Ukraine sẽ nối lại xuất khẩu ngũ cốc sang Indonesia
Trong cuộc trao đổi mới đây với Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết, Ukraine có kế hoạch nối lại xuất khẩu ngũ cốc sang quốc gia Đông Nam Á này.
Ngũ cốc được chất tại cảng biển Izmail, vùng Odesa, Ukraine ngày 22/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Zelenskyy đã chia sẻ một số chi tiết về cuộc đàm thoại với ông Jokowi trên nền tảng X (mạng xã hội Twitter trước đây). Theo nhà lãnh đạo này, an ninh lương thực toàn cầu là một trong những nội dung của cuộc trao đổi trên. Ông Zelenskyy khẳng định Ukraine đang xuất khẩu ngũ cốc thông qua các tuyến đường thay thế và cho biết nước này sẵn sàng tiếp tục xuất khẩu sang Indonesia.
Ukraine cũng cố gắng thuyết phục Indonesia tham gia sáng kiến “Ngũ cốc từ Ukraine”. Sáng kiến này có sự tham gia của các nước đối tác và các nhà tài trợ thuộc khu vực tư nhân nhằm mục đích cung cấp ngũ cốc Ukraine cho các quốc gia ở châu Phi và châu Á. Hồi tháng Sáu, Bộ Ngoại giao Ukraine cho hay một số quốc gia – trong đó có Mỹ, Canada và Anh – đã công bố cam kết chi khoảng 200 triệu USD để hỗ trợ sáng kiến này.
Hồi đầu năm nay, Tổng thống Jokowi đã gặp trực tiếp ông Zelenskyy bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Hiroshima.
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS), Ukraine là nhà cung cấp lúa mỳ và bột meslin lớn nhất cho Indonesia trong năm 2020. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Ukraine đã giảm mạnh vào năm 2022 sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine hồi tháng Hai năm ngoái.
EU kêu gọi thiện chí từ 3 nước láng giềng Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 17/9 đã kêu gọi Ba Lan, Hungary và Slovakia có thái độ mang tính xây dựng sau khi 3 quốc gia này đơn phương tuyên bố sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine bất chấp quyết định của EC về việc chấm dứt lệnh cấm này.
Ngũ cốc được chất tại cảng biển Izmail, vùng Odesa, Ukraine ngày 22/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, người phát ngôn EC nhấn mạnh rằng "điều quan trọng hiện nay là tất cả các quốc gia cần hành động trên tinh thần thỏa hiệp và tham gia mang tính xây dựng".
Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới trước khi chiến dịch quân sự của Nga năm 2022 đã làm suy giảm khả năng giao hàng nông sản của Kiev tới thị trường toàn cầu thông qua các cảng ở Biển Đen. Kể từ khi xung đột nổ ra đến nay, nông dân Ukraine phải trông cậy vào các quốc gia láng giềng để xuất khẩu ngũ cốc. Tuy nhiên, ngũ cốc và hạt có dầu tràn ngập vào các nước láng giềng đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân dẫn đến việc chính phủ các nước này cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine.
Tháng 5 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã vào cuộc để ngăn chặn từng quốc gia hành động đơn phương và áp đặt lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine vào các nước láng giềng.
Theo quyết định của EU, Ukraine được phép xuất khẩu thông qua các quốc gia này với điều kiện sản phẩm phải được bán ở những nơi khác. EU cho phép lệnh cấm này hết hiệu lực vào ngày 15/9 sau khi Ukraine cam kết thực hiện các biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát xuất khẩu sang các nước láng giềng.
Vấn đề được coi là nhạy cảm ở Ba Lan, quốc gia sẽ có các cuộc bầu cử vào tháng 10 và nông dân là bộ phận cử tri quan trọng. Hôm 15/9, cả Ba Lan, Slovakia và Hungary đều tuyên bố sẽ duy trì các biện pháp hạn chế riêng đối với nhập khẩu ngũ cốc Ukraine bất chấp quyết định của EC.
Theo người phát ngôn của EC, trọng tâm hiện nay của Brussels là áp dụng và vận hành hệ thống mới vừa được công bố. Đồng thời, ngày 18/9, EU sẽ tổ chức một cuộc họp với tất cả các quốc gia thành viên quan tâm để thảo luận sâu hơn về vấn đề này.
Ba Lan, Ukraine đạt đột phá đầu tiên trong giải quyết 'cuộc chiến ngũ cốc' Ngày 3/10, Ba Lan và Ukraine tuyên bố hai nước đã nhất trí đẩy nhanh quá trình quá cảnh ngũ cốc của Ukraine qua Ba Lan sang các nước thứ ba. Đây là bước đầu tiên trong giải quyết "cuộc chiến ngũ cốc" giữa hai nước. Ngũ cốc được chất tại cảng biển Izmail, vùng Odesa, Ukraine ngày 22/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng...