Xuất khẩu của Thái Lan dự kiến tăng trưởng tới 4% trong năm 2021
Bất chấp đợt bùng phát mới của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Hội đồng các công ty vận chuyển quốc gia Thái Lan (TNSC) vẫn lạc quan về sự phục hồi xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này trong năm nay.
Người dân thủ đô Bangkok đi mua sắm sau khi các biện pháp phong tỏa phòng chống COVID-19 được nới lỏng. (Ảnh minh họa)
Chủ tịch TNSC Ghanyapad Tantipipatpong ngày 5/1 cho biết hội đồng vẫn hy vọng xuất khẩu sẽ phục hồi lên mức tăng trưởng 3-4% trong năm 2021, nhờ vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), sự sẵn có của vaccine ngừa COVID-19 và sự phục hồi kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc. TNSC ước tính xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 giảm hơn 7%.
Theo bà Ghanyapad, có nhiều triển vọng đối với thực phẩm, vật tư y tế, găng tay cao su, sản phẩm phục vụ làm việc tại nhà, hàng may mặc, máy móc, phụ tùng ô tô, dầu và gạo.
TNSC kỳ vọng sự gia tăng các ca mắc COVID-19 mới sẽ chỉ tác động nhẹ đến xuất khẩu chung của đất nước trong năm nay, nhưng tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp và công nghiệp nông nghiệp rất có thể xảy ra sau khi có những biện pháp phong tỏa ở các tỉnh Samut Sakhon, Chon Buri, Rayong Chanthaburi và Trat, những nơi mà ngành thủy sản và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào lao động nước ngoài.
Tuy nhiên, bà Ghanyapad nhận xét còn một số yếu tố rủi ro vẫn có thể cản trở xuất khẩu, bao gồm tình trạng thiếu container, giá cước vận chuyển cao hơn, đồng baht tăng giá và sự bùng phát mới của dịch COVID-19 ở các nước đối tác thương mại nước ngoài quan trọng.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết xuất khẩu đã thông quan của nước này đạt 18,9 tỷ USD trong tháng 11/2020, giảm 3,65% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 0,99% xuống 18,9 tỷ USD. Trong giai đoạn từ tháng 1-11/2020, xuất khẩu của Thái Lan giảm 6,92% xuống 211 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 13,7% xuống còn 188 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương mại 23,5 tỷ USD. Bộ Thương mại Thái Lan dự báo xuất khẩu sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 4% trong năm 2021 từ mức giảm 7% vào năm 2020.
Bà Ghanyapad cho biết TNSC đã đề xuất Chính phủ Thái Lan đưa ra các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp như giảm phí dịch vụ và phí điện, nước và gia hạn chương trình cho vay ưu đãi trong vòng hai tháng tới cho các nhà sản xuất trong bối cảnh gia tăng các ca mắc COVID-19.
Tham vọng phân phối vaccine toàn cầu của Trung Quốc
Bên trong nhà kho màu xám ở sân bay Thâm Quyến, dãy buồng màu trắng nằm trong góc đều gắn màn hình thể hiện nhiệt độ kho chứa.
Một nhân viên an ninh đeo khẩu trang, mặc áo phẫu thuật và đeo găng tay cao su đứng gác. Ai bước vào khu vực này của nhà kho đều phải trải qua hai tuần cách ly hoặc mặc đồ chống lây nhiễm từ đầu đến chân.
Những căn buồng kiểm soát nhiệt độ này có tổng diện tích 350 m2, sẽ sớm được lấp đầy vaccine Covid-19 do Trung Quốc sản xuất, sau khi được cơ quan quản lý dược phẩm của nước này cấp phép. Từ đây, chúng sẽ được đưa lên những khoang hàng đông lạnh của máy bay vận tải, bay tới các lục địa khắp thế giới.
Phòng chứa vaccine trong nhà kho sân bay quốc tế Thâm Quyến. Ảnh: CNN.
Trong những tháng tới, Trung Quốc sẽ chuyển hàng trăm triệu liều vaccine Covid-19 tới các quốc gia đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine của nước này. Lãnh đạo Trung Quốc cũng hứa hẹn sẽ có ngày càng nhiều nước đang phát triển được ưu tiên tiếp cận với các loại vaccine của Trung Quốc.
Chiến dịch toàn cầu này mang đến cho Trung Quốc cơ hội cải thiện hình ảnh, vốn bị ảnh hưởng do cách xử lý ban đầu khi Covid-19 mới bùng phát.
Các loại vaccine có thể được Bắc Kinh sử dụng để "làm công cụ cho chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy quyền lực mềm và tạo ảnh hưởng quốc tế", Yanzhong Huang, một chuyên gia cấp cao về y tế toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại Washington, nói.
Vào thời kỳ đầu của đại dịch, nỗ lực tăng cường thiện cảm của Trung Quốc bằng cách tặng khẩu trang và thiết bị y tế cho những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề đã bị lu mờ bởi những báo cáo về nguồn cung kém chất lượng, cũng như bị ảnh hưởng bởi những cáo buộc rằng Bắc Kinh đang phát động một chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch nhằm thay đổi câu chuyện về nCoV.
Video đang HOT
"Chính sách ngoại giao vaccine của Bắc Kinh có thể đem lại cơ hội khác", Huang nhận định.
Trung Quốc hiện có 5 loại vaccine tiềm năng từ 4 công ty đang thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba, bước thử nghiệm cuối cùng và quan trọng nhất trước khi được cơ quan quản lý cấp phép.
Sau khi kiểm soát được tình hình Covid-19 trong nước, các hãng dược Trung Quốc đã phải tiến hành các cuộc thử nghiệm ở nước ngoài để kiểm tra tính hiệu quả của vaccine. Họ đã triển khai thử nghiệm Giai đoạn ba ở ít nhất 16 quốc gia.
Đổi lại, nhiều nước được hứa hẹn sẽ có thể tiếp cận sớm với những loại vaccine thành công và thậm chí được cấp quyền sản xuất vaccine tại địa phương.
Sinovac Biotech, một nhà sản xuất dược có trụ sở tại Bắc Kinh, đã ký thỏa thuận cung cấp 46 triệu liều vaccine Covivd-19 cho Brazil và 50 triệu liều cho Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty cũng cung cấp 40 triệu liều vaccine cô đặc để Indonesia sản xuất trong nước.
CanSino Biologics, công ty đã phát triển vaccine cùng một đơn vị nghiên cứu của quân đội Trung Quốc, sẽ cung cấp 35 triệu liều cho Mexico, một trong 5 quốc gia tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), một đơn vị thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), ít đề cập tới các giao dịch của mình hơn. Hai loại vaccine của công ty đang được thử nghiệm Giai đoạn ba ở 10 quốc gia, chủ yếu là Trung Đông và Nam Mỹ.
Tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, tiểu vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum của Dubai đã tình nguyện tiêm vaccine thử nghiệm và vaccine này đã được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Công ty Emirati hợp tác với Sinopharm hy vọng sẽ sản xuất được 75-100 triệu liều vào năm tới.
Liu Jingzhen, chủ tịch Sinopharm, tháng trước cho hay hàng chục quốc gia đã đề nghị mua vaccine của công ty. Ông không nêu tên hay nói về số lượng mà họ đề xuất, nhưng cho hay CNBG có khả năng sản xuất hơn một tỷ liều năm 2021.
"Trung Quốc không chỉ có quyết tâm chính trị với chính sách ngoại giao vaccine, mà còn sở hữu năng lực mạnh mẽ để biến điều đó thành hiện thực", Huang nói.
Nước này về cơ bản đã khống chế được Covid-19 và không cần tiêm phòng khẩn cấp cho 1,4 tỷ dân. "Điều này tạo đòn bẩy để thực hiện giao dịch với những nước cần vaccine", Huang cho hay.
Chiến dịch vaccine toàn cầu của Trung Quốc trái ngược với cách tiếp cận "Nước Mỹ trên hết" của chính quyền Tổng thống Donald Trump, vốn tập trung vào tiêm chủng cho công dân nước mình hơn các quốc gia khác.
"Tới nay chúng ta vẫn chưa thấy Mỹ nói hay gợi ý rằng sẽ dành một tỷ lệ phần trăm vaccine nhất định của nước mình để hỗ trợ cho các nước nghèo. Điều này đặt Trung Quốc vào tình thế tốt hơn khi sử dụng vaccine để phục vụ mục tiêu chính sách đối ngoại", Huang nói.
Người dân Trung Quốc quan sát Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước Đại hội đồng Y tế Thế giới trên một con phố ở Bắc Kinh hôm 18/5. Ảnh: AFP
Hồi tháng 10, Trung Quốc tham gia COVAX, sáng kiến toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hậu thuẫn, nhằm đảm bảo việc phân phối vaccine Covid-19 nhanh chóng và công bằng cho các nước giàu cũng như nước nghèo.
COVAX không khuyến khích chính phủ các nước tích trữ vaccine mà tập trung vào tiêm chủng cho những nhóm có nguy cơ cao ở mọi quốc gia. Nhưng dự án này không được Mỹ hoan nghênh, một phần vì Trump không muốn làm việc với WHO, để lại khoảng trống về lãnh đạo y tế toàn cầu cho Trung Quốc.
Các lãnh đạo Trung Quốc đã sớm nhiều lần nhấn mạnh rằng vaccine của nước này sẽ được dùng để sẻ chia, đặc biệt với các nước đang phát triển.
Hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước đại hội thường niên của WHO rằng Bắc Kinh sẽ biến vaccine của mình thành "mặt hàng chung cho toàn cầu", gọi đây là "đóng góp của Trung Quốc trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận và chi trả cho vaccine ở các nước đang phát triển".
Trong một cuộc họp thượng đỉnh qua video với các lãnh đạo châu Phi hồi tháng 6, ông Tập cam kết "một khi việc phát triển và triển khai vaccine Covid-19 hoàn thiện ở Trung Quốc, các nước châu Phi sẽ là những nước đầu tiên được hưởng lợi".
Hồi tháng 8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho hay Bắc Kinh cũng sẽ ưu tiên Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Những quốc gia khác được Trung Quốc hứa hẹn quyền ưu tiên tiếp cận bao gồm Afghanistan và Malaysia.
Rất nhiều quốc gia trong số này nằm trong sáng kiến Vành đai, Con đường của Bắc Kinh, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và thương mại trị giá hàng tỷ USD. Các quan chức Trung Quốc gần đây tăng cường đàm phán về một "Con đường Tơ lụa Y tế". Trong hội nghị WHO hồi thán 5, ông Tập cam kết tài trợ 2 tỷ USD trong hai năm để giúp các quốc gia ứng phó đại dịch. Bắc Kinh cũng cam kết cho châu Mỹ Latinh và Caribe vay 1 tỷ USD để mua vaccine.
Nhưng có những dấu hiệu cho thấy chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tại Brazil, vaccine CoronaVac của Sinovac đã bị lôi kéo vào xung đột chính trị với Tổng thống Jair Bolsonaro, người có lập trường chống Trung Quốc, và Thống đốc Sao Paulo Joao Doria, người dự kiến cạnh tranh ghế tổng thống với Bolsonaro năm 2022. Ở Bangladesh, thử nghiệm lâm sàng của Sinovac bị đình trệ do tranh chấp kinh phí.
Các chuyên gia y tế công quốc tế cũng đặt câu hỏi về chương trình sử dụng khẩn cấp của Trung Quốc, chương trình đã tiêm vaccine thử nghiệm cho gần một triệu người Trung Quốc trước khi chứng minh được tính an toàn qua thử nghiệm lâm sàng. Sau đó là câu hỏi về tính hiệu quả của vaccine. Tháng trước, Pfizer và Moderna thông báo kết quả ban đầu cho thấy vaccine của họ có hiệu quả trên 90%, còn loại vaccine do đại học Oxford và AstraZeneca cho hiệu quả 70%.
Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người cai trị Vương quốc Dubai, tình nguyện tiêm vaccine Covid-19 của Trung Quốc hôm 3/11. Ảnh: Twitter/Mohammed bin Rashid Al Maktoum
Tới nay, chưa có loại vaccine nào của Trung Quốc công bố bất kỳ kết quả sơ bộ nào về tính hiệu quả, dù giám đốc điều hành các công ty nhiều lần nhấn mạnh sự an toàn của chúng, khẳng định không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận ở tình nguyện viên.
So sánh với Pfizer và Moderna, vaccine Trung Quốc có lợi thế là không cần bảo quản ở nhiệt độ trữ đông, giúp việc vận chuyển và phân phối dễ dàng hơn, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển thiếu năng lực bảo quản lạnh.
Kate O'Brien, giám đốc chương trình tiêm chủng và vaccine của WHO, so sánh việc phát triển vaccine giống như dựng trại trên đỉnh Everest. "Nhưng vận chuyển vaccine thế nào mới thực sự là leo lên tới đỉnh", bà phát biểu trong một cuộc họp báo hồi đầu tháng.
Vaccine của Pfizer và Moderna đều sử dụng các mảnh vật liệu di truyền gọi là RNA thông tin (mRNA) để thúc đẩy cơ thể tạo ra các mảnh tổng hợp của nCoV và kích thích phản ứng miễn dịch, loại công nghệ mới chưa được áp dụng trong các loại vaccine hiện hành.
Nhưng mRNA rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ phòng. Vaccine của Moderna phải được bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C, hoặc trữ lạnh trong tối đa 30 ngày. Còn vaccine của Pfizer phải được bảo quản ở nhiệt độ cực lạnh -75 độ C, và phải sử dụng trong vòng 5 ngày sau khi trữ lạnh ở nhiệt độ cao hơn.
Trong khi đó, vaccine của Sinopharm và Sinovac sử dụng công nghệ cũ, vốn đã chứng minh hiệu quả trong việc sản xuất các loại vaccine khác như cúm và bại liệt. Vaccine Covid-19 của hai hãng này sử dụng một loại virus bất hoạt toàn phần để thúc đẩy cơ thể phát triển khả năng miễn dịch và chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn 2-8 độ C. Vaccine của CanSino sử dụng một loại virus cảm lạnh thông thường có tên là adenovirus 5 để mang các mảnh di truyền của nCoV vào cơ thể, cũng chỉ yêu cầu giữ lạnh ở 2-8 độ C.
Tuy nhiên, cần phải duy trì nhiệt độ này trong suốt quá trình vận chuyển, từ khi rời cơ sở sản xuất tới kho bảo quản ở sân bay và cuối cùng là phân phối ra toàn cầu.
Cainiao, cánh tay hậu cần của tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, sẽ hỗ trợ phân phối vaccine Trung Quốc ngay khi chúng được triển khai. Cainiao cho hay đã chuẩn bị sẵn các phòng lạnh từ đầu tới cuối của quá trình vận chuyển.
Công ty là đối tác của sân bay quốc tế Bảo An Thâm Quyến, phi trường gần đây được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cấp chứng nhận về dịch vụ hậu cần dược phẩm. Họ sở hữu một chuỗi kho lạnh xây dựng năm 2019 để bảo quản thực phẩm và hàng hóa đông lạnh. Đầu năm nay, nó được chuyển đổi để lưu trữ bộ dụng cụ xét nghiệm nCoV và bây giờ là vaccine. Đơn vị quản lý sân bay cho hay họ muốn đưa Thâm Quyến trở thành "cơ sở phân phối vaccine Covid-19 toàn cầu".
Cainiao cũng hợp tác với Ethiopian Airlines, hãng hàng không sẽ vận chuyển vaccine của Trung Quốc tới khu vực Trung Đông và châu Phi. Từ khi đại dịch bùng phát, hãng này đã vận chuyển hơn 3.000 tấn vật tư từ Thâm Quyến tới châu Âu, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.
Nhưng Cainiao cũng đang tìm cách bổ sung thêm nhiều tuyến đường để mở rộng hướng tiếp cận trên toàn cầu, theo CEO Wan Lin.
"Tất nhiên, chúng tôi vẫn chưa chắc chắn về nhu cầu chính xác, nhưng vẫn xây dựng nguồn lực để sẵn sàng cho điều đó", Wan nói.
Các nước ASEAN ký MoU đảm bảo nguồn cung các mặt hàng y tế thiết yếu Theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, các bộ trưởng kinh tế ASEAN ký Bản ghi nhớ theo hình thức trực tuyến hôm 10/11 để tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu, xuất khẩu 152 mặt hàng y tế trong dịch COVID-19. Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit. (Nguồn: bangkokpost.com) Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, các nước thành viên ASEAN...