Xuất hiện video chép bài thi tốt nghiệp tại Hà Nội
Thí sinh chép bài thi của nhau nhưng giám thị không xử lý hoặc bỏ ra hành lang đứng nói chuyện với giám thị biên… Video được cho là quay một ngày sau khi đoàn Thanh tra đột xuất của Bộ tới kiểm tra và kết luận “coi thi nghiêm túc”.
Gần 10 ngày sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng xác nhận, có video tiêu cực thi tại THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội). Vi phạm ở điểm thi này là thí sinh cóp bài thi của nhau nhưng giám thị không xử lý hoặc bỏ ra hành lang đứng nói chuyện với giám thị biên…
“Sở GD&ĐT Hà Nội đã báo cáo với Bộ và xin ý kiến UBND thành phố về hình thức kỷ luật cán bộ, giáo viên liên quan. Hướng xử lý của Hà Nội rất nghiêm, đúng theo chỉ đạo của Bộ”, ông Bằng nói và cho hay Bộ chưa nhận được video tiêu cực nào khác ngoài vụ việc ở THPT Quang Trung.
Thanh tra Bộ GD&ĐT kiểm tra Hội đồng thi THPT Quang Trung sáng 3/6. Ảnh: Kiều Trinh.
Còn đại diện Sở GD&ĐT cho biết, vi phạm quy chế ghi lại ở trường Quang Trung vào ngày thi cuối (4/6). Trước đó một hôm, đoàn thanh tra của Bộ đã đến kiểm tra và kết luận tổ chức coi thi chặt chẽ, an toàn, nghiêm túc. Sau khi nhận video xuất hiện, Sở đã báo cáo, giải trình và người nào vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó.
“Các thầy cô ở đây đã nhận thức không đúng, nghĩ giản đơn, lơ là quy chế, trách nhiệm. Mặc dù vậy, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm để thầy cô đi làm thi lớp 10 sắp tới phải nghiêm túc, đồng thời là bài học kinh nghiệm cho kỳ thi tốt nghiệp năm sau”, vị này nói và cho hay, các hội đồng thi khác đều báo báo cáo là ổn định.
Năm nay, Hội đồng thi THPT Quang Trung có 23 phòng, 600 thí sinh làm bài thi dưới sự giám sát của 62 giám thị đến từ THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trúc Động, Trung tâm GDTX Thạch Thất và Phòng Giáo dục quận Hà Đông.
Video đang HOT
Vi phạm quy chế thi ở THPT Đồi Ngô năm 2012.
Trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2012, tại trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang), một học sinh đã dùng bút bi có chức năng quay video ghi lại hình ảnh giám thị ném bài vào phòng thi, thí sinh thoải mái trao đổi, chép “phao”… Các video sau đó được đưa lên mạng.
Thí sinh quay video sau đó được xác định là vi phạm quy chế thi khi đưa thiết bị có linh kiện điện, điện tử vào phòng. Tuy nhiên, sau khi luận công và tội, nhận định việc quay nhằm tố cáo gian lận trong thi cử nên Sở Giáo dục Bắc Giang quyết định không hủy kết quả thi của thí sinh.
Năm 2013, Bộ GD&ĐT bổ sung vào quy chế thi tốt nghiệp, cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi, không có chức năng phát trực tiếp vào phòng thi. Đây được xem là một kênh giám sát để kỳ thi nghiêm túc hơn.
Theo VNE
Chấm thanh tra sẽ khó khả thi?
Dự kiến trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, Bộ GD-ĐT sẽ chấm kiểm tra 5% (đối với thi tốt nghiệp) và 10% (đối với thi ĐH, CĐ) các bài thi môn tự luận để hạn chế tiêu cực trong 2 kỳ thi này
Sở dĩ có quy định này, theo Bộ GD-ĐT, vì công tác coi thi vẫn là một trong những khâu kém nhất. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, giám thị ở một số phòng chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau.
