Bộ luật Hình sự... do Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức lại đề nghị cần bỏ hình phạt tử hình đối với chín tội danh.
Theo nhóm nghiên cứu, chín tội cần bỏ hình phạt tử hình gồm: hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tham ô tài sản và nhận hối lộ; chống mệnh lệnh và đầu hàng địch.
Với đề xuất bỏ hình phạt tử hình cho tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ đã gây xôn xao trong dư luận, nhiều ý kiến phản đối vì cả nước đang đấu tranh đẩy lùi tệ tham nhũng, khắc phục tình trạng xử nhẹ, án treo... thì nhóm nghiên cứu lại đề nghị ngược lại.
Nhìn lại, sau Nghị quyết Trung ương 4, Đảng không chỉ có quyết tâm mà đã thay đổi cả về nhận thức và hành động; các biện pháp mạnh được áp dụng; việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được quan tâm đặc biệt.
TAND Tối cao đã ra nghị quyết hướng dẫn các tòa án địa phương không cho người phạm tội về tham nhũng được hưởng án treo. Cả một thời gian dài chưa có trường hợp tham nhũng nào bị áp dụng hình phạt tử hình thì trong hai vụ án tham nhũng ở TP.HCM, tòa án đã tuyên tử hình đối với Vũ Quốc Hảo, nguyên tổng giám đốc ALC II; Phạm Văn Hai, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xây dựng Quang Vinh... Chẳng lẽ những vụ án trên đi ngược lại xu hướng nhân đạo, không phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và đạo lý dân tộc?
Ai cũng biết tham nhũng là quốc nạn, là giặc nội xâm, là nguy cơ làm hệ thống chính trị bị suy yếu và dẫn đến diệt vong, hậu quả của tội phạm tham nhũng gây ra không chỉ có thiệt hại đến tài sản, đến sự quản lý của Nhà nước mà còn gây ra hậu quả về chính trị, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, làm mất lòng tin của nhân dân vào chế độ.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong một thời gian dài được đánh giá là chưa đạt đến kỳ vọng của xã hội, nhân dân đã hoài nghi về đấu tranh chống tham nhũng, hình phạt đối với tham nhũng chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, những bản án tòa tuyên tử hình cho bị cáo phạm tội tham nhũng vừa qua đã lấy lại lòng tin vào chủ trương, biện pháp chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước phát động. Nó có tác dụng răn đe và đó cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đã và đang có ý định tham nhũng.
Đề nghị của nhóm nghiên cứu bỏ án tử hình tội tham nhũng trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp.
Còn nhớ năm 2009, Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự cũng đề nghị bỏ tử hình tội tham ô và nhận hối lộ nhưng sau khi bị Quốc hội chất vấn, ban soạn thảo đã phải rút lại đề xuất trên trời này. Nay nhóm nghiên cứu lại đề nghị bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng. Đành rằng đó chỉ là ý kiến trong một hội thảo khoa học nhưng không vì thế mà có những đề xuất đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của Đảng, Nhà nước.
Ở nước ta, hình phạt tử hình vẫn cần thiết, nhất là đối với tội phạm tham nhũng. Bỏ hay giữ hình phạt tử hình tội nào phải hết sức thận trọng, căn cứ vào yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm chứ không thể tùy tiện. Pháp luật phải phù hợp với cuộc sống chứ không thể là quy định "trên trời" được!
Theo ĐINH VĂN QUÊ
Sai phạm về thương mại điện tử phạt tiền đến 100 triệu đồng Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh minh họa Trong đó có quy định cụ thể các chế tài đối với các hành vi vi phạm về thương mại...