Xung đột Hamas-Israel: Đức kêu gọi Israel không bỏ lỡ cơ hội hòa bình với thế giới Arab
Ngày 10/11, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi Israel không bỏ lỡ “cơ hội lịch sử” để đạt được hòa bình với các quốc gia Arab, trong bối cảnh xung đột leo thang giữa nước này và Phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tại cuộc họp báo ở Yerevan, Armenia, ngày 3/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu với báo giới khi bắt đầu lên đường thăm Trung Đông, Ngoại trưởng Baerbock nhấn mạnh, trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Trung Đông, Israel không nên bỏ lỡ cơ hội đạt được hòa bình với các quốc gia láng giềng Arab. Bà cũng khẳng định chỉ có giải pháp hai nhà nước mới mang lại hòa bình và an ninh cho Palestine và Israel và khu vực Trung Đông.
Ngoại trưởng Baerbock đang thực hiện chuyến đi thứ ba tới Trung Đông kể từ khi Hamas bất ngờ tấn công, xâm nhập lãnh thổ Israel ngày 7/10, dẫn đến việc Israel triển khai chiến dịch tấn công đáp trả và phong tỏa Dải Gaza. Một trong những điểm dừng chân của bà Baerbock là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), một trong những quốc gia đã bình thường hóa quan hệ với Israel vào năm 2020. Bà cũng sẽ đến Saudi Arabia, quốc gia đang đàm phán về khả năng bình thường hóa quan hệ với Israel. Ngoài ra, người đứng đầu ngành ngoại giao Đức cũng sẽ đến Israel.
Theo một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Đức, chương trình nghị sự trong chuyến công du của Ngoại trưởng Baerbock sẽ bao gồm nỗ lực giải cứu các công dân Đức bị Hamas bắt cóc và tình hình nhân đạo xấu đi ở Gaza.
Đức là một trong những quốc gia kêu gọi các bên liên quan tạm dừng giao tranh ở Gaza để tạo điều kiện cho hoạt động viện trợ nhân đạo đến được với người dân ở vùng lãnh thổ này.
Đức kêu gọi EU thực hiện 'lộ trình cải cách' sẵn sàng cho kế hoạch mở rộng
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 2/11 đã kêu gọi xây dựng "lộ trình cải cách Liên minh châu Âu (EU)" nhằm đảm bảo việc khối này sẵn sàng cho việc mở rộng.
Cờ EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tại hội nghị diễn ra ở Berlin thảo luận về việc mở rộng và cải cách quy trình ra quyết định của EU, bà Annalena Baerbock khẳng định: "Chúng ta nên xác định những ưu tiên cụ thể cho các cải cách mà chúng ta muốn thực hiện trong tương lai". Người đứng đầu ngành Ngoại giao Đức nói: "Về vấn đề cải cách nội bộ EU, chúng ta chưa có một lộ trình nào như vậy và chúng ta sẽ thay đổi điều này ngay từ bây giờ, theo đó sẽ xây dựng lộ trình cải cách EU dưới sự chủ trì của Hội đồng châu Âu. Bà Baerbock nêu rõ: "Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu nên tham gia chặt chẽ vào quá trình cải cách nhằm đặt nền móng để có thể đảm bảo rằng EU phù hợp với việc mở rộng, phù hợp với tương lai". Bà Baerbock nhấn mạnh quá trình này sẽ "khó khăn" và "sẽ mất rất nhiều thời gian".
Tái khẳng định nhu cầu "tăng cường sức mạnh cho EU", bà Baerbock cho rằng việc mở rộng EU đã trở thành "một điều cần thiết về mặt địa chính trị".
Trước đó, bà Baerbock cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ việc EU trao cho Ukraine "một dấu mốc mới" vào tháng 12 tới trong nỗ lực của Ukraine nhằm gia nhập "ngôi nhà chung". Bà Baerbock bày tỏ tin tưởng rằng Hội đồng châu Âu, tại hội nghị diễn ra vào tháng 12 tới sẽ gửi tín hiệu đó. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh: "Một EU mở rộng sẽ chỉ mạnh mẽ hơn nếu chúng ta làm điều mà chúng ta đã ngần ngại thực hiện bấy lâu nay - xem xét và suy nghĩ lại cách thức hoạt động của liên minh chúng ta". Bà kêu gọi khối 27 quốc gia cũng cần phải nỗ lực thực hiện những cải cách nội bộ để có thể vận hành "ngôi nhà chung" với hơn 30 thành viên.
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU dự kiến diễn ra từ ngày 14-15/12 tại Brussels (Bỉ) sẽ tập trung bàn việc có nên cho phép Ukraine chính thức bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU hay không, một mục tiêu mà Kiev và lãnh đạo hàng đầu của nước này mong muốn.
Những nguy cơ khôn lường Cuộc xung đột vũ trang mới nhất giữa Israel và lực lượng thuộc phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine, hiện kiểm soát Dải Gaza, đang diễn biến hết sức phức tạp và khó đoán định. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, tình trạng leo thang bạo lực có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh tại khu vực Trung...