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012 tại một hội đồng thi ở Hà Nội
Nhiều bài thi bị chấm sai
Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, nói nhiều thí sinh mang tài liệu vào phòng thi để gian lận, dẫn đến nhiều thí sinh làm bài thi giống nhau, cả nội dung sai cũng giống nhau.
Cũng theo ông Khôi, Bộ GD-ĐT đã thành lập Hội đồng Chấm thẩm định để chấm thẩm định bài thi tự luận các môn toán, ngữ văn, lịch sử và địa lý của 16 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có kết quả thi tăng đột biến so với các năm trước và trùng lặp nhiều ở một mức điểm. Kết quả chấm thẩm định cho thấy một số cán bộ chấm thi không thực hiện đúng quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của bộ.
Vì vậy, có nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm hoặc bị cộng điểm sai. Một số lượng đáng kể các bài thi có kết quả công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của bộ, chủ yếu là điểm công bố cao hơn từ 1,0 điểm đến 2,0 điểm, cá biệt là 3,0 điểm và cao hơn so với đáp án và thang điểm của bộ. Những hạn chế trong công tác coi thi, chấm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo ông Khôi, đã cho thấy công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ.
Hậu quả của những thiếu sót, khuyết điểm kể trên là kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi, cũng như kết quả thi tốt nghiệp THPT của 16 tỉnh, thành có bài thi được chấm thẩm định của cả nước bị sai lệch, cao hơn thực chất.
Còn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, Hội đồng Chấm thẩm định bài thi tự luận của Bộ GD-ĐT đã chấm 1.405 bài thi môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý của một số trường. Kết quả cho thấy việc chấm thi của các trường có sai sót, chưa nghiêm túc, không chấm 2 vòng độc lập theo quy định, có biểu hiện đánh dấu bài.
10% là quá nhiều?
Giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra để chấn chỉnh khâu chấm thi trong các kỳ thi và tuyển sinh 2013 là tăng cường việc chấm thanh tra. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, bộ sẽ bổ sung quy định chấm kiểm tra tối thiểu 5% bài thi các môn tự luận, đồng thời tổ chức Hội đồng Chấm thẩm định bài thi tự luận độc lập với các tổ chấm thi theo đúng tiến độ chấm của Hội đồng Chấm thi nhằm tăng cường tính khách quan trong chấm thi tự luận.
Trong khi đó, ở kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc hội đồng tuyển sinh trường, ban chấm thanh tra có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn tự luận.
Ngay khi Bộ GD-ĐT đưa quy định này ra lấy ý kiến, nhiều chuyên gia đã có những phản hồi khác nhau. Ông Trần Quang Hoan, Trưởng Phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT Thái Bình, lo lắng kết quả chấm của hội đồng thẩm định là điểm chính thức của bài thi. Vì thế nên chăng việc chấm thanh tra được thực hiện ngay ở hội đồng thi để bảo đảm quyền lợi cho
thí sinh?
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, lại đặt vấn đề ai là người được tham gia tổ chấm thanh tra và quyền hạn của các thành viên tổ này đến đâu? Ông Vũ Đức Bình, Phó trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng phải quy định rõ về thành phần ban chấm thanh tra.
Theo quy định hiện nay, bài thi phải chấm 2 vòng độc lập nên rất khó tìm được người không tham gia chấm 2 vòng thi trước. Ngoài ra, ông Bình cũng đề nghị phải cân nhắc việc thành lập tổ chấm thanh tra vì chi phí cho việc này không nhỏ.
Nếu thực hiện việc chấm thanh tra sẽ tốn kém thêm chi phí nhưng vấn đề là có giải quyết được những tiêu cực trong khâu chấm thi?
Theo lao động
Tránh những nỗi lo không đáng có trong phòng thi Nhiều sĩ tử lo lắng đến mức hình dung giám thị hay bạn thi cùng phòng là "sát thủ", thấy là run. Hay có thí sinh chưa thi đã nản khi khư khư cho rằng thi khối C có nhiều tiêu cực... Đối mặt với kỳ thi quan trọng, sĩ tử khó tránh được những sự hồi hộp, lo lắng. Tuy nhiên, có...