Ngoại trưởng Đức thừa nhận vũ khí gửi tới Ukraine không hoạt động
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thừa nhận một số vũ khí mà Berlin cung cấp cho Kiev để hỗ trợ trong cuộc xung đột với Nga đã ở trong trạng thái tồi tệ hoặc đã lỗi thời.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao ở Berlin ngày 21/8. Ảnh: AFP
Trong buổi trả lời phỏng vấn kênh CNN hôm 25/9, bà Baerbock thừa nhận các vấn đề kỹ thuật lớn đối với việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Đồng thời, bà nói rằng nỗ lực cung cấp vũ khí cho Kiev đã bị cản trở do tình trạng chậm trễ.
Vị quan chức này chỉ ra rằng Ukraine sẽ không được hưởng lợi từ những cam kết chuyển giao vũ khí chưa được thực hiện, hoặc các chuyến hàng thiết bị quân sự không hoạt động.
“Một số hệ thống của chúng tôi thực sự đã lỗi thời. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói rằng một số thiết bị không hoạt động”, bà giải thích rằng điều này là do Đức không tham gia một cuộc chiến tranh lớn nào trong nhiều thập kỷ.
Video đang HOT
“Khi chúng tôi giao loại vũ khí nào đó, nó phải hoạt động trên thực địa”, bà nhấn mạnh và nói rằng đây cũng là lý do tại sao Đức không cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa Taurus.
Theo Ngoại trưởng Baerbock, tên lửa tầm xa Taurus là loại vũ khí mới nhất mà Đức sở hữu. Do đó, Berlin phải làm rõ từng chi tiết, nó hoạt động như thế nào, những ai thực sự có thể vận hành nó. Bà nói thêm rằng những cân nhắc tương tự cũng được áp dụng cho một số vũ khí khác do Đức sản xuất.
Trong nhiều tháng, Ukraine đã yêu cầu Đức gửi tên lửa Taurus có tầm bắn khoảng 500 km và có thể mang đầu đạn nặng 500 kg. Tuy nhiên, dù các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Berlin đang chuẩn bị gửi các chuyến hàng này, đầu tháng 9, bà Baerbock cảnh báo rằng việc giao hàng sẽ không xảy ra trong tương lai gần nhất vì mọi chi tiết phải được tính toán trước.
Một lý do khác khiến Đức miễn cưỡng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine đó là lo ngại căng thẳng có thể leo thang nếu Kiev sử dụng chúng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Tuần trước, trích dẫn các nguồn tin, báo Der Spiegel cho biết Ukraine đã từ chối tiếp nhận 10 xe tăng Leopard 1 đã lỗi thời vì tình trạng cơ khí kém. Các quan chức Ukraine cho rằng trước khi triển khai ra tiền tuyến, loại thiết giáp này phải được sửa chữa ở Ba Lan. Tuy nhiên, không có nhân viên bảo trì cũng như phụ tùng thay thế để sửa chữa.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Moskva cho rằng động thái này sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột mà không làm thay đổi kết quả cuối cùng của cuộc xung đột.
Đức và Mông Cổ thúc đẩy mở rộng hợp tác
Ngày 30/6, phát biểu trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mông Cổ Batmunkh Battsetseg ở thủ đô Ulan Bator của nước này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Đức và Mông Cổ có tiềm năng hợp tác to lớn, đặc biệt là về nguyên liệu thô quan trọng và các sứ mệnh quốc tế chung.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Ngoại trưởng Baerbock nhấn mạnh rằng cả Đức và Mông Cổ đều mong muốn mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác song phương. Trong lĩnh vực kinh tế cũng như quan hệ đối tác nguyên liệu thô và năng lượng tái tạo, hai bên có thể tận dụng tốt hơn nữa tiềm năng chung sẵn có nhằm đa dạng hóa quan hệ, tránh lệ thuộc vào một nền kinh tế riêng lẻ nào.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mông Cổ Battsetseg cho biết nước Đức được xem là "láng giềng thứ ba" đầu tiên của Mông Cổ. Với chính sách "láng giềng thứ ba", Mông Cổ đang tích cực thúc đẩy quan hệ với các với quốc gia trên thế giới, nhằm đa dạng hóa hơn quan hệ đối ngoại.
Hiện tại, quân đội Đức đang hỗ trợ huấn luyện đội quân gìn giữ hòa bình của Mông Cổ. Quân đội Đức cho biết hơn 850 binh sĩ Mông Cổ đang được triển khai trong nhiệm vụ giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc ở Nam Sudan. Đến thăm các cơ sở huấn luyện của quân đội Đức ở gần thủ đô Ulan Bator, Ngoại trưởng Baerbock ca ngợi sứ mệnh "phục vụ hòa bình trên thế giới" và cho rằng sứ mệnh này "cũng là một đóng góp cho an ninh quốc tế và châu Âu".
Ngoại trưởng Baerbock đang có chuyến thăm 3 ngày tới Mông Cổ nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm lần này, bà Baerbock đồng thời tham dự hội nghị các nữ ngoại trưởng trên thế giới.
Trong nhiều năm qua, Mông Cổ là một trong những quốc gia cử nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhất. Quân đội nước này cũng cùng quân đội Đức tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Afghanistan.
Năm 2011, Thủ tướng Đức khi đó là bà Angela Merkel, là người đứng đầu Chính phủ Đức đầu tiên đến thăm Mông Cổ.
Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine Ngày 11/9, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã có chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Kiev của Ukraine. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bố được Bộ Ngoại giao Đức công bố khi Ngoại trưởng Baerbock vừa đến Kiev, bà Baerbock cam kết dành sự ủng hộ vững chắc cho Ukraine. Đề cập việc Ukraine thúc đẩy tiến trình